[ad_1]

 

1. Tết Thanh Minh 2022 là ngày nào?

 

– Phân biệt Tết và Tiết Thanh Minh:

“Tết Thanh Minh” và “Tiết Thanh Minh” thường bị rất nhiều người nhầm lẫn là một, song thực tế đây là 2 cách gọi của 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.
  • Tiết Thanh Minh là tên gọi của một trong 24 tiết khí trong năm của một số quốc gia sử dụng nông lịch như Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên.

Theo cách tính lịch của người xưa, một năm sẽ có có 24 tiết khí, mỗi tiết khí ứng với một kiểu thời tiết cụ thể và trùng khớp với bốn mùa trong năm.

 
Việc chia ra các tiết khí giúp con người tính toán thời điểm để gieo trồng ngũ cốc sao cho thuận với điều kiện thời tiết nhất. Tính từ đầu năm trở đi, tiết Thanh Minh đứng thứ 5, sau các tiết Lập Xuân, Vũ Thủy, Kinh Trập, Xuân Phân.
 
Theo chiết tự, “Thanh” có nghĩa là trong lành, sạch sẽ; “Minh” có nghĩa là tươi sáng. Ở miền Bắc Việt Nam, tiết Thanh Minh là thời điểm trời đã hết mưa phùn, tình trạng nồm ẩm cũng đã hết, thời tiết trở nên trong sáng, dễ chịu.

Thông thường, tiết khí Thanh Minh sẽ bắt đầu khoảng từ ngày 4-5/4 và kết thúc vào khoảng ngày 20-21/4 dương lịch.

  • Tết Thanh Minh là ngày đầu tiên của tiết Thanh Minh và không phải ngày cố định hằng năm, đến sau ngày Lập Xuân 60 ngày. Vào ngày này, những người xa quê thường cố gắng thu xếp trở về để thăm mộ ông bà tổ tiên, sửa sang mộ phần.

– Tết Thanh Minh 2022 là ngày nào?

Theo Lịch Vạn Niên, trong năm 2022, tiết Thanh Minh 2022 diễn ra từ ngày 5/4/2022 (tức 5/3 âm lịch) đến ngày 19/4/2022 (tức 19/3 âm lịch).
 
Như vậy, ngày Tết Thanh Minh 2022 sẽ rơi vào ngày 5/4/2022 theo dương lịch, tức ngày đầu tiên của tiết Thanh Minh.

Tết Thanh Minh 2022 là ngày nào? Năm con Hổ có gì đặc biệt, nên cúng gì?
 

2. Dịp Thanh Minh 2022 có gì đặc biệt so với mọi năm?

 
Với đa phần người dân Việt Nam, Tết Thanh minh là dịp để con cháu hướng về tổ tiên, nguồn cội. Dù ai đi đâu, ở đâu, cứ đến tháng 3 âm lịch hàng năm đều sắp xếp về với gia đình để đi tảo mộ, thể hiện lòng thành kính của người đang sống đối với người đã khuất.
 
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Tết Thanh Minh 2022 cũng có nhiều điểm đặc biệt hơn so với các năm.
 
Trong bối cảnh bình thường mới trong phòng, chống dịch COVID-19, mùa Thanh Minh 2022 có phần nhộn nhịp hơn, song chúng ta không vì thế mà được chủ quan, vẫn nên giữ vững tiêu chí an toàn là trên hết.
 
Ở thời điểm hiện tại, tại các tỉnh thành trên cả nước không còn thực hiện giãn cách xã hội như năm trước, nên nhiều gia đình đã tính kế hoạch tề tựu lại để cúng tổ tiên, ông bà. Và tất nhiên, nguyên tắc “5K” để an toàn trước dịch bệnh vẫn được đặt lên hàng đầu.
 
Tết Thanh Minh diễn ra trong tháng 3 âm lịch, nhưng nhiều gia đình có xu hướng chọn ngày đầu tiên của tiết khí này để cúng. Từ đó, việc tập trung đông người là không tránh khỏi. Dù cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh, không giãn cách nghiêm ngặt như năm trước, nhưng Thanh Minh năm nay vẫn cần thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch.
 
Thực tế, ở các nghĩa trang, các khu mộ nằm liền kề nhau nên việc tập trung cùng lúc quá đông người cũng có nguy cơ mất an toàn khi dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.
 
Chúng ta có thể đi thăm trong các thời điểm khác nhau, trong bất cứ ngày nào của tháng 3 âm lịch. Các nghi lễ ở bàn thờ Tổ tiên vẫn thực hiện bình thường tại gia đình để thể hiện lòng thành kính với ông bà.
 
Vì vậy, để vừa làm tròn chữ hiếu trong dịp Thanh Minh, vừa đảm bảo an toàn trong mùa dịch thì các gia đình nên tổ chức tảo mộ sao cho phù hợp tình hình thực tế với ý thức tự phòng là chính.
 

3. Ngày Thanh Minh 2022 là ngày tốt hay ngày xấu?

 
Như đã nói ở trên, ngày Tết Thanh Minh 2022 là ngày 5/4/2022, cũng là ngày 5/3 âm lịch. 
 
Ngày này thuộc Trực Thành (Tốt cho xuất hành, khai trương, giá thú. Tránh kiện tụng, tranh chấp.)
 
Ngày Thanh Minh 2022 là ngày Mậu Tý; tức Can khắc Chi (Thổ, Thủy), là ngày cát trung bình (chế nhật).
 
Trong ngày này, những người tuổi Bính Ngọ, Giáp Ngọ bị xung ngày, nên lưu ý cân nhắc công việc trong ngày để không gặp chuyện xui xẻo ngoài ý muốn.
 
Nếu có ý định tiến hành chuyện lớn thì nên chọn các khung giờ hoàng đạo sau để đón lành tránh dữ:
 
+ Nhâm Tý (23h-1h): Kim Quỹ     
+ Quý Sửu (1h-3h): Bảo Quang
+ Ất Mão (5h-7h): Ngọc Đường   
+ Mậu Ngọ (11h-13h): Tư Mệnh
+ Canh Thân (15h-17h): Thanh Long
+ Tân Dậu (17h-19h): Minh Đường
Hướng xuất hành tốt trong ngày: hướng Đông Nam là hướng của Hỷ thần (hướng thần may mắn), trong khi Tài thần lại nằm ở hướng Bắc, gia chủ nếu trong ngày Thanh Minh 2022 có ý định cầu tài, cầu hỉ có thể xem xét thêm yếu tố này.
 

4. Xem ngày tốt xấu trong dịp Tiết Thanh Minh năm 2022

 
Trong thời gian diễn ra tiết khí Thanh Minh năm 2022, vận trình từng ngày tốt xấu ra sao, nên làm việc gì và tránh làm gì không phải ai cũng nắm được.
 
Hãy cùng Lịch Ngày Tốt tìm hiểu kỹ vấn đề này để các bạn chủ động tiến hành việc quan trọng một cách thuận lợi, may mắn.
 
(Click vào từng ngày để biết chi tiết về ngày, giờ hoàng đạo, hướng xuất hành, tuổi kỵ tuổi xung…)

XEM NGÀY TỐT XẤU DỊP TIẾT THANH MINH 2022
 

THỨ

DƯƠNG LỊCH

ÂM LỊCH

LỊCH (CAN – CHI)

SAO

LỤC NHÂM

VẬN XẤU KHÁC

TỐT – XẤU

Ba

5/4/2022

5

Mậu Tý

Dực

Đại an

THANH MINH

 

6/4/2022

6

Kỷ Sửu

Chẩn

Lưu niên

 

Tốt

Năm

7/4/2022

7

Canh Dần

Giác

Tốc hỷ

Tam nương

Xấu

Sáu

8/4/2022

8

Tân Mão

Cang

Xích khẩu

   

Bảy

9/4/2022

9

Nhâm Thìn

Đê

Tiểu cát

   

Chủ nhật

10/4/2022

10

Quý Tị

Phòng

Không vong

 

Xấu

Hai

11/4/2022

11

Giáp Ngọ

Tâm

Đại an

   

Ba

12/4/2022

12

Ất Mùi

Lưu niên

Sát chủ

Xấu

13/4/2022

13

Bính Thân

Tốc hỷ

Tam nương

Xấu

Năm

14/4/2022

14

Đinh Dậu

Đẩu

Xích khẩu

 

Tốt

Sáu

15/4/2022

15

Mậu Tuất

Ngưu

Tiểu cát

   

Bảy

16/4/2022

16

Kỷ Hợi

Nữ

Không vong

 

Xấu

Chủ nhật

17/4/2022

17

Canh Tý

Đại an

   

Hai

18/4/2022

18

Tân Sửu

Nguy

Lưu niên

Tam nương

Xấu

Ba

19/4/2022

19

Nhâm Dần

Thất

Tốc hỷ

 

Tốt

 

5. Lễ cúng Tết Thanh Minh 2022 thực hiện như thế nào ?

 

– Chuẩn bị trước khi cúng:

 
Trong dịp Thanh Minh, các gia đình sẽ thu xếp thời gian để ra nghĩa trang, mang theo dụng cụ để chăm sóc mộ phần tổ tiên. Trước khi tu sửa dọn dẹp mộ phần, nên thắp hương khấn gia tiên để xin phép.
 
Với những ngôi mộ còn chưa xây, mọi người dùng xẻng, cuốc để đắp lại đất cho mộ phần được đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ, tránh để trâu bò đến quấy hoặc ngăn rắn, chuột đào hang làm tổ – quấy rối sự yên nghỉ của người đã khuất.
 
Còn đối với những ngôi mộ đã xây thì mọi người tiến hành được quét tước, dọn dẹp cho sạch sẽ, tươm tất. Sau khi dọn xong, những người tham gia tảo mộ sẽ bày hương hoa lễ vật , thắp hương làm lễ, sau đó đốt vàng mã.
 

– Sắm sửa lễ cúng:

 
+ Thịt, gà, rượu, giò chả.
 
+ Mâm cơm cúng đầy đủ gồm xôi, gà, canh măng, miến xào.
 
+ Hương, hoa, đèn, trầu cau, tiền vàng, hoa quả.
 
Lưu ý: Trái cây và hoa dâng lên phải tươi mới, số lượng phải là số lẻ.
 

– Cúng ở ngoài mộ:

 
Khi làm lễ tảo mộ ở ngay ngoài mộ phần thì gia chủ có thể sắp đồ cúng vào một chỗ thờ chung. Nếu nơi đó không phải là nghĩa trang, không có chỗ thờ thì có thể dùng các thứ đôn, kệ để đặt đồ lễ mà cúng vái.
 
Tùy từng gia đình, lễ cúng Tết Thanh Minh ở phần mộ tổ tiên có thể là lễ chay hoặc lễ mặn. Các lễ vật gồm: Hương, đèn, chè, quả, rượu, nước trong, trầu cau và tiền vàng.
 
Mâm cỗ chay gồm: Xôi chè, oản chuối, bánh trái, chai nước, gạo muối, bỏng, bơ, chén mật ong. Mâm cỗ mặn ngoài những thứ trên có thêm rượu thịt, chân giò, gà luộc hoặc khoanh giò.
 
Sau khi hương cháy được khoảng 2/3 thì lễ tạ, hóa vàng và xin lộc về nhà để làm lễ gia thần và gia tiên ở nhà. Bài cúng nếu được viết ra giấy thì đọc xong cũng đem hóa.
 
Nếu có nhiều bát hương thì bát nào cũng phải thắp hương, còn lễ vật đặt trên bàn có thể chung.
 

– Cúng ở tại gia:

 
Cúng lễ Tết Thanh Minh tại gia cần lưu ý: Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là bàn thờ gia tiên.
 
Chuẩn bị mâm cỗ sẵn ở nhà để tiến hành cúng sau khi đã Thanh Minh tại mộ. Bạn có thể làm mâm cúng Tết Thanh Minh với đầy đủ các món mặn như xôi, gà luộc, giò, canh măng, miến, thêm đĩa xào… và một số lễ vật khác như hoa quả, hoa tươi, trầu cau, vàng mã… Các gia đình Phật tử chuẩn bị mâm cúng chay.
 
Một số gia đình không nấu cỗ cúng Tết Thanh Minh, chỉ thắp hương với hoa và quả tươi, trà, bánh kẹo… để tỏ lòng tưởng nhớ, tri ân tổ tiên.
 
Người cúng phải mặc quần áo sạch sẽ, chỉnh tề rồi lên hương khấn vái tương tự như các tục cúng khác. Cần thành tâm và giữ thái độ trang trọng khi làm lễ để thể hiện lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên.
 
Khi một tuần hương cháy hết thì gia đình có thể hóa vàng và xin thụ hưởng lộc.

Tet Thanh Minh la truyen thong tot dep cua dan toc
 

6. Văn khấn Tết Thanh Minh đầy đủ nhất

 
Bài văn khấn Tết Thanh Minh được chia làm 2 bài, 1 cho cúng ngoài mộ và 1 cho cúng tại nhà. Trong đó, văn khấn tảo mộ Thanh Minh lại gồm 2 phần là lễ âm phần Long Mạch, Sơn thần và lễ vong linh cô hồn. Cụ thể như sau:

Infographic-Van-khan-tao-mo-thanh-minh
Infographic-Văn-khấn-tảo-mộ-thanh-minh
 

7. Những điều kiêng kỵ trong dịp Thanh Minh

 
Khi đi tảo mộ vào ngày Tết Thanh Minh có những điều lưu ý bạn cần phải biết để tránh gặp xui xẻo như:
 
– Khi đi lại cần nhẹ nhàng, cẩn thận. Bạn không nên làm lộn xộn và xới xung đất vụn đá vụn để tránh ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan xung quanh.
 
– Khi đi ngang mộ phần người khác không nên giẫm đạp cùng như đá đồ cúng của người khác điều này sẽ mang đến vận xui cho bạn, nhất là trẻ nhỏ, thanh niên cần lưu ý.
 
– Không nên bàn tán chỉ trỏ vào mộ người khác để tránh mang xui xẻo đến cho mình cũng như đây là việc bày tỏ sự tôn trọng với người đã mất.
 
– Không nên đi vào những nơi hẻo lánh để tránh nguy hiểm. Tốt nhất hãy đi theo lối mòn những người đi trước đã để lại.
 
– Phụ nữ đang trong kỳ hành kinh, phụ nữ có thai hay người bị phong hàn thấp khớp thì không nên đi tảo mộ vì khí lạnh, năng lượng xấu ở đây.
 
– Không nên chụp ảnh: Bởi vì tảo mộ là khoảng thời gian gia đình tụ tập lại với nhau nên thường chụp ảnh kỷ niệm. Tuy nhiên điều này không được khuyến khích tại khu vực nghĩa trang nên hạn chế chụp ảnh tại đây.
 
– Khi dọn dẹp mộ phần nên dọn sạch sẽ trước sau cũng như kiểm tra tình trạng mộ để tránh chuột rắn rết bò vào bên trong.
 

8. Ý nghĩa của dịp Tết Thanh Minh

 
Với người Việt Nam, ngày Tết Thanh Minh gắn với nghi lễ tảo mộ, để sửa sang lại phần mộ của gia tộc cho khang trang, sạch sẽ hơn. Vì thế, đây cũng là dịp để mọi người tri ân, tưởng nhớ những người thân đã mất.
 
Vào ngày lễ này con cháu cùng nhau kéo về thăm mộ của tổ tiên, cùng nhau dọn dẹp quét rửa mộ phần và bày mâm cúng cho tổ tiên mong tổ tiên phù hộ cho con cháu luôn khỏe mạnh bình an.
 
Sự nhân văn của người Việt cũng thể hiện trong dịp Thanh Minh thông qua việc giúp sửa sang, quét tước cho những nấm mồ vô chủ, hoặc những mộ phần ít người thăm viếng. Khi thắp hương cho mộ phần gia tộc mình, mọi người thường thắp cho mỗi ngôi mộ xung quanh một nén hương.
 

9. Vận mệnh em bé sinh vào tiết Thanh Minh 2022 tốt xấu ra sao?

 
Tiết Thanh Minh năm 2022 diễn ra từ ngày 5/4/2022 đến ngày 19/4/2021 dương lịch, tức từ ngày 5/3 đến ngày 19/3 âm lịch năm Nhâm Dần.
 
Như vậy xem sinh con năm 2022 tháng nào tốt, nếu sinh con trong tiết Thanh Minh năm nay, tức em bé tuổi Nhâm Dầm có ngày sinh rơi vào tháng 3 âm lịch.
 
Theo đó, vận mệnh của em bé tuổi Dần sinh vào tiết Thanh Minh 2022 có những đặc trưng như sau:
 
– Bé thuộc ngũ hành Mộc, có thể bị lưu niên khắc chế một chút nhưng các bé vẫn có tài xuất chúng, lớn lên có thể đảm đương nhiệm vụ quan trọng trong tập thể.
 
– Em bé sinh tháng 3 làm việc gì cũng có tính kiên trì, không ai có thể ngăn cản, hiểu đúng về bản thân, có mục tiêu vững vàng, có thể tay trắng tự lực cánh sinh lập nghiệp, tài năng xuất chúng, thuận buồm xuôi gió, thăng tiến từng bước, cha mẹ già được nhờ con.
 
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã nắm được Tết Thanh Minh 2022 là ngày nào cũng như biết cách thực hiện lễ cúng ngày Tết này đủ đầy để tỏ lòng biết ơn thành kính tới tổ tiên. 
 

[ad_2]