[ad_1]

“Lên núi đừng đuổi theo thỏ, xuống núi đừng bắt gà lôi” là câu nói của người xưa chứa đựng bí quyết thành công trong cuộc sống.

Câu nói “Lên núi đừng đuổi theo thỏ, xuống núi đừng bắt gà lôi” mang hàm ý gì?

Câu nói “Lên núi đừng đuổi theo thỏ, xuống núi đừng bắt gà lôi” nghe qua nhiều người sẽ thắc mắc, gà và thỏ đều là những con vật ngoan ngoãn, không hại người, tại sao thấy thỏ núi và gà lôi lại không nên đuổi bắt?

Thực tế, câu nói này của người xưa lại ẩn chứa bí quyết thành công, nếu nắm bắt được cuộc sống ắt dễ thuận lợi và dễ dàng hơn. Bí quyết thành công ở đây là bạn phải biết điểm dừng lại, không nên lao xuống quá đà. Bởi một quyết định dẫn tới tai học không được coi là một quyết định mà là một suy nghĩ thiếu cẩn trọng. Nên hãy thể hiện lòng dũng cảm một cách khôn ngoan và tỉnh táo.

Để hiểu rõ hơn về câu nói này, hãy tìm hiểu nó dưới góc nhìn khoa học:

Lên núi đừng đuổi theo thỏ

Sự phân bố của thỏ ở rừng rất rộng, ngoài sự phân bố rộng thì khả năng sinh sản của thỏ cũng tương đối khá. Nếu ai đã từng nuôi thỏ sẽ biết, ban đầu chỉ có vài con nhưng nuôi một thời gian sẽ thành một lứa cả chục con. Không chỉ sống ở rừng mà nơi thỏ có thể sống rất rộng, có thể là cánh đồng, bụi rậm, đồng cỏ, ngay cả ở một số công viên cũng có sự xuất hiện của chúng.

Len-nui-dung-duoi-theo-tho-xuong-nui-dung-bat-ga-loi-2

Tốc độ chạy của thỏ cực kỳ nhanh, hầu hết thỏ rừng có thể chạy với tốc độ 40km/h. Đồng thời, do cấu tạo sinh lý đặc biệt là chi sau dài và chi trước ngắn nên chi sau của thỏ rất mạnh mẽ và nhanh, chúng thường sử dụng các chi sau để tung lên khi chạy trốn.

Vì thế, con người khó mà đuổi kịp thở khi ở trên mặt đất bằng phẳng, nếu ở trên địa hình núi dựa vào sức mạnh của chi sau thỏ thậm chí còn bỏ người bắt lại ở phía sau rất xa.

Xuống núi không bắt gà lôi

Quảng cáo

Gà lôi ở đây không chỉ gà nuôi ở nhà mà là loại gà được thả khắp nơi. Giống như thỏ rừng, gà lôi có khả năng thích nghi, khả năng sinh sản cao và lớn hơn nhiều so với hầu hết các loài chim. Điều này khiến chúng trở thành mục tiêu săn bắt chính của nhiều người.

Vậy tại sao khi xuống núi không nên bắt gà lôi? Chỉ có một lý do là muốn đuổi kịp để bắt được gà lôi là chuyện vô cùng khó. Tốc độ chạy của gà lôi thực tế rất nhanh, do kiếm ăn ở ngoài quanh năm nên chúng nhạy bén và lanh lẹ hơn rất nhiều so với gà nhà. Khi gặp người chúng liền nhanh chóng tẩu thoát. Ngoài ra gà lôi được coi là tiến hóa từ loài chim, nên dù không có khả năng bay như chim chúng vẫn có thể lướt nhẹ trong một khoảng cách nhất định bằng cách vỗ cánh.

Len-nui-dung-duoi-theo-tho-xuong-nui-dung-bat-ga-loi-4

Khi gà lôi xuống núi nhờ lợi thế về độ dốc chúng có thể vỗ cánh bay rất xa. Vì thế, không nên rượt đuổi gà lôi khi xuống núi, nếu không cẩn thận bạn có thể lao thẳng người xuống dốc núi rất nguy hiểm.

Thế nhưng, trên thực tế nếu bạn có thể lực tốt cùng với sự chuẩn bị tốt về dụng cụ, hiểu về cấu tạo, đặc điểm của từng loài thì bạn hoàn toàn có thể bắt chúng một cách dễ dàng. Như thỏ núi, nếu bạn đuổi theo nó xuống núi thì do cấu tạo sinh lý của thỏ và chi trước ngắn khiến chúng dễ bị ngã.

Len-nui-dung-duoi-theo-tho-xuong-nui-dung-bat-ga-loi-3

Ở mức độ sâu hơn, câu nói “Lên núi đừng đuổi theo thỏ, xuống núi đừng bắt gà lôi” khuyên chúng ta phải biết nắm bắt quy luật khách quan khi làm bất cứ việc gì để có thể đạt được kết quả tốt hơn so với sự nỗ lực vô ích.

Trong cuộc sống, đôi khi bạn phải đưa ra những quyết định về vấn đề một vấn đề khó khăn và không chắc chắn. Trong hoàn cảnh đó muốn thành công bạn cần liều lĩnh dấn thân, nỗ lực hết mình cùng với lòng dũng cảm không từ bỏ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc “liều mạng”. Bí quyết thành công là ở chỗ bạn phải biết điểm dừng lại và không nên “lao xuống” quá đà. Hãy thể hiện lòng dũng cảm một cách khôn ngoan và tỉnh táo, đấy mới là cách làm của người thông minh!

Xem thêm: Trang Tử nói: Sức mạnh thực sự của một người bắt đầu từ sự cô độc

[ad_2]