[ad_1]
Cổ nhân dặn tiếng ồn ở đây không phải nói về sự cãi vã hay buồn tẻ, mà nói đến sự sống động, sung túc, sinh cơ. Một gia đình hạnh phúc, nhất định phải có âm thanh và tiếng ồn. Nếu không khí trong gia đình quá trầm mặc, tịch mịch thì sẽ thiếu sinh khí, niềm vui.
Cổ nhân dặn: Trong nhà phải có tiếng cười nói của con trẻ
Có một câu hát như thế này: “Thời gian trôi đi đâu mất rồi? Vẫn chưa tận hưởng trọn vẹn tuổi trẻ mà đã già rồi, sinh con nuôi con vất vả cả một đời, trong đầu não đều là tiếng con khóc, con cười”.
Rất nhiều người già hiện nay đang loay hoay với câu hỏi: “Liệu có cần trông coi cháu không?”. Bởi suy cho cùng, sức khỏe có giới hạn, kiến thức so với thời gian cũng có phần lạc hậu. Nên về phương diện chăm sóc và giáo dục cháu thì quả thực là “lực bất tòng tâm”. Nhưng con cái đều bận việc, ông bà không giúp một tay thì lại không đành lòng. Nhưng cũng có một số người cao tuổi, việc được “bận rộn” bên con cháu là niềm vui, niềm an ủi của tuổi già.
Từ xưa đến nay, lời chúc tốt đẹp nhất dành cho những người cao tuổi chính là: “Chúc ông bà sống lâu trăm tuổi, con cháu đầy đàn”. Ý rằng, con cháu là phúc đức, là món quà quý mà trời cao ban tặng và cũng là nguồn hy vọng của gia đình, gia tộc.
Nếu một gia đình lâu ngày không có tiếng cười nói của trẻ con thì người cao tuổi trong nhà sẽ cảm thấy thiếu vắng. Âm thanh ầm ĩ từ tiếng cười nói, thực chất là nguồn vui, là sự kỳ vọng vào tương lai. Bởi trẻ nhỏ không chỉ đơn thuần là tiếp nối huyết tấm, mà mỗi đứa trẻ sinh ra đều được ông bà, cha mẹ, người thân gửi gắm vào một tương lai tươi sáng.
Cổ nhân dặn: Trong nhà phải có tiếng càm ràm của người vợ
Vợ chồng sống với nhau dù hòa thuận đến mấy cũng không tránh khỏi những lúc bất đồng ý kiến. Thông thường, khi vợ chồng xảy ra mâu thuẫn, người đàn ông sẽ chọn cách im lặng, còn người vợ lại thường xuyên càm ràm, phàn nàn.
Người xưa có câu: “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Hay một nhà tư vấn tình yêu cũng từng chia sẻ: “Những lời khó nghe, chỉ những người yêu và thật lòng muốn tốt cho bạn mới nói ra. Còn đối với những lời đường mật, bạn hãy cảnh giác bởi đó có thể làm cạm bẫy”.
Trong gia đình, cuộc sống vợ chồng với nhau, đôi khi người vợ càm ràm với chồng một chút cũng là một điều tốt. Càm ràm của người vợ thể hiện sự quan tâm và nâng niu tình cảm gia đình, khát vọng xây dựng nên một mái ấm hạnh phúc. Đó là tình yêu đích thực. Ngược lại, một người vợ nếu luôn thờ ơ, lạnh nhạt với chính gia đình mình thì cô ấy sẽ không thèm nói một lời. Sự im lặng, lạnh lùng với nhau còn đáng sợ hơn những tiếng càm ràm hàng ngày, phải không?
Đến một độ tuổi nào đó, khi bạn hiểu và biết cách trân quý những lời lẽ càm ràm của vợ, thì những âm thanh ấy sẽ trở nên đáng yêu và mềm mại đến bất ngờ.
Cổ nhân dặn: Trong nhà không thể thiếu tiếng đọc sách của trẻ
Đọc sách không chỉ đơn thuần là tăng kiến thức, nó còn có thể cải biến vận mệnh cuộc đời con trẻ, thậm chí có thể thay đổi vận mệnh của cả gia đình. Trong nhà thường xuyên nghe thấy tiếng trẻ đọc sách, điều đó nói lên gia đình đó này rất coi trọng giáo dục. Trong gia đình, trẻ nhỏ yêu thích học tập, thường xuyên đọc sách, vậy nhà này ắt sẽ hưng vượng.
Người xưa nói: “Con cái là lộc Trời cho, là sợi dây gắn kết của gia đình, là huyết mạch truyền thừa và cũng là niềm hy vọng cho tương lai”. Quả thật không bao giờ sai!
Tại Trung Hoa, có gia tộc Bùi Thị được truyền thừa hơn 2000 năm, vô cùng hiếm có. Tương truyền, trong gia phả của dòng họ Bùi có 59 vị tể tướng, 59 tướng quân và có khoảng 1000 người nổi tiếng trong lịch sử, làm quan thất phẩm trở lên cũng có hơn 3000 người. Đặc biệt là trong dòng tộc có một quy định: Người không thi đậu tú tài không được vào nhà thờ tổ tiên.
Bùi gia từ trên xuống dưới, bất kể là già hay trẻ, tay đều không rời quyển sách. Có ghi chép lại rằng, Tể tướng Bùi Viêm thời Võ Tắc Thiên, lúc đọc sách tại Hoàng Văn quán, mỗi khi có ngày nghỉ những bạn học khác đều ra ngoài vui chơi, duy chỉ có mình ông vẫn kiên trì ở lại miệt mài đọc sách. Triều đình tìm người hiền đức, tiến cử ông làm quan nhưng lại bị ông từ chối. Bùi Viêm lấy lý do là sách đọc chưa xong nên không thể làm quan. Cứ vậy, ông chăm chỉ học hành 10 năm, về sau tự mình thi đậu khoa cử vào triều làm quan.
Hay danh tướng Bùi Hữu thời Đường Tuyên Tông, thuở nhỏ cùng hai người anh em đi học. Ban ngày bàn luận kinh sách, ban đêm nghiên cứu thơ phú, nhiều năm không ra khỏi nhà. Về sau, cả ba anh em đều thi đỗ tiến sĩ, làm rạng danh gia đình.
Thế nên, cổ nhân dặn trong nhà có 3 tiếng ồn này gia đình mới hưng thịnh, con cháu mới có phúc khí, thành tài. Cũng chính vì điều này, tục ngữ dân gian mới có câu: “Nhà không có tiếng ồn thì không phải là nhà, nhà không có tiếng ồn cũng khó mà phú quý”.
Xem thêm: Muốn vận mệnh “lên hương” có 3 việc cần phải bớt: Bớt so đo, bớt chỉ đạo, bớt tranh luận
[ad_2]