[ad_1]
Muốn thành công bền vững hãy nhớ trước khi học cách làm giàu hãy học cách làm người. Bởi người có phẩm chất tốt chưa chắc sẽ thành công rực rỡ, nhưng người có đức hạnh xấu chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại.
1. Muốn thành công cần phải có sự khiêm tốn
Trái với khiêm tốn chính là tự cao tự đại. Bản tính này là một trong những điều gây ra “rạn nứt” trong cuộc sống, chỉ cần một phút chốc “sinh” ra tâm lý tự cao này cũng sẽ khiến cho người đó dần dần thụt lùi và gặp những rủi ro không ngờ đến. Người không có đủ tính khiêm tốn, dù có năng lực đi chăng nữa cũng khó để thành công. Bởi người như thế thường sẽ dương dương tự đắc, hay mất cảnh giác.
Cuộc sống hiện nay, đâu đâu cũng có thể gặp những người như vậy. Người có thiên phcú, có năng lực và có lòng tự trọng cao sẽ cảm thấy không ai có thể hơn mình. Kết quả là một ngày nào đó bản thân lại bị đánh bại bởi những người mà trước nay mình chưa bao giờ để vào mắt.
Bất kể là ai, dù có giỏi cỡ nào vẫn phải giữ cho bản thân sự khiêm tốn nhất định, như thế mới có thể hiểu rõ bản thân và người khác. Người thành công luôn có tinh thần cầu tiến và họ cho rằng không bao giờ là đủ. Họ sẽ khiêm tốn chấp nhận mọi điều tốt đẹp từ những người xung quanh mình.
2. Muốn thành công cần phải có sự chăm chỉ cần cù
Sống trên đời, có làm thì mới có ăn, bạn bỏ ra bao nhiêu nỗ lực thì sẽ nhận lại kết quả bấy nhiêu. Ngược lại, nếu như ngay cả việc bỏ tâm tư, sức lực ra để làm việc còn không có thì đừng mơ mộng đến hai chữ “thành công”.
Có nhiều người tự tin đến mức cho rằng chỉ cần có tài năng thiên bẩm là đủ, không cần phải làm gì nhiều cũng có thể thành công. Đó là một suy nghĩ hết sức sai lầm. Thomas Edison từng nói rằng: “Thiên tài chỉ có 1% là may mắn, còn lại 99% là mồ hôi và nước mắt”. Muốn thành công, chỉ có tài năng thì chưa đủ mà còn cần có sự siêng năng, chăm chỉ và nỗ lực thì mới có thể bước đến “đỉnh cao”.
3. Muốn thành công cần phải có góc nhìn khách quan, lắng nghe người khác
Bảo thủ cố chấp là những người giữ khư khư chủ ý của mình, không bao giờ lắng nghe ý kiến hay góp ý từ người khác. Tuy rằng chúng ta hay khuyên bảo nhau đừng để những ý kiến bên ngoài tác động đến suy nghĩ của mình, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn bác bỏ hoàn toàn những góp ý, ý kiến từ người khác. Hãy chọn lọc thông tin một cách minh mẫn, vì điều đó sẽ giúp bạn phát hiện ra những phương diện còn thiếu.
Còn nếu cứ một mực bảo thủ, tự cho mình là đúng thì chỉ có thể sống trong “cái giếng” của bản thân mà thôi. Không có ai hoàn hảo cả, bất cứ ai cũng có khuyết điểm, chỉ là họ có biết điều đó hay không mà thôi.
4. Muốn thành công cần phải hiểu người, hiểu mình
Người dựa vào tài năng, những gì mình có mà xem thường, xem nhẹ người khác chính là hiện tượng “cậy tài khinh người”. Kiểu người như vậy thường sẽ vì năng lực của mình mà coi trời bằng vung, trong mắt không chứa nổi bất kỳ ai. Một người dù có giỏi đến đâu đều nên hiểu rằng, ở ngoài thế giới rộng lớn kia, sẽ có rất nhiều người hơn mình.
Hãy nhớ, “Núi cao còn có núi cao hơn”. Nhiều lúc, người khác không lên tiếng, không thể hiện ra ngoài, không đồng nghĩa với việc họ thua kém bạn mà chỉ là họ không thích “khoe khoang” mà thôi. Họ luôn từ tốn, khiêm nhường như điều thứ nhất chúng ta đã nhắc đến.
Xem thêm: Thuật nhìn người: 6 cách quan sát giúp bạn phán toán tính cách đối phương
[ad_2]