[ad_1]
“Bất luận bạn gặp ai, người đó đều là người cần xuất hiện trong cuộc đời của bạn, tuyệt đối chẳng phải ngẫu nhiên, người đó sẽ dạy cho bạn một thứ gì đó”.
Tục ngữ Ấn Độ nói rằng:
Bất luận bạn gặp ai, đó đều là gặp đúng người.
Bất luận phát sinh vấn đề gì, nó đều là việc duy nhất phát sinh.
Bất kể sự việc phát sinh lúc nào, đều là đúng thời khắc.
Mấy câu thành ngữ này khiến tôi liên tưởng tới điều Phật Thích Ca nói:
“Bất luận bạn gặp ai, người đó đều là người cần xuất hiện trong cuộc đời của bạn, tuyệt đối chẳng phải ngẫu nhiên, người đó sẽ dạy cho bạn một thứ gì đó”.
Mỗi một vấn đề, một câu hỏi, cuộc sống luôn cho bạn đáp án, tuy nhiên, điều bạn cần là chờ đợi.
Chuyện kể rằng có một người lữ hành đi ngang qua bờ sông, gặp một người phụ nữ trung tuổi đang lo lắng vì không tìm được cách qua sông. Người lữ hành này dùng toàn bộ sức cùng, lực tận của mình giúp người phụ nữ đó qua sông, khi qua được sông, người phụ nữ này liền vội vàng bước đi mà không nói một lời nào.
Người lữ hành cảm thấy hối hận và cảm giác người phụ nữ này không đáng để mình giúp đỡ, bởi ngay cả một câu “cám ơn” bà ấy ấy cũng không biết.
Ai ngờ, khoảng hơn một tiếng sau, có một chàng thanh niên trẻ đuổi theo người lữ hành và nói: “Cám ơn anh đã giúp mẹ tôi qua sông, mẹ tôi kêu tôi mang cho anh thứ này”. Nói xong chàng thanh niên đưa cho người lữ hành một ít lương khô, và cả con ngựa mình đang cưỡi cũng tặng cho người lữ hành này luôn.
Mọi việc trên đời đều có đáp án, quan trọng, là bạn cần chờ đợi, chỉ cần bạn chờ đợi, nhẫn nại, tâm thái an hòa, tất cả mọi thứ bạn cần, đều sẽ có.
Đợi chờ cũng là cảnh giới của trí huệ, bởi tất cả những gì tốt đẹp và thú vị nhất của cuộc sống này đều được vun bồi từ sự chờ đợi mà ra.
Và cuộc đời cũng lại như vậy, tất cả mọi việc ta gặp, đó đều là sự sắp đạt hoàn hảo nhất.
Núi có đỉnh, biển có bờ, chiều dài sinh mệnh cũng có ngày chuyển thế, khổ tận thì ắt có cam lai, mọi thứ đều là an bài, không gì bỏ sót.
Ai đó đã từng nói: “Cái khổ mà hôm nay ta chịu, trách nhiệm mà hôm nay ta phải gánh, nỗi đau mà hôm nay ta trải, sau cùng, tất cả sẽ biến thành ánh sáng, thành bình minh chiếu rọi bước chân ta”.
Có một vị quốc vương rất thích săn bắn, quốc vương thường cùng với thừa tướng trong triều cải trang thành thường dân vào rừng đi săn. Vị thừa tướng này luôn luôn có câu nói cửa miệng: “Tất cả đều là an bài tốt nhất”.
Một hôm hai người cùng nhau đi săn, vị quốc vương bắn được một con báo hoa, sau khi con báo hoa trúng tên bị thương sắp chết, vị quốc vương xuống ngựa định chạy đến thu chiến lợi phẩm của mình. Ngờ đâu, con báo hoa dùng chút sức lực cuối cùng của mình bật dậy vồ lấy quốc vương.
Vị quốc vương nhanh nhẹn né sang một bên nhưng vẫn bị báo hoa cắn vào đầu ngón tay mất một miếng. Quốc vương gọi thừa tướng đến dùng rượu rửa vết thương cho mình, ai ngờ, vị thừa tướng lại nói:
“Đại vương hãy nghĩ thoáng đi một chút, tất cả đều là sự an bài tốt nhất”.
Quốc vương thấy thừa tướng không những không giúp mình trị thương lại còn nói vậy nên nổi giận nói:
“Nếu như quả nhân đem thừa tướng nhốt vào đại lao, đây cũng là an bài tốt nhất sao?”
Vị thừa tướng cười nói: “Nếu như là vậy, thần vẫn tin rằng đó là an bài tốt nhất.”
Quốc vương nghe vậy lại càng giận hơn, cho người nhốt thừa tướng vào đại lao.
Một tháng sau, quốc vương dưỡng thương xong, một mình lại vào rừng săn bắn, quốc vương đến một nơi thâm sâu cùng cốc trong núi cao rừng già. Đột nhiên xuất hiện một đám người thổ dân, đám thổ dân nhanh chóng bắt lấy quốc vương đem về bộ lạc, bộ lạc này có tập tục, vào mỗi ngày trăng tròn trong tháng thì đều xuống núi tìm lễ vật để tế nữ Thần của mình.
Khi đám thổ dân chuẩn bị đem quốc vương đi hỏa thiêu trên dàn tế, trong lúc quốc vương tuyệt vọng đợi chết thì họ phát hiện tay quốc vương vị thiếu mất nửa đốt ngón tay, đây là một lễ vật không hoàn mỹ, sẽ làm nữ thần họ phẫn nộ. Vậy là đám thổ dân thả quốc vương ra cho về nhà.
Quốc vương vui mừng trở về cung bày yến tiệc rồi mời thừa tướng uống rượu, trong lúc cao hứng, quốc vương nói: “Thừa tướng nói quả là không sai chút nào, tất cả đều là an bài tốt nhất, nếu như hôm đó tay quả nhân không bị báo hoa cắn một miếng, e rằng mạng này của quả nhân đã không còn rồi”.
Nói xong quốc vương nhìn thừa tướng rồi đột nhiên nghĩ ra: “Nhưng mà, thừa tướng vô duyên vô cớ bị quả nhân đem nhốt vào ngục hơn 1 tháng, điều này giải thích sao đây?”.
Thừa tướng đáp: “Nếu như thần không bị nhốt vào ngục, vậy chẳng phải thần sẽ cùng đại vương đi săn sao? Khi đám thổ dân phát hiện đại vương không thích hợp làm lễ vật, chẳng phải họ sẽ bắt thần thay thế sao?”.
Quốc vương nghe đến đây, không nhịn được cười lớn mà nói: “Quả không sai, tất cả đều là an bài tốt nhất”.
Trời không tuyệt đường của ai bao giờ, câu chuyện này cho ta thấy một đạo lý:
Cuộc đời chúng ta, đôi khi gặp phải khó khăn, gặp phải hoàn cảnh thật khó mà dung nhẫn, khó mà tha thứ. Nhưng sau khi sự việc qua đi, chúng ta đột nhiên nhận ra rằng, mọi sự trên đời đều là an bài tốt nhất. Vậy cần gì phải đau buồn, tự trách bản thân mỗi khi gặp nạn, bởi biết đâu đây lại chính là sự an bài hoàn hảo nhất.
Cổ nhân nói: “Trong họa được phúc, mà trong phúc có họa” cũng chính là ý này. Khi chúng ta gặp khó khăn, gặp trở ngại, không cần phải bi thương, hãy học cách nhìn xa hơn, nhìn rộng hơn, và đặc biệt không nên oán trời, trách đất. Sau cơn mưa trời lại sáng, cầu vồng rực rỡ phía chân trời.
Cuộc sống muôn màu, cuộc đời muôn sắc, sướng khổ, buồn vùi chính bởi tại tâm, hãy dùng tâm thái vui vẻ mà đối diện với mọi việc, trời cao không vô duyên vô cớ mà an bài bất cứ việc gì đó.
Cuộc sống, bất luận chúng ta gặp phải điều gì đó, thì đó cũng là điều ta phải gặp, là chuyện ta phải làm, ung dung tự tại, an lạc tự thân, hữu cầu mất công, vô cầu tự đắc.
[ad_2]