[ad_1]

Tu dưỡng khẩu đức chính là dưỡng thành nên phúc khí của bản thân

Hãy cẩn trọng với lời nói của mình để những lời nói ra không trở thành những mũi dao sắc nhọn, làm tổn thương, đe dọa, coi thường hay đắc tội với người khác. Bởi đó chính là bạn đang làm mất đi phúc khi của bản thân mình mà không hay.

Có một điều rất đặc biệt, dù là ngôn ngữ của dân tộc nào, những từ ngữ mô tả cảm xúc tiêu cực cũng luôn nhiều hơn loại từ mô tả cảm xúc tích cực.

Trước đây có một tạp chí tiến hành nghiên cứu và phát hiện ra rằng, trong 7 từ chỉ cảm xúc cơ bản của con người thì có tới 6 từ là tiêu cực gồm: vui vẻ, sợ hãi, tức giận, buồn bã, chán ghét, xấu hổ và tội lỗi.

Ngày nay, xu hướng dùng những từ ngữ tiêu cực lại có phần nhiều hơn. Trong cuộc sống hàng ngày, chính bạn cũng đang dùng chúng một cách phổ biến mà không tự biết.

1. “Vô trách nhiệm”

Những ai từng bị cha mẹ mắng là “Đồ vô trách nhiệm” có thể cảm nhận được những tổn thương sâu sắc của từ này. Thực tế, trong cuộc sống, bạn không nên tùy tiện sử dụng từ này để tránh những tác hại không mong muốn, trừ phi bạn có lý lẽ, chứng cứ rõ ràng. Nếu chỉ muốn dùng nó để uy hiếp đối phương, trút giận thì bạn hãy nên suy nghĩ lại.

2. “Xấu xa”

“Xấu xa” là một lời đánh giá rất nặng nề và có phần thiên kiến. Con người luôn có cả hai phần tốt và xấu đan cài. Việc bạn chỉ nhìn ra điểm xấu của người khác cũng chính là một loại công kích có mục đích. Người ta nói: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” (con người sinh ra vốn tính thiện). Đánh giá một đứa trẻ là “xấu xa” có thể khiến tâm lý của chúng bị tổn thương nặng nề.

3. “Cảm thấy xấu hổ”

“Tôi cảm thấy xấu hổ thay cho bạn”. Bất cứ ai bị người khác nói những lời này, quả thực đều sẽ cảm thấy rất xấu hổ. Có thể người đó mắc lỗi, làm điều sai trái nào đó nhưng bạn hãy vị tha, bao dung họ. Hãy nghĩ lại xem, liệu có thể sử dụng từ ngữ nào khác tốt hơn, đủ để họ nhận ra sai lầm mà không làm tổn thương tới họ hay không.

4. “Gây trở ngại”

“Bạn gây trở ngại cho công việc của tôi rồi đó”. Cách nói này cũng làm tổn thương rất lớn tới lòng tự trọng của người khác, sẽ khiến đối phương tự cảm thấy mình trở nên vô dụng. Nếu bạn không có ý đó, hãy thay đổi cách nói khác.

5. “Vô dụng”

Đại đa số nhân viên nghe thấy từ này đều cảm thấy rất sợ hãi nhưng đây là từ các ông chủ thường thích dùng nhất. Mặc dù có thể ý của họ là muốn nhân viên nỗ lực hơn nữa để đạt tới kỳ vọng. Nhưng trên thực tế, những lời nói này ít khi mang đến hiệu quả tích cực.

Nếu ý của bạn là người nào đó làm việc không cố gắng, hãy chỉ nên nói là họ không cố gắng. Nếu ý của bạn là người nào đó làm việc năng suất, thì nói là họ làm việc không năng suất. Nếu nói người nào đó vô dụng, bạn chính là đang chê bai ai đó và tự đề cao bản thân.

6. “Thất vọng”

“Tôi hoàn toàn thất vọng về bạn!”, nghe có vẻ rất khó chịu phải không? Bạn nên nói như thế này có lẽ sẽ tốt hơn: “Tôi cảm thấy thất vọng về hành động này của bạn”.

Điều này có nghĩa là bạn đang bày tỏ thái độ không hài lòng về một sự việc hay một hành vi nào đó, nhưng vẫn có sự tôn trọng đối với người nghe. Hoặc có thể sử dụng cách nói uyển chuyển nhẹ nhàng hơn: “Được rồi, lần sau hãy dùng cách khác thử xem sao”.

7. “Không cần”

Đôi khi từ này có tác dụng rất hữu ích, nhưng thường xuyên sử dụng sẽ làm cho người ta cảm thấy khó chịu. Hãy tập trung vào việc khuyến khích đối phương làm việc mà bạn muốn họ làm, hiệu quả thường sẽ tốt hơn.

8. “Sai rồi”

Có những lúc, một sự việc rõ ràng là sai rồi, nhưng thường xuyên nói người khác sai hoặc nói người ta sai một cách có chủ ý, có thể sẽ khơi mào mâu thuẫn. Bởi câu nói đó gợi cho người khác cảm giác chỉ có bạn mới là người hiểu biết, còn họ toàn là người không biết gì.

9. “Tuyệt đối không”

Dùng những từ ngữ mang tính tuyệt đối như “vĩnh viễn”, “tuyệt đối không”, là cách để bày tỏ cảm xúc mạnh mẽ của bạn về một sự việc nào đó. Nhưng trên đời này mọi việc thường trắng đen lẫn lộn, bạn khó có thể phân biệt ra ngay. Cho nên bạn không nên dùng những từ này trừ trường hợp muốn “dọa nạt” hay làm “tổn thương” ai đó.

10. “Nực cười”

Nếu cho rằng ý tưởng hoặc ý kiến của một người nào đó rất nực cười, chính là bạn đang nói: “Ý tưởng của bạn thật là nát quá, thậm chí cũng không cần xem xét nữa”. Như vậy bạn sẽ khiến cho đối phương cảm thấy ngượng ngùng, không biết bước tiếp theo sẽ phải hành xử ra sao.

11. “Tôi hận”

Từ này có tác dụng rất mãnh liệt. Trên thực tế đại đa số mọi người đều không thực sự muốn truyền đạt ý định “thù hận” tới đối phương. Nhưng để thể hiện thái độ dứt khoát, mạnh mẽ, để khiến đối phương phải day dứt, họ vẫn thường nói ra điều đó.

Ở Mỹ có một bộ phim rất nổi tiếng tên là “Xóa bỏ thù hận”. Bộ phim là câu chuyện kể về một cựu thành viên nhóm đầu trọc vì không được xã hội chấp nhận (do nạn phân biệt chủng tộc) nên đã hạ quyết tâm sẽ xóa bỏ mọi hình xăm trên mặt mình bằng mọi cách.

Nhân vật chính trong bộ phim này cho rằng, hình xăm làm người ta cảm thấy ác cảm, và ấn tượng sâu sắc nhất chính là một hình xăm chữ H-A-T-E (nghĩa là ghét bỏ, thù hận) trên đốt ngón tay.

***

Theo quan niệm của Phật gia, “khẩu nghiệp” chính là những lời nói bất hảo, ác ý nhắm vào người khác, sẽ gây tổn hại đến phúc khí, phúc báo, vận mệnh của người nói. Đó cũng là một trong những tội lỗi phổ biến nhất mà con người thường mắc phải bởi có rất nhiều người nói năng không cẩn thận.

Vì vậy, để tránh vướng phải “khẩu nghiệp” ấy, bạn nên tu dưỡng tâm tính của mình thật tốt. Và hãy nhớ rằng:

Đừng nên đánh giá ai đó là tốt hay xấu, bởi mỗi người có một cuộc đời, một cách sống khác nhau.

Đừng nên làm tổn thương người khác, bởi sẽ có lúc chính bạn lại là người chịu thương tổn. Hãy bao dung tất cả.

Người xưa nói: “Miệng có thể nói lời đẹp như hoa hồng, miệng cũng có thể nói lời độc như gai ma vương.” Tu dưỡng khẩu đức chính là tu dưỡng nên trường năng lượng tốt đẹp cho mình, cũng tức là dưỡng thành nên phúc khí của bản thân. Được như thế thì chẳng sợ gì không có hạnh phúc và may mắn vậy!

Xem thêm

[ad_2]