[ad_1]

“Nước sông và nước giếng” là bài học dành cho những người mang tâm phân biệt, so sánh ở đời. Hành động mỉa mai sự yếu kém của người khác thực chất là đang tự làm tổn thương chính mình!

Câu chuyện “nước sông và nước giếng”

Chuyện kể lại rằng, có lần nước giếng tình cờ gặp nước sông và cả hai tỏ ra khá bất ngờ vì cuộc hội ngộ này. Nước giếng lên tiếng chào hỏi trước, nhưng giọng điệu lại không giấu được sự tò mò, hoài nghi: “Bạn ơi, bạn là ai thế?”

Nước sông đáp lời: “Chào bạn, mình là nước sống, ai cũng biết mình mà. Còn bạn là ai vậy?”

Nước giếng trả lời kèm theo một câu hỏi: “Mình là nước giếng. Sao lại vậy nhỉ, tại sao có nước giếng là mình rồi mà vẫn cần có cả nước sông cơ chứ?”

Nuoc-song-va-nuoc-gieng Cau-chuyen-ve-su-phan-biet-so-sanh-o-doi-2

Nước sông nghe vậy, không nhịn được lập tức đáp lời: “Thế bạn không biết rồi, nếu không có nước sông thì vạn vật không thể sinh tồn được. Trong nước sông của mình còn có rất nhiều sinh mệnh khác nữa đó là những loại cá và các sinh vật khác cũng phải có nước sông để tồn tại. Thế nước giếng của bạn có làm được gì không? Vì theo tớ thấy, dù không có các cậu thì thế giới này vẫn phồn hoa đấy thôi!”

Nước giếng nghe xong liền nói: “Nước sông các bạn có thể đi đến từng ngóc ngách của thế giới này không? Vậy mà nước giếng chúng mình lại có thể làm được đấy. Thế này nhé, bất kể ở đâu, chỉ cần đào lên là có chúng mình, mọi người lại có nước để phục vụ nhu cầu rồi. Hơn nữa, con người có thể lấy hoài cũng không hết, dùng hòa mà vẫn còn. Đấy, không có các bạn thì vạn vật vẫn sống tốt thôi.”

Nuoc-song-va-nuoc-gieng Cau-chuyen-ve-su-phan-biet-so-sanh-o-doi

Lúc ấy, có một người khác du lịch đi ngang qua nghe được câu chuyện nước sông và nước giếng, người này mới nói với cả hai rằng: “Hai ngươi tranh giành nhau thì có ích gì cơ chứ. Kỳ thực, nước sông và nước giếng đều rất quan trọng, mỗi dòng nước đều là một bộ phận không thể thiếu trên thế giới này. Các bạn có biết cả hai tại sao lại phát sinh tranh luận với nhau không? Đó là vì trong tâm cả hai chỉ có chính mình, chỉ coi mình là quan trọng, đều lấy sở trường của mình đi so với khuyết điểm của người khác. Nếu cả hai biết nhìn vào sở trường của người khác thì mới thấy bản thân mình còn yếu kém.”

Quảng cáo

Nước sông và nước giếng nghe xong cảm thấy rất xấu hổ, nên cả hai quyết định làm hòa với nhau. Kể từ đó, cả hai sống vui vẻ, tương trợ lẫn nhau, mang lại lợi ích cho nhiều người hơn nữa.

Bài học từ câu chuyện “nước sông và nước giếng”

Từ câu chuyện trên chúng ta hiểu được không nên dùng tham ái và si mê để so sánh với các khác, để không có sự phân biệt lớn nhỏ, sang hèn,… Lời Phật dạy về giá trị con người đã chỉ ra rằng, mỗi người đều có một vai trò nhất định trong cuộc đời này. Do đó, mọi sự so sánh đều không đáng và cũng không cần thiết.

Tâm phân biệt so sánh cũng là khởi nguồn cho lòng đố kỵ, gây ra nhiều hậu họa về sau. Con người chỉ đang làm khổ nhau vì tâm tham lam, ích kỷ, hẹp hòi mà thôi.

Nuoc-song-va-nuoc-gieng Cau-chuyen-ve-su-phan-biet-so-sanh-o-doi-3

Khi có cái nhìn bao quát hơn, chúng ta sẽ nhận ra rằng, ta sống trong cuộc đời cơ bản cũng chẳng có khác biệt, chỉ là ta cứ để tâm phân biệt so sánh làm lu mờ ánh mắt, trí tuệ của mình mà thôi. Theo Đức Phật nói thì tất cả chúng ta chỉ là một thể đồng nhất. Dù là doanh nhân thành đạt hay một người quét rác cũng không khác nhau là mấy, cả hai đều vất vả kiếm tiền, mưu sinh cho cuộc sống.

Có thể thấy, cả cuộc đời mục tiêu và ý nghĩa cuộc sống của tất cả chúng ta đều nằm trong một vòng tuần hoàn: Cơm, áo, gạo, tiền, truy tìm hạnh phúc… mà thôi.

Học để hiểu rằng, những điểm tương đồng bên trong mọi vật, tất cả đều thật sự tương đồng, đều trống rỗng, thấy mọi người ai cũng như ai, không tốt cũng không xấu, không thông minh cũng không ngu dốt. Khi đã học được, biết được sự tương đồng bên trong mọi vật, lúc ấy bạn sẽ biết cách cư xử với những bất đồng bên ngoài một cách khôn ngoan và hiểu biết.

Xem thêm: Loài chim yến – Câu chuyện khiến ta phải suy ngẫm xót xa trong lòng

[ad_2]