[ad_1]

“Người đàn bà đáng nể” không chỉ là một câu chuyện mà còn là bài học sâu sắc về lòng lương thiện và cách để giúp đỡ người khó khăn hơn mình. Cho đi không phải là “bố thí” mà là giúp họ nhận ra giá trị thật của chính mình!

Câu chuyện “Người đàn bà đáng nể”

Một người ăn mày đến trước một trang viên, ông xin gặp nữ chủ nhân để xin ăn. Người ăn mày này rất tội nghiệp, cánh tay bị cụt, tay áo trống trải đung đưa, người nào trông thấy cũng đều khẳng khái bố thí cho ông.

Tuy nhiên, vị chủ nhân của trang viên này lại không hề khách khí. Bà chỉ ra đống gạch trước cửa và nói với người ăn mày: “Ngươi giúp ta chuyển đống gạch này ra nhà sau đi!”.

Người ăn mày giận dữ nói: “Tôi chỉ có một tay, bà còn nhẫn tâm bảo tôi vách gạch. Không muốn cho thì tôi vậy, cần gì phải trêu ghẹo người khác?”

Người đàn bà không chút nổi giận, cúi người xuống bắt đầu dọn gạch. Bà ta cố ý chỉ dùng một tay để chuyển, rồi nói: “Ngươi thấy đấy, không phải có dùng 2 tay mới có thể sống được. Ngươi có thể làm, vậy tại sao không làm chứ?”

Người ăn mày lặng người đi. Hắn ta nhìn người đàn bà với ánh mắt kỳ dị, trái cổ nhô nhọn giống như một quả trám chuyển động lên xuống 2 lượt. Cuối cùng, hắn cúi người xuống, dùng cánh tay còn lại bắt đầu chuyển gạch.

Mỗi lần chỉ có thể chuyển đi 2 viên gạch. Hắn chuyển như thế đúng 2 tiếng đồng hồ thì hết đống gạch. Mệt nên hắn thở như bò kéo xe, trên mặt dính đầy bụi, mấy chòm tóc rối bị mồ hôi ướt dính trên góc tráng.

Lúc này, người đàn bà đem ra một cái khăn lông trắng như tuyết đưa cho người ăn mày. Người ăn mày đón lấy đem lau mặt và cổ một lượt rất kỹ, chiếc khăn trắng bỗng chốc biến thành chiếc khăn lông đen.

Nguoi-dan-ba-dang-ne-cau-chuyen-nhan-van-sau-sac-1

Sau đó, vị nữ trang viên này lại đưa cho hắn 20 đô la. Người ăn mày nhận tiền cảm kích nói: “Cảm ơn bà!”

Người đàn bà cười nói: “Ngươi không cần cảm ơn ta, đây là tiền công ngươi kiếm được dựa vào sức lực của mình!”.

Người ăn mày nói: “Tôi sẽ không quên bà, để cho tôi giữ làm kỷ niệm vây!”. Nói xong, hắn cúi người chào thật thấp rồi lên đường.

Qua nhiều ngày sau lại có một người ăn mày khác đến trang viên này. Người phụ nữ đó lại dẫn người ăn mày vào nhà, chỉ vào đống ngạch và nói: “Chuyển đống gạch này ra trước nhà, ta sẽ trả cho ngươi 20 đô la”.

Người ăn mày với hai tay còn nguyên vẹn này bỏ đi, không biết là do không thèm 20 đô la hay do điều gì khác.

Quảng cáo

Người con của chủ trang viên không hiểu, liền hỏi mẹ: “Lần trước mẹ kêu người ăn mày chuyển đống gạch này từ trước nhà ra sau nhà. Lần này mẹ lại kêu ăn mày chuyển từ sau nhà ra trước nhà. Rốt cuộc mẹ muốn đống gạch ở sau nhà hay trước nhà?”

Người mẹ mỉm cười nói với con mình rằng: “Gạch đặt trước nhà hay sau nhà đều như nhau, nhưng chuyển hay không chuyển đối với người ăn mày mà nói thì lại không giống nhau”.

Sau này, cũng có vài người ăn mày đến xin ăn và đống gạch đó được chuyển đi mấy lượt.

Nguoi-dan-ba-dang-ne-cau-chuyen-nhan-van-sau-sac-2

Vài năm sau có một người ăn mặc rất chỉnh tề đến trang viên này. Ông ta mặc vest, mang giày da, trông khá chững chạc. Bề ngoài thể hiện ông là người thành công toát ra sự tự tin và tự trọng, chỉ có điều là người này chỉ có một cánh tay trái.

Ông ta cúi người nói với vị nữ chủ nhân nay đã có phần già đi: “Nếu không có bà, tôi vẫn chỉ là một kẻ ăn mày. Thế nhưng bây giờ tôi đã là Chủ tịch Hội đồng quản trị của một công ty.

Người phụ nữ đã không còn nhớ ra ông là ai, nhưng bà vẫn nói: “Đấy chính là thành quả cho chính ông làm ra!”.

Sau đó, người đàn ông đã mờ người phụ nữ cùng cả nhà bà dọn đến thành phố để sống những ngày thoải mái. Nhưng người phụ nữ từ chối nói: “Chúng tôi không thể nhận sự chăm sóc của ông được”.

“Tại sao?”, người đàn ông hỏi.

“Bởi vì chúng tôi đều có hai tay”, người đàn bà nói.

Người đàn ông tuy đau lòng nhưng vẫn tiếp tục kiên trì: “Thưa bà, bà giúp tôi hiểu được thế nào là Nhân, thế nào là Cách, nên tôi muốn báo đáp bà hết lòng. Và căn nhà đó là tiền công mà bà đã dạy cho tôi”.

Người phụ nữ nghe vậy thì mỉm cười nói: “Vậy thì ông hãy đem căn nhà đó tặng lại cho những người không có cánh tay nào cả!”.

Xem thêm: Bố tôi lấy vợ ở tuổi 80 – Câu chuyện sâu sắc đáng suy ngẫm

[ad_2]