[ad_1]

Theo người xưa “Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng” – câu này có hai cách hiểu với hai ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau.

Cách hiểu thứ nhất

Ruộng sâu không phải tát nước và làm cỏ, phân bón dinh dưỡng từ ruộng cao sẽ có xu hướng chảy về nơi đồng trũng, cấy lúa và chăm sóc sẽ nhàn hơn. Trâu nái thì đẻ được ra nhiều con mang đến kinh tế cho gia đình. Còn con gái đầu lòng thì giúp được bố mẹ nhiều việc.

Cũng theo người xưa, việc sinh con gái đầu lòng là phước phần và cũng là niềm tự hào của bố mẹ. Con gái có thể đỡ đần bố mẹ nhiều việc trong nhà, sống tình cảm, nhẹ hàng. Và hơn hết là người gần gũi cha mẹ nhất khi về già.

Ruong-sau-trau-nai-khong-bang-con-gai-dau-long-la-gi-0

Nếu có con gái đầu lòng, cha mẹ có thể yên tâm giao việc trông em, cơm nước, dọn dẹp nhà cửa. Đó là những cái gì tốt được mang ra so sánh với việc sinh con gái đầu lòng.

Cách hiểu thứ hai

“Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng” – câu nói này xuất hiện từ thời mà quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” vẫn còn đè nặng. Nên cách hiểu nào cũng chứa đựng hóc tối: Đó là sự coi thường vai trò của phụ nữ!

Đối với những người mang quan niệm cổ hủ, coi trọng con trai hơn con gái thì họ cho rằng, sinh con gái đầu lòng không giúp ích được gì cho bố mẹ. Sinh con gái đầu lòng rất thiệt thòi vì sau cùng con gái đi lấy chồng, phục vụ nhà chồng chứ không phụng dưỡng cha mẹ khi về già.

Quảng cáo

Có nhiều người cho rằng, ruộng sâu, trâu nái là cơ nghiệp mơ ước của nhà nông, vật mà phải đứng sau con gái đầu lòng. Đây là một cách hiểu khác, trước hết là “ruộng sâu”. 

Theo nghĩa đen tức là ruộng trũng, ruộng thấp hơn các ruộng khác. Ruộng trũng, thấp hơn các ruộng khác đương nhiên không phải là ruộng tốt. Nếu cứ chọn ruộng sâu mà canh tác, cả hai vụ chiêm, mùa đều mưa, cây lúa đang lên bông, trong khi ruộng nhà người ta thì được tưới tắm tươi tốt, còn nhà mình thì ruộng sâu, nước ngập lụt, lúa dễ đổ và có khi không được thu hoạch.

bao-noru-bao-so-4-la-gi-bao-noru-manh-co-nao-4

Trâu nái hiểu theo nghĩa đen là trâu có bầu. Với người nông dân, trâu có bầu sẽ sinh ra nghé những trước mắt không thể đi cày bừa làm việc nhà nông, thậm chí phải mất 3 năm mới hồi phục sức khỏe. Trâu bầu bí không làm việc được, lại chẳng mượn được trâu nhà ai nên vụ đó đói là cái chắc.

Thế thì hóa ra “con gái đầu lòng” còn tệ hơn cả “ruộng sâu” và “trâu nái”? Đối với gia đình nông dân, không có gì quan trọng bằng nhân lực. Gia đình nào đông anh em trai, công to việc lớn, mỗi người một tay một chân thế là xong. Nếu mà sinh con gái, lại là con đầu lòng thì nuôi dạy đúng lúc nó biết làm thành thạo thì đi lấy chồng, biết lo thì lại thành người nhà người ta.’

Thời xưa, lấy chồng thì phải theo chồng. Khi đó con gái là con người ta, không thể nhờ vả được gì cả. Hóa  ra, ý nghĩa tận cùng của câu tục ngữ này là thực tế và tàn nhẫn.

Ngày nay, cuộc sống văn minh hơn nhưng tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại. Và đó là nguyên nhân khiến cho không ít người phụ nữ sống đời cực khổ, bị trà đạp, hạ thấp nhân phẩm danh dự….

Xem thêm: Cổ nhân khuyên rằng: “Thành thật không bao giờ lỗ vốn”, vậy là sao?

[ad_2]