[ad_1]

“Người mẹ vĩ đại mang tên bà Ngoại” là bức tâm thư nói lên tiếng lòng của những người phụ nữ sau sinh đối với sự chăm sóc, yêu thương của mẹ ruột mình.

Câu chuyện “Người mẹ vĩ đại mang tên bà Ngoại”

Một em bé đến với cuộc đời này sẽ mở ra nhiều khoảnh khắc hạnh phúc, thậm chí là “chiếm sóng” của người mẹ. Không hề ngoa khi nói rằng em bé là trung tâm của mọi sự chú ý, một sinh vật đáng yêu bé bỏng, mỗi cữ động đều khiến cả thế giới quanh nó phát sốt.

Trong khi con mắt của thế giới đang hướng về đứa bé vừa chào đời thì mẹ của người mẹ ấy chỉ thấy con gái mình vừa trở thành mẹ. Bà sẽ dừng lại một nhịp để tạm thời gánh vác vai trò mẹ, thay vì vai trò bà. Bởi đây là lúc con gái bà cần được chăm sóc hơn lúc nào hết. Hình ảnh người mẹ chăm sóc con gái mới sinh và những dòng tâm sự đi kèm đã khiến nhiều người xúc động. Bởi họ là mẹ và cũng là con của những người mẹ. Dòng tâm sự được cho là của cô con gái có đoạn như sau:

“Sau sinh, mẹ tôi chăm tôi còn kỹ hơn tôi chăm con mình. Ừ thì sẽ có người bảo rằng sao bà không chăm cháu tận tụy như chăm con gái, nhưng mẹ tôi biết rằng vai trò của bà ngoại có thể hoãn lại được một chút, bởi vì cô con gái bà hết mực yêu thương đang khóc với bộ ngực đau nhức.

Tôi vừa sinh con và mẹ tôi đã lên chức bà ngoại. Bà ngoại giặt quần áo bẩn, quét nhà để con gái đi lại không bẩn chân. Bà ngoại không ngại ngùng giặt tay những tấm lót sữa, cũng như những chiếc quần khổng lồ dính đầy sản dịch của bà đẻ. Bà ngoại đã từng bỡ ngỡ khi sinh con, nên bà hiểu rằng lúc này mẹ cần giúp đỡ hơn lúc nào hết. Bởi vì bà hiểu,  hơn ai hết làm mẹ là công việc khó khăn biết nhường nào và họ mong manh ra sao trong khoảnh khắc bắt đầu làm mẹ. Nhưng vì bất kỳ người phụ nữ nào cũng đều làm như thế nên cả xã hội coi đó là việc rất bình thường”.

Nguoi-me-vi-dai-mang-ten-ba-Ngoai-cau-chuyen-nhan-van-xuc-dong-3

Làm mẹ là khi mệt mỏi vất vả cũng phải thức dậy với nụ cười trên môi. Là tất tả chuẩn bị bữa cơm tối đầy đủ để chờ chồng về ăn cùng, dù phải bù đầu với đứa con đỏ hỏn. “Người mẹ vĩ đại của mẹ” không ngơi tay trong im lặng và sẵn lòng làm mọi thứ để con gái có thời gian nghỉ ngơi. Trong mọi lo toan của con, mẹ của mẹ đều nhớ về chính mình. Bà cũng đã từng tất tả lo toan, cũng từng sợ hãi vì trầm cảm, cũng gắng sức chu toàn mọi thứ chỉ ngay khi vừa mới sinh con…. Nhưng người mẹ biết rằng mình không đơn độc, bởi bên cạnh đã có bà ngoại. Dù cô đã sinh con, sau này lên chức bà đi nữa thì cô vẫn là con gái của mẹ mình. Chỉ có mẹ chăm con gái ở cữ là hợp lý nhất, không phải sao?

Quảng cáo

Cô con gái đã thể hiện lòng biết ơn với người mẹ vĩ đại của mình: “Trong sự yên tĩnh của buổi sáng, bà ngoại nghĩ không biết khi nào con gái mới thức giấc, liệu con gái có mệt mỏi khi phải thức 2 giờ mỗi cữ bú của bé con. Rồi bà ngoại nghĩ đến việc ra chợ mua vài thứ, làm một bát canh cho con gái bớt căng thẳng, sẵn mua thêm cúc áo đơm vào chiếc áo ngực để việc cho con bú dễ dàng hơn.

Mẹ tôi nghĩ ngợi về điều đó cả ngày, đôi khi tôi nghĩ rằng mẹ là một nhà tiên tri bởi bà biết điều gì sẽ xảy ra với con gái mình. Tôi không biết sau này khi con tôi lớn lên, tôi có thể trở thành một người thông thái như mẹ không.

Nguoi-me-vi-dai-mang-ten-ba-Ngoai-cau-chuyen-nhan-van-xuc-dong-2

Mỗi bà mẹ mới sinh đều cần sự chăm sóc của một người phụ nữ khác, người hiểu khoảnh khắc này mong manh như thế nào, sự hiểu biết mà chỉ một người mẹ mới có thể có. Và bằng tất cả sự rộng lượng và nhẫn nại, người mẹ ấy mới đem lại cảm giác bình an và được chu toàn.

Mỗi người mẹ đều là cô con gái nhỏ bé của mẹ mình. Và người ở cạnh người mẹ mới sinh cũng nên là mẹ của mình”.

Bài tâm sự này đã nhận được rất nhiều sự đồng cảm và chia sẻ của những người phụ nữ đã trải qua thời gian ở cữ khó khăn, có sự đồng hành của mẹ ruột mình. Chẳng thế mà khi sinh con, ai cũng muốn ở với mẹ, để được mẹ chăm sóc, lo từ miếng ăn giấc ngủ, để được nũng nịu, được một lần nữa trở thành cô con gái bé bỏng của mẹ.

Xem thêm: Bố mẹ nên hành xử ra làm sao để tạo nên 1 đứa trẻ hạnh phúc?

[ad_2]