[ad_1]

Người xưa nói: “Thọ tắc đa nhục

Câu nói này xuất phát từ Trang Tử kể về câu chuyện của Hoàng đế Nghiêu khi ông đi kiểm tra thái ấp của Hoa Phong. Người dân ở địa Hoa Phong không thể hiểu tại sao Hoàng đế lại từ chối những điều ước mà hầu như tất cả mọi người trên thế giới này đều muốn đạt được.

Trong “Trang Tử” có viết: “Đa nam tử tắc đa cụ, phú tắc đã sự, thọ tắc đa nhục”. Trong khi tất cả mọi người đều cho rằng nhiều con trai, nhiều của cải, sống càng lâu càng tốt là phúc khí của một người, thì Trang Tử lại cho rằng tất cả đều đại diện cho “bất hạnh”.

Bởi lẽ nhiều con trai, ắt phải lo nhiều chuyện; nhiều của cải thị phi cũng nhiều; sống quá thọ cũng chưa chắc đã phải chuyện hay, chẳng hạn như việc những người già suốt ngày phải nằm liệt giường, không thể động đậy, không lẽ sống như vậy là rất hạnh phúc ư?

Có thể nói, con người ta, không nhất thiết phải theo đuổi trường sinh bất lão hay của cải chất đầy, nắm bắt những điểm này ở mức độ thích hợp, vậy là đủ rồi.

Chúng ta chủ yếu nói đến câu: “Thọ tắc đa nhục”. Nghĩa đen là những người sống quá lâu sẽ phải chịu những xúc phạm tủi nhục nhất định, mặc dù nghe quá đơn giản nhưng nó chứa đựng một số triết lý.

Người xưa nói: “Thọ tắc đa nhục" tại sao lại như vậy?
Ảnh: Internet

Nhìn lại lịch sử, mọi thứ đã từng xảy ra đều xác minh câu nói này. Một khi con người già đi, không chỉ từ ngoại hình mà cả trạng thái cơ thể, cơ bắp co rút, vận động chậm hơn nhiều so với thời trẻ, vận động với cường độ lớn nhẹ cũng dễ làm tổn thương cơ và xương.

Đây quả thực là một trạng thái tự nhiên mà con người không thể cưỡng lại được khi về già “ốm yếu, bệnh tật” là câu nói mô tả sinh động về người già, khi cơ thể người già yếu đi thì bệnh tật sẽ kéo theo.

Khi người già ốm đau, họ mất khả năng tự chăm sóc và cần người khác chăm sóc. Nhưng ai ngoài bản thân có thể hiểu hết được suy nghĩ của chính mình? Vì vậy, nó luôn là một hiện tượng không thể thay đổi, và nó cũng là một loại nỗi buồn của người già.

Nhưng nếu bạn có khả năng tự chăm sóc bản thân, ai sẵn sàng để người khác phục vụ mình? Nó có thể không được chăm sóc tốt, và rất dễ gây ra những chuyện không vừa ý. Nhưng thời gian là một cơn gió tàn nhẫn, con người dù có bảo vệ mình tốt đến đâu cũng không thể thoát khỏi sự tấn công của thời gian.

Bên cạnh sự suy giảm của các chức năng thể chất, còn có trí tuệ và ý thức của người cao tuổi. Khi người cao tuổi, trí nhớ sẽ suy giảm và tốc độ tư duy cũng chậm lại. Một số người cao tuổi dễ mắc bệnh Alzheimer hay còn gọi là chứng sa sút trí tuệ.

Đối với người già mắc bệnh này, con trẻ dù đứng trước mặt cũng không nhận ra, thậm chí có khi đánh mất mình. Bởi vì một số đoạn bộ nhớ của họ bị lãng quên có chọn lọc, bản thân chúng là một nguy cơ bảo mật lớn. Không chỉ những người già bình thường đó, ngay cả Tổng thống Mỹ Ronald Reagan sáng chói một thời cũng mắc bệnh Alzheimer trong những năm cuối đời và tình trạng của ông rất đáng lo ngại.

Nhưng cũng không có gì là tuyệt đối, cũng không có nghĩa là người tuổi thọ cao sẽ bị sỉ nhục. Cũng có rất nhiều người cao tuổi, biết tận hưởng niềm vui bên gia đình và sống có phong cách. Những đứa trẻ xung quanh tôi rất hiếu thảo, cơ thể họ cũng rất khỏe mạnh, thỉnh thoảng họ có thể tìm được niềm vui cho bản thân, có rất nhiều ví dụ tích cực về điều này. Trang Tử không thể hiện sự bối rối về tuổi thọ bằng cách mô tả câu chuyện về Hoàng đế Nghiêu.

Người xưa nói: “Thọ tắc đa nhục" tại sao lại như vậy?
Ảnh: Sohu

Nếu Hoàng đế Nghiêu chấp nhận sự khen ngợi không giới hạn từ người dân của mình, ông ấy có thể bị đánh lừa bởi lời khen ngợi. Ý tưởng cốt lõi của Trang Tử được thể hiện trong “Tiêu diêu du”, con người sống tự do trong thế giới, và để mọi thứ tự nhiên là tốt nhất, đây là triết lý của Đạo giáo để lại cho thế giới.

Thế nào bản chất gốc của tự nhiên? Chúng ta có thể thông qua hình tượng gốc cây để hiểu điều này. Cái gọi là bản chất tự nhiên, chính là bản chất gốc của con người giữ cuộc đời này, và đó chính là cái “tâm” của mỗi người.

Cây có thể phát triển cao chót vót, đó là bởi rễ của nó thâm sâu cố đế; sự trưởng thành của một nhà thông thái, bắt nguồn từ nội tâm đơn thuần và giản dị của anh ta.

Khi một người có quá nhiều ham muốn, chấp niệm quá nặng, luôn theo đuổi những thứ không thực tế, họ sẽ càng xa rời cái tự nhiên giản dị, mắc kẹt trong vũng lầy của lòng tham và tội lỗi, không bao giờ có thể thoát ra được.

Vì sao những người càng muốn sống lâu thì tuổi thọ càng ngắn? Vì sao những người càng muốn kiếm được nhiều tiền nhanh chóng lại càng nghèo? Thậm chí có người còn đi tới mức cực đoan, bất chấp cả những chuẩn mực đạo đức của xã hội chỉ để có được thứ mình mong muốn?

Nói một sự thật qua một ví dụ, cho dù bạn làm gì, bạn phải có giới hạn nhất định, và đừng đi đến một điểm đặc biệt quá khích. Thái cực của vạn vật sẽ đảo ngược, đây là chân lý áp dụng cho vạn vật giữa trời và đất.

Ngoài ra, nhà triết học hiện đại Phùng Hữu Lan cũng cho rằng bốn cõi sống được chia thành: cõi thiên nhiên, cõi hữu ích, cõi đạo đức và cõi trời đất. Phúc của người Hoa Phong thuộc về cảnh giới thực dụng trong bốn cảnh giới này, và Hoàng đế Nghiêu, như một vị thánh, làm sao lại có thể ở trong một cảnh giới đơn giản như vậy.

Vua Nghiêu là hình tượng của hoàng đế phù hợp với sự theo đuổi của Nho giáo, và tự nhiên sẽ chú trọng nhiều hơn trong lĩnh vực đạo đức. Hơn nữa hoàn toàn không thể khống chế loại chuyện này, ý nghĩa cũng rất rõ ràng sự thật như vậy.

Là một đại diện của Đạo giáo, Trang Tử theo đuổi cảnh giới của trời đất, không cần cố ý xu nịnh và theo đuổi những ham muốn vật chất trên thực tế. Hạnh phúc tồn tại trên đời sẽ đến một cách tự nhiên, còn điều gì gượng ép thì không bao giờ là hạnh phúc.

Giống như Đạo giáo, theo đuổi sự thỏa mãn tinh thần và mở rộng cuộc sống của mình theo chiều rộng và chiều sâu là điều ý nghĩa nhất của sinh mệnh. Nếu bạn sống như một xác chết biết đi hàng ngàn năm, điều đó là vô ích, và sống là một sự sỉ nhục. Đó là một sự xúc phạm đối với chính mình và một sự xúc phạm đối với người khác.

Vì vậy, cho dù là trường thọ, nhiều con, giàu sang, nếu một người chỉ theo đuổi loại chuyện này trong đời, thì trong đời chắc chắn sẽ không thể chịu đựng được áp lực. Từ góc độ này, việc Hoàng đế Nghiêu từ chối lời chúc phúc của người Hoa Phong là điều dễ hiểu. Bằng cách chấp nhận mọi thứ mà thời gian và số phận mang lại, chúng ta có thể tách rời trời đất, sống tự do, dễ dàng như những đạo sĩ, và có thể an nhiên hưởng thụ những năm tháng cuộc đời.

Từ Thanh biên dịch
Theo Sohu

Xem thêm

[ad_2]