[ad_1]

Lòng tốt có sức mạnh to lớn, thành tâm mong muốn tốt cho người khác, không chỉ trích khuyết điểm của đối phương, điều này sẽ khiến mọi sự thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Ở thành phố Du Thọ tỉnh Cát Lâm, một cô gái họ Mã kết hôn với con trai của dòng họ Lý. Bố chồng cô thường đi đánh bạc vào mỗi đêm, tối nào cô cũng thức khuya để quay sợi vải để đợi bố chồng về, mở cửa cho ông. Mẹ chồng cô hàng ngày đều quy định giờ và yêu cầu ông phải về nhà đúng giờ, để không ảnh hưởng đến người trong nhà, nhưng ông vẫn không làm theo. 

Một hôm, bà mẹ chồng nói với con dâu: “Nếu quá giờ quy định mà ông ấy chưa về thì con có thể đi ngủ, không cần phải đợi mở cửa cho ông ấy”. 

Cô con dâu nói: “Bố chồng đi đánh bạc không phải trách nhiệm của con! Nhưng việc bố chồng bị lạnh cóng bên ngoài lúc nửa đêm vì không có ai mở cửa thì là trách nhiệm của con rồi”

Có hôm, bố chồng về đến nhà đã hai giờ sáng, vừa gõ cửa thì cô con dâu ra mở cửa ngay, ông ngạc nhiên hỏi: “Con dâu ta hôm nay ngủ muộn vậy sao?” Vợ ông nghe được, tức giận nói: “Ông vẫn còn mặt mũi mà còn hỏi như vậy sao? Con dâu mỗi tối đều ngồi ở cửa phòng khách dệt vải để đợi ông về và mở cửa cho ông, sau đó mới đi ngủ”.

Ông nghe xong, ông tiếp tục hút thuốc đến rạng sáng, cuối cùng ông nói với vợ: “Canh ba nửa đêm tôi mới về, lại còn làm việc không phải chính đáng gì, hơn nữa lại còn làm phiền con dâu thức khuya mở cửa. Nghĩ kỹ thì thấy thật đáng xấu hổ! Từ hôm nay trở đi, ta sẽ bỏ cờ bạc”, và sau đó ông thực sự đã bỏ được hói quen chơi cờ bạc.

Câu chuyện này xảy ra vào những năm 1930, sức mạnh của lòng tốt quả thực là to lớn. Nhân cách cao quý của người con dâu họ Mã đã có thể ‘đối mặt’ với hành vi sai lầm của bố chồng, cô lấy sự tử tế, thiện tâm để đối đãi, sức mạnh của sự thiện lương, chân thành đã khiến bố chồng cô thay đổi.

Có 3 nhân vật trong câu chuyện trên: Một là người bố chồng nghiện cờ bạc, người mẹ chồng hay oán giận và cô con dâu dệt vải thức khuya. Người mẹ chồng là người mang trong lòng sự bất bình, đố kị, luôn chằm chằm nhìn vào khuyết điểm của người khác, không ưa và coi thường người chồng. Bà chỉ muốn thay đổi chồng và nhất định yêu cầu chồng phải sửa lỗi lầm.

Người chồng không nghe, người vợ cũng tỏ ra không vui. Bà mẹ chồng luôn muốn thay đổi thói quen của chồng, bà bèn nghĩ: “Mình lùi một bước, phải nhẫn mới được, quy định thời gian cho ông ấy, bảo ông ấy phải về sớm, đừng về nhà muộn, mùa đông phía Đông Bắc rất lạnh, tôi quan tâm ông như thế, nhất định ông sẽ nghe tôi. Không ngờ rằng, chồng bà không những không nghe mà còn khiến bà tức giận. Trong tâm bà nghĩ, mình đối xử với ông ấy tốt như thế, không ngờ ông lại không chịu thay đổi theo ý của mình”.

Khi đối diện với khuyết điểm của người khác, có những người sẽ không thể chịu được, họ chỉ muốn cải biến, thay đổi đối phương. Nếu không thể thay đổi thì bèn oán trách và giận giữ. Mà tâm đố kị, tâm oán hận đều là những thứ của người tầm thường, vậy thì làm sao có thể thay đổi người khác được đây?

Vậy tại sao người con dâu lại có thể làm được? Thực tế, cô ấy là mang tâm thái “vô cầu nhi tự đắc” (tức là không truy cầu hay làm việc có mục đích muốn đạt điều gì đó). Do đó, cô ấy có thể xem nhẹ khuyết điểm của bố chồng, cô hoàn toàn có thể thành tâm lo nghĩ cho bố chồng đi về bị lạnh trong đêm Đông, mở cửa cho bố chồng về được cô xem như là nhiệm vụ của mình. Đối với cô, việc bản thân nên làm thì nhất định phải làm cho tốt, không có điều kiện.

Thành tâm quan tâm đến người khác, làm tốt những việc bản thân nên làm. Kinh nghiệm thành công của người con dâu rất đơn, chính là chân thành, đơn giản nhất nhưng lại hiệu quả nhất.

Lan Hòa biên dịch
Nguồn: Secretchina – Tử Anh

Xem thêm

[ad_2]