[ad_1]

Thất bại lớn nhất của tuổi trung niên không phải là không có tiền, không quan hệ mà chính là bị thực tế đè bẹp không ngóc đầu lên được.

Tuổi trung niên là một thách thức mới của cuộc đời. Một nhà văn từng nói rằng, không phải tuổi trung niên của ai cũng suôn sẻ, có người tuổi trung niên với họ chính là một thảm họa. Nhưng cuộc sống vốn dĩ là vậy! Bạn phải vượt qua chính mình, vượt qua những khó khăn mới có thể tiến xa hơn. Nếu không bạn chỉ mãi dậm chân tại chỗ, than khóc về cuộc đời.

Thất bại lớn nhất của một người ở độ tuổi trung niên không phải là thiếu tiền bạc, quyền lực mà chính là sống thành những kiểu người như này:

Thất bại lớn nhất của một người trung niên: Bị thực tế đè bẹp

Ai đó đã từng nói rằng: “Những người có thể tồn tại dưới áp lực là người mạnh mẽ, những người chết dưới áp lực là những người cô đơn”.

Trong thế giới này, ai cũng phải đối mặt với áp lực. Làm thế nào để giữ được bình tĩnh trước áp lực? Đây là một câu hỏi đáng để chúng ta phải suy nghĩ.

That-bai-lon-nhat-cua-tuoi-trung-nien-chinh-la-suc-i-qua-lon-1

Đối với độ tuổi trung niên, căng thẳng lớn nhất của họ tới từ vật chất và gia đình. Để nuôi một gia đình, chúng ta cần tiền. Nhưng gia đình đó sẽ ra sao thì không chỉ liên quan đến tiền bạc mà còn là trí tuệ trong đối nhân xử thế, giao tiếp giữa các thành viên với nhau.

Sống ở đời, bạn có thể phàn nàn một cách thích hợp, nhưng không được phàn nàn mọi lúc. Phàn nàn liên tục tới một mức độ nào đó sẽ chỉ khiến bản thân càng trở nên mệt mỏi, chán nản. Việc quá chìm đắm vào những cảm xúc nặng nề, tiêu cực chỉ khiến cho con người ta rơi vào sự vô vọng mà thôi. Đây chính là thất bại lớn nhất của con người.

Thất bại lớn nhất của một người trung niên: Nội tâm không vững vàng

Trước khi giải quyết những chuyện bên ngoài, điều đầu tiên chúng ta đối mặt chính là lòng mình. Trái tim là “cội nguồn” của con người. Nếu bạn bảo vệ “cội nguồn” của mình tốt, tự nhiên có thể giữ được những nguyên tắc và giới hạn của mình. Nhưng nếu “nguồn gốc” bị phá hủy thì cuộc sống chắc chắn sẽ trở nên tẻ nhạt và khó khăn hơn rất nhiều.

That-bai-lon-nhat-cua-tuoi-trung-nien-chinh-la-suc-i-qua-lon-2

Đặc biệt, một số người không thể chịu được những thách thức đến từ cuộc sống. Họ không thể chấp nhận sự thất bại của mình. Họ lại càng không muốn chấp nhận sự thật bản thân kém hơn người khác. Dần dần họ phát triển một tâm lý lệch lạc. Khi tâm lý méo mó này phát triển đến một mức độ nhất định rất nhiều bệnh tật sẽ kéo theo.

Ở tuổi trung niên, muốn kiếm tiền trước tiên phải cố gắng giữ cho mình một tâm thái tích cực. Muốn có một cuộc sống hạnh phúc, nhất định phải giữ ánh nắng luôn tràn trề trong nội tâm. Bởi lẽ, từ xưa đến nay người không vững vàng, thất bại sẽ luôn chờ chực phía trước.

Quảng cáo

Thất bại lớn nhất của một người trung niên: Không có kế hoạch tương lai rõ ràng

Điều đáng sợ nhất của thế giới này không phải nó quá tàn nhẫn mà là sự nguy hiểm của nó nằm ngoài dự đoán của con người. Rất có thể, mới hôm qua còn rất ổn nhưng hôm nay nó đã làm lạc hậu một ngành công nghiệp, rồi khai sinh ra một ngành mới. Cơ hội và nguy hiểm khi đó sẽ đến với mỗi chúng ta cùng một lúc.

That-bai-lon-nhat-cua-tuoi-trung-nien-chinh-la-suc-i-qua-lon-3

Trong những lúc như vậy, những người đã có sự chuẩn bị trước, họ có thể nắm bắt cơ hội để phát triển. Còn những người sống cho qua ngày, cơ hội đến trước mắt chưa chắc họ đã nhận ra.

Cuộc sống luôn biến đổi, bạn sẽ không bao giờ biết được điều gì xảy ra với mình vào ngày mai. Vì thế, thay vì sống không mục đích chúng ta phải sống có kế hoạch rõ ràng và bài bản cho tương lai. Người như vậy có thể sống thoải mái và vui vẻ ngay cả ở hiện tại và tương lai.

Việc luôn trong tư thế sẵn sàng có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của bạn. Do đó, đừng sống trong trạng thái mù mờ cho qua ngày, hãy luôn duy trì cảm giác khủng hoảng. Chỉ bằng cách này chúng ta mới có thể tạo ra con đường rực rỡ hơn cho phần đời còn lại của mình.

Thất bại lớn nhất của một người trung niên: Không biết cách hoàn thiện bản thân

Ở nơi làm việc, tôi tin rằng không ít người trung niên có tâm lý như vậy. Họ nghĩ rằng mình làm việc nhiều năm, trình độ chuyên môn sâu nhất đính sẽ không bị đào thải. Suy nghĩ này nếu cách đây 10 năm có lẽ nó sẽ có giá trị. Nhưng ở thời hiện đại, thâm niên không nói lên điều gì cả.

Trong mắt lãnh đạo, những người trung niên chưa chắc đã đáng giá bằng những người trẻ tuổi. Đặc biệt ở một số công ty liên quan đến sáng tạo và chất xám, tỷ lệ thay thế vị trí đặc biệt cao.

That-bai-lon-nhat-cua-tuoi-trung-nien-chinh-la-suc-i-qua-lon-5

Tại sao những năm gần đây có nhiều tin tức về việc các lập trình viên trung niên, từ 35 tuổi trở lên bị sa thải liên tục? Vì sao nhóm bị sa thải lại là họ?  Bởi việc thuê những người trẻ tuổi vừa tiết kiệm chi phí, họ lại vừa chăm chỉ, dám xông pha, có nhiều kiến ​​thức mới và ý tưởng mới.

Vì vậy, sự nghiệp với một người mà nói không có cái gì gọi là “an toàn” cả! Tất cả những người trung niên muốn không bị sa thải, muốn có chỗ đứng vững chắc trong công ty thì nên loại bỏ quan niệm “thâm niên là vua” trước đây. Thay vào đó, cần nhìn nhận thực tế, đồng thời không ngừng hoàn thiện bản thân, không ngừng nỗ lực học hỏi. Tuổi càng cao lại càng cần phải cập nhập kiến thức để không bị thời cuộc bỏ rơi.

Xem thêm: Tuổi trung niên càng lười 4 việc càng sống tốt hơn!

[ad_2]