[ad_1]

Dù được Tỉnh ủy Bình Thuận kết luận “dự án thực hiện đúng quy trình”, nhưng có nhiều dấu hiệu sai phạm tại dự án “Lấn biển, bố trí sắp xếp lại dân cư và chỉnh trang đô thị” của Công ty Trường Phúc Hải mà Bộ Công an đang vào cuộc.

Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 16.3, Cơ quan CSĐT Bộ Công an phối hợp với Sở TNMT Bình Thuận và chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra thực địa dự án của Công ty TNHH Đầu tư- Xây dựng Trường Phúc Hải.

Đây cũng là động thái tiếp theo của Bộ Công an trong việc thụ lý đơn tố giác tội phạm của công dân Bình Thuận liên quan dấu hiệu “vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí tại Bình Thuận”.

Công an giám sát việc đo đạc các tọa độ trên đường Trần Lê sáng 16.3

Dự án “Lấn biển, bố trí sắp xếp lại dân cư và chỉnh trang đô thị P.Đức Long, TP.Phan Thiết” được Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty TNHH đầu tư xây dựng Trường Phúc Hải (gọi tắt Trường Phúc Hải) vào ngày 7.4.2017.

Mục tiêu của dự án nhằm tạo quỹ đất để sắp xếp dân cư và chỉnh trang đô thị; khai thác quỹ đất và kinh doanh bất động sản, nhà ở cho thuê và để bán; xây dựng khu du lịch để khai thác, kinh doanh, nhằm tạo điểm nhấn cho phía Nam TP.Phan Thiết.

Hồ nước được bao bọc kè bên ngoài, trước kia đây là hàng trăm nhà dân, nay được chủ đầu tư san lấp thành mặt bằng

Diện tích đất của dự án rộng lên đến 122,9 ha, thuộc P.Đức Long và xã Tiến Lợi (TP.Phan Thiết), thời hạn sử dụng 50 năm. Theo đó, quy mô và cấu trúc sử dụng đất của dự án khoảng 31% diện tích đất dùng cho tái định cư và nhà ở xã hội; giao thông, hạ tầng kỹ thuật chiếm khoảng 36% diện tích; còn lại đất dùng cho các công trình công cộng, tôn giáo, khu du lịch và công viên. UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, dự án này không thuộc danh mục ngành nghề và địa bàn ưu đãi đầu tư.

Ngày 10.7.2017, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lương Văn Hải ký quyết định số 1943 phê duyệt quy hoạch chi tiết dự án (tỉ lệ 1/500) với quy mô dự án cho khoảng 18.000 người ở, diện tích đất ở khoảng 40 ha (bao gồm cả đất phân lô, biệt thự và đất tái định cư).

Trên thực tế, trước khi dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư đã có nhiều ý kiến “lùm xùm” về dự án này nhưng tại kết luận số 756 (ngày 25.5.2015) do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hùng ký, cho biết dự án được triển khai “chặt chẽ, đúng quy trình”.

Khu vực đường Trần Lê hai bên đường có rất nhiều mồ mả, theo quy hoạch sẽ phải di dời để Trường Phúc Hải làm dự án

Trong quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, UBND tỉnh Bình Thuận cho biết dự án phải bồi thường cho 1.419 hộ dân; tổ chức tái định cư cho khoảng 7.000 người; bốc dỡ cải táng khoảng 12.000 ngôi mộ; xây dựng kè biển dài 550 m nhằm hạn chế sự xâm thực biển tại khu vực này… Tổng giá trị tạm tính thời điểm 2017 khoảng 3.000 tỉ đồng. Tuy nhiên đến nay, các công việc này chủ đầu tư vẫn chưa triển khai tái định cư cũng như chưa bốc dỡ cải táng các ngôi mộ

Điểm đáng chú ý của dự án này có sự nhập nhằng diện tích đất sau san lấp khu vực biển sạt lở rộng gần 27 ha. Diện tích này trước đây là nơi sinh sống của hơn 400 hộ dân. Nhưng sau nhiều năm bị xâm thực, nhà dân bị trôi ra biển, mất nhà và đã tạo thành cái ao rộng gần 27 ha.

Cái ao được san lấp rộng gần 27 ha hiện được đầu tư làm đường nội bộ và chia lô để bán

Trước khi giao cho Trường Phúc Hải thực hiện dự án, UBND tỉnh Bình Thuận đã bỏ tiền làm kè bê tông kiên cố phía bên ngoài để ngăn chặn biển xâm thực và cho nạo vét cửa biển Cà Ty (nhưng chưa hoàn chỉnh).

Sau khi được cấp chủ trương đầu tư dự án, Trường Phúc Hải đã cho bơm cát san lấp vào khu biển lở (rộng gần 27 ha), tạo thành bãi đất bằng phẳng để chia lô bán nền. Dù chưa đủ pháp lý, nhưng Trường Phúc Hải đã ký hợp đồng với đơn vị môi giới (tại Đà Nẵng) rao bán, giữ chỗ, đặt chỗ tràn lan khiến cho Sở Xây dựng Bình Thuận, phải lên tiếng (ngày 31.3.2020).

Khu vực dự án có đông bà con làm nghề chài lưới, cuộc sống còn khó khăn

[ad_2]