[ad_1]

Nhịp đập Thị trường 07/04: Bão giảm giá lại nổi lên, cổ phiếu ngân hàng cũng đỏ hàng loạt

Diễn biến tưởng chừng khởi sắc hơn vào đầu phiên chiều, nhưng hóa ra không phải như vậy. chỉ số VN-Index lại tiếp tục rơi, giảm tới hơn 20 điểm vào cuối ngày, đỏ quạch cùng nhiều chỉ số sàn chầu Á khác. chỉ số nhóm VN30 cũng giảm hơn 15 điểm vào cuối ngày. Ngay cả cổ phiếu ngân hàng cũng quay qua giảm đồng loạt. Tuy nhiên cổ phiếu ngành phân bón lại bất ngờ được sđẩy thốc.

Sàn HOSE  cuối ngày hôm nay có đến hơn 290 cổ phiếu giảm giá, tức hơn 70% số cổ phiếu giảm giá. Sắc đỏ bao trùm trên gần hết nhóm ngành, kể cả ngân hàng. Tuy nhiên cổ phiếu nhóm hóa chất phân bón, săm lốp hay hàng điện – điện tử lại tăng ngược dòng. 1 số mã lớn có ĐHCĐ sáng và chiều nay như ACB, FPT cũng có kết quả tạm coi tích cực vào cuối ngày.

Nhóm ngân hàng quay qua giảm hàng loạt, chỉ còn 5 mã tăng giá trên cả 3 sàn, so với 18 mã giảm giá. VCB giảm gần 2% cuối ngày hôm nay (cổ phiếu này vốn đã giảm từ ban sáng), hàng loạt mã lớn khác như BID, CTG, TCB… cũng giảm hơn 1%, thậm chí hơn 3% có SHB hay KLB. Chỉ có ACB, MBB, MSB là được coi còn duy trì vị thế tích cực suốt cả ngày.

Nhóm BĐS nhà ở lại rơi mạnh trong phiên chiều, với nhiều cổ phiếu tên tuổi giảm hơn 4-5%, thậm chí hơn (ở các mã nhỏ). Mức giảm bình quân nhóm này (cổ phiếu trên cả 3 sàn) trên 3%. Nhiều tên tuổi tưởng có tín hiệu hồi cuối phiên sáng, đến cuối phiên chiều lại giảm mạnh hơn, như CEO, DIG, DXG, DXS, AGG, CRE, HDG, NLG, SJS, SCR… tuy nhiên QCG, LDG hay KDH, HTN… vẫn giữ được sắc xanh, hoặc tăng mạnh hơn 5% như KSF hay C21, kể cũng lạ.

Dù giảm giá trong ban sáng, nhưng cổ phiếu nhóm ngành phân bón lại tỏa sáng trong cuối phiên chiều, với nhiều mã tăng giá tích cực như DCM, DPM, SFG, NFC, BFC… có lẽ cổ đông LAS (giảm hơn 1%) sẽ rất thắc mắc tại sao cổ phiếu không tăng giá như các đồng nghiệp kia?

Diễn biến xấu cũng bao phủ lên nhiều cổ phiếu BĐS khu công nghiệp, với mức giảm giá bình quân gần 3%, trong đó PHR giảm hơn 5%, SZC giảm sát 5% và TID giảm sàn gần 15% (biên độ trên Upcom), TIP giảm sàn gần 7% (biên độ trên HOSE). Tuy nhiên TID và TIP đều chứng kiến thanh khoản tăng vọt.

Từng có diễn biến tích cực trong phiên sáng, nhưng đến phiên chiều cổ phiếu dệt may lại không chịu nổi nhiệt, rất nhiều mã cũng quay đầu giảm giá vào cuối ngày, trong đó có những tên tuổi như VGG, VGT, TCM, STK, GIL… LGM nổi đình đám gần đây thì chiều nay giảm đúng 10%.

Cổ phiếu FLC chiều nay giảm 1.4%, ROS giảm sàn hơn 6.8% nhưng những mã khác trong hệ sinh thái FLC lại có kết quả có thể coi là sáng hơn rất nhiều, với ART đứng giá, AMD, KLF, HAI tăng giá nhẹ.

Có tín hiệu hồi cho VN-Index cuối phiên sáng nay đến từ BĐS

Chỉ số VN-Index đã giảm hơn 15 điểm ngay sau 11h, nhưng hồi phục lại đôi chút về cuối phiên sáng nay, chỉ còn giảm hơn 10 điểm. chỉ số nhóm VN30 khá hơn, nhưng cũng giảm hơn 4 điểm vào cuối phiên sáng. Sự tăng giá của nhóm ngân hàng có vẻ không giúp được gì cho chỉ số quan trọng của sàn HOSE, nhưng chỉ số có tín hiệu hồi trở lại, 1 phần trong đó đến từ nhóm BĐS.

Chỉ số Nhóm VN30 có diễn biến tốt hơn VN-Index trong 2/3 chặng đường đầu của phiên sáng, nhưng sau đó cũng đổi màu, và hiện dừng lại dưới tham chiếu chừng 4 điểm. Số lượng cổ phiếu giảm giá trong nhóm đã tăng lên con số 17, nhiều hơn hẳn số tăng giá (12 mã). Nhóm ngân hàng đóng góp cổ phiếu trong cả 2 chiều tăng giá.

Nhóm ngân hàng vẫn có nhiều sắsc xanh duy trì trong hầu hết thời gian sáng nay, tuy nhiên mức tăng không lớn vào giữa trưa, thậm chí có vài tên tuổi lớn giảm giá như VCB, TCB. EIB giảm nhẹ 0.7% với thông tin “tại sao bán STB giá thấp”? ACB dù họp ĐHCĐ, nhưng thị giá chưa từng đạt mức tăng quá 2% sáng nay.

Tổng thể sàn HOSE sáng nay có đến 70% số cổ phiếu là giảm giá, so với chưa đến 25% tăng giá. Sắc đỏ hiện diện trên cả 3 nhóm vốn hóa, và những mã rơi rụng nhiều nhất thuộc về Mid Cap và Small Cap. Nếu tìm largecap rớt giá sâu, thì có VGC và DGW. MWG đầu phiên còn tăng giá, đến giờ cũng bất ngờ giảm tới 3%. Xét theo nhóm ngành, ngoại trừ ngân hàng dễ quan sát, trên HOSE cũng có 1 số nhóm ngành khác có nhiều sắc xanh, như dệt may, săm lốp, may mặc hay hàng điện tử. Khối ngoại đang bán ròng khá lớn trên sàn này.

VIC giảm gần 4% sáng nay. Cổ phiếu lại có rủi ro tìm đáy mới cho cả năm qua, khi mức đáy cũ đang là 77 ngàn đồng/cp, chỉ thấp hơn giá hiện tại có 800 đồng. Khối ngoại cũng bán ròng khá nhiều ở mã này.

HNX-Index tuy không còn giảm sâu như hồi giữa phiên, nhưng cũng không cải thiện được bao nhiêu. Trên sàn này đa số largecap đã giảm giá, ngoại trừ rất ít như THD, MBS hay PVI. Đặc biệt số lượng Mid Cap và Small Cap giảm giá rất nhiều, áp đảo số tăng giá. Tổng thể sàn HNX có gần 2/3 số lượng cổ phiếu giảm giá, so với chưa đầy 1/5 số mã tăng giá vào lúc giữa trưa.

Nhóm BĐS nhà ở cũng có tín hiệu hồi nhẹ vào cuối phiên sáng nay, nhưng nhìn chung vẫn bao trùm trong sắc đỏ. Những mã giảm sâu trong phiên như CEO, DIG, DXG… thì hiện đã hồi lại chút ít. Tăng giá trở lại phải nhắc đến QCG hay LDG.

POW tiếp tục là điểm sáng trong nhóm dầu khí nhà PVN, cũng như nhóm nhiệt điện, với mức tăng khá ổn định trên 2% sáng nay. Ngoài POW, NT2 hay QTP cũng là những mã nhiệt điện khác tăng giá, tuy nhien PGV, PPC lại là những cái tên giảm giá, trong đó PGV có nguy cơ tiếp tục dò đáy 3 tháng nay.

Nhóm phân phối hàng điện thoại và đồ công nghệ bất ngờ đổi màu vào cuối phiên sáng nay, trong đó DGW cắm sàn (giảm gần 7%), MWG giảm hơn 3%. Đầu phiên sáng, bản thân DGW và mấy mã khác như MWG, FRT cũng cẫn còn tăng giá khá tốt. Chỉ có PET dù có trồi sụt, dù có lúc đổi màu nhưng cuối phiên sáng vẫn còn tăng được hơn 3%.

11h00: Ngân hàng đang không ngăn được đà rơi của VN-Index

VN-Index đã giảm xuống dưới tham chiếu, dù mức giảm chỉ có chừng vài điểm và cùng lúc thì chỉ số nhóm VN30 lại đang tăng điểm. Sự khác biệt về màu sắc, dù đồng dạng về diễn biến giữa 2 chỉ số, có lẽ đến từ những mã largecap tăng giá trong VN30, nhất là cổ phiếu ngân hàng, trong khi rất nhiều midcap và smallcap tren HOSE giảm giá.

Hiện 2 chỉ số nhóm Mid và Small Cap trên sàn HOSE đang mất tới 16-20 điểm vào lúc này, trong khi VN-Index chỉ mất chừng hơn 5 điểm.

Nhóm ngân hàng tiếp tục là trụ đỡ chỉ số với hàng loạt mã tăng giá, thậm chí mức tăng còn khá hơn so với đầu phiên sáng, ví dụ như tại ACB, VPB, VIB, MSB, CTG, OCB… tuy nhiên bất ngờ nhất là VCB, đang giảm nhẹ 200 đồng, trong khi chiều qua tăng 1,600 đồng.

Cả 2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index đều đang cắm đầu lao dốc giữa phiên sáng nay, mức giảm % tương đương VN-Index dù mức giảm tính theo số điểm không hề lớn. Trên HNX, rất nhiều Large Cap giảm sâu hơn so với đầu phiên, ví dụ như tại CEO, PVS, PHP, VNR… chỉ số nhóm HNX30 (top cổ phiếu thanh khoản nhất HNX) thậm chí còn giảm hơn 1%.

Trên sàn UPCoM, đa số Large Cap đều giảm giá dù mức giảm dưới 2%, và chỉ còn vài mã tăng như tại FOX, MSR, VGT…

ACB đã ra tin lợi nhuận Q1/2022 trong buổi họp ĐHCĐ sáng nay, nhưng cổ phiếu chỉ tăng có 1,4%, xem ra vẫn rất khiêm tốn, và chỉ ngang ngửa với 1 số cổ phiếu ngân hàng khác như MSB, OCB, BID… và vẫn còn thấp hơn VPB hay MBB.

Nhóm BĐS nhà ở đang tràn ngập khuyến mãi với sắc đỏ, trong đó có cả nhiều mã vốn đầu phiên còn tăng giá. Ở đây những tên tuổi giảm sâu nhất có thể kể ra là CEO, DIG, DXG, SJS, CRE, KHG…

Nhóm dầu khí nhà PVN đang giảm giá hàng loạt, ngoại trừ POW, DPM, PGD hay PVT.

POW là cổ phiếu đang gây chú ý lớn ở cả 2 nhóm dầu khí nhà PVN, và nhóm nhiệt điện sáng nay. Cũng ở nhóm nhiệt điện này, còn có QTP, NT2 tăng giá khá tích cực.

TID và TIP, 2 cổ phiếu có liên quan đến cái tên Tín nghĩa, đang giảm giá sâu (nhưng chưa cắm sàn) vào giữa phiên sáng nay. Đối với TID, cổ phiếu này giảm gần 13% sáng nay, đối với TIP, cổ phiếu này đã giảm gần 12% trong 3 phiên tính đến sáng nay, tuy nhiên lượng khớp sáng nay đã tăng mạnh, gần gấp đôi cả ngày hôm qua.

Ngân hàng tiếp tục đỡ chỉ số, cân thị trường khi mở cửa

VN-Index mở cửa tăng 2 điểm, nhưng chỉ sau chưa đến 1 phút lại quay qua giảm cũng gần 2 điểm. Diễn biến này có phần đến từ những đại gia vốn hóa hàng đầu sàn HOSE như NVL, VIC, VHM, VJC… Ngân hàng vẫn là lực đỡ quan trong cho VNindex khi mở cửa.

Nhóm VN30 đang có hơn 1 nửa số cổ phiếu tăng giá, tuy nhiên chỉ số nhóm này vẫn bám sát đường tham chiếu, bởi trong số ít cổ phiếu giảm giá, vẫn có những mã lớn như VIC, VHM, NVL, VJC, SAB hay GAS.

Nhóm ngân hàng trên HOSE đang có đến 10 mã tăng giá, so với chỉ 3 giảm giá nhẹ. Đây vẫn là lực lượng quan trọng đỡ chỉ số, đối trọng với sức ép từ nhiều Large Cap ở các nhóm ngành lớn khác. Trong số những cổ phiếu ngân hàng này, đáng chú ý nhất vẫn là MBB, tăng 2% dù ra tin chuẩn bị tiếp nhận 1 ngân hàng yếu kém nào đó. Hiện giá MBB đang rất gần với đỉnh cũ 34,900 đồng/cp. ACB sáng nay họp ĐHĐCĐ, nhưng giá cổ phiếu mở cửa chỉ tăng nhẹ vài trăm đồng.

Chỉ số HNX index tăng điểm ngay từ sớm, thậm chí nhỉnh hơn VN-Index tại thời điểm ATO, tuy nhiên say đó chừng 5 phút cũng quay lùi nhanh về sát tham chiếu. Một số Large Cap tác động lên chỉ số trong những phút này có thể nêu tên như CEO, IDC, PVI, VNR, SHS… tuy nhiên nhóm Large Cap này nói đúng ra là đang phân hóa, trong đó có một số mã tăng giá như IDC, THD, VCS hay MBS…

Tính cả 3 sàn, diễn biến của đa số các nhóm ngành lớn là phân hóa (trừ ngân hàng và phân phối xăng dầu). Tuy nhiên ở các nhóm ngành nhỏ hơn, vẫn có những ngành nổi bật như vận tải, may mặc, khai thác than… Large Cap ở những nhóm này tăng nổi bật nhất có MVN và SJG, toàn những công ty 1 thời là tập đoàn lớn, quả đấm thép.

Ở nhóm BĐS, những mã hàng đầu đang đỏ ngay sau ATO như VIC, NVL, PDR, DXG…, thậm chí có những mã có thể coi là đang kéo lùi chỉ số. Một số mã nổi tiếng khác cũng giảm khá sâu như CEO, DIG, HDG… tuy nhiên cũng có không ít cổ phiếu vẫn tăng nhẹ, trong đó có những tên tuổi như IJC, KDH, NLG, NTL… Thông tin liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp có lẽ vẫn tác động lên nhóm ngành này, đúng hơn là thị trường chờ đợi diễn biến tiếp theo.

Hoàng Nam

Nguồn: https://vietstock.vn/2022/04/nhip-dap-thi-truong-0704-bao-giam-gia-lai-noi-len-co-phieu-ngan-hang-cung-do-hang-loat-1636-950664.htm

[ad_2]