[ad_1]
Cổ nhân nói: “Nơi đông giữ miệng, nơi loạn giữ tâm”, đây là câu nói người xưa căn dặn con cháu về cách ứng xử, giao tiếp trong cuộc sống. Vậy cụ thể ý nghĩa của câu nói này là gì?
Cổ nhân nói: “Nơi động giữ miệng, nơi loạn giữ tâm”
Đây là một câu nói quen thuộc của người xưa, nhưng không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của nó. Theo lý giải thông thường, cổ nhân nói câu này có ý là: Ở nơi đông đúc thì nên ăn nói cẩn trọng, ở nơi loạn lạc thì nên giữ sự điềm tĩnh.
Sâu xa hơn, cổ nhân nói: “Nơi động giữ miệng, nơi loạn giữ tâm” là để khuyên răn con cháu cách sống đúng đắn để tránh mắc phải tai ương. Những nơi đông người thường lắm thị phi, không biết ai tốt xấu, nếu ăn nói không cẩn trọng thì một lời nói bị đưa qua miệng nhiều người sẽ biến thành ý nghĩa khác, khiến người phát ngôn dễ mắc họa. Chưa kể, nếu nói lời không vừa ý đám đông sẽ dễ bị tấn công ngược lại. Vậy nên, ở nơi đông người tốt nhất là “giữ miệng” của mình. Giữ miệng ở đây không phải là im lặng hay nói ít, mà là nói gì cũng phải nghĩ cho thật kỹ, không nói thẳng quá, thật quá. Nơi đông người cần lựa lời mà nói, bởi không phải ai cũng sẵn sàng nghe những điều chân thành tốt đẹp của mình.
Tương tự như thế, ở những nơi loạn lạc, hỗn độn trắng đen, lắm người cuồng nộ nên cần giữ cho mình thế trung lập. “Giữ tâm” chính là để tâm không xao động, không vì hoàn cảnh mà lung lay, nghiêng ngả, tham sân si khởi. Giữ tâm cũng chính là giữ mình ngay thẳng, trong sạch, không tát nước theo mưa, không buông thả bản thân chạy theo tà đạo để hưởng lợi tức thì. Người biết giữ tâm chờ trời yên biển lặng thì sẽ luôn suôn sẻ bình an.
Nắm được ý nghĩa trong những lời răn dạy của người xưa về cách đối nhân xử thế sẽ giúp cuộc sống của bạn thêm suôn sẻ và thuận lợi, mối quan hệ càng thêm gắn kết. Có thể nói đây là kim chỉ nam, định hướng cách cư xử đúng mực, thái độ tích cực trong cuộc sống, dẫn tới thành công không ngờ.
Xem thêm: Là bậc thầy hiền triết nhưng Khổng Tử vẫn phải “ngả mũ” trước người đàn ông vô danh này, đó là ai?
[ad_2]