[ad_1]

Nhờ có sự giáo dục của mẹ mà giờ cậu bé tự kỷ Jacob đã trở thành một thiên tài vật lý với chỉ số IQ được cho là còn cao hơn của Einstein.

“Mỗi đứa trẻ đều là thiên tài”

Năm 1998, cậu bé Jacob Barnett chào đời ở Indiana, Mỹ. Bà Kristine Barnett và chồng vô cùng hạnh phúc khi được gặp con. Họ rất mong đợi được ôm ấp, nuôi con trở thành 1 chàng trai khỏe mạnh, hạnh phúc.

Thế nhưng đến tháng thứ 14, Jacob ngừng giao tiếp với mọi người, điều này khiến cả gia đình vô cùng lo lắng. Đến năm 2 tuổi, cậu bé được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ Asperger, phải tham gia điều trị chuyên sâu với các nhà tâm lý 60 giờ một tuần.

“Trong thời gian đó, con không nói được bất cứ từ nào, không giao tiếp bằng mắt với người khác, cũng như chẳng phản ứng khi có người gọi tên. Con cũng đẩy người khác ra khi bị ôm”, người mẹ kể.

Bi-quyet-giup-ba-me-My-bien-con-tu-ky-thanh-thien-tai-vat-ly-8
Jacob Barnett và mẹ

Sau 1 năm điều trị, tình hình của cậu bé không tiến triển nhiều nên các chuyên gia đã khuyên gia đình nên từ bỏ hi vọng. Tuy nhiên, bà Kristine luôn đặt một niềm tin rất lớn vào con trai. Bà tin rằng, một ngày nào đó con sẽ trở lại là một bé bình thường.

Vốn là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, bà Kristine  đã tự nuôi dạy con trai ở nhà. Thay vì trông nom quá mức, bà chọn cách phát triển các sở thích của con. Bà cho Jacob được khám phá lĩnh vực mà cậu bé yêu thích và được tự do vui chơi như bạn bè đồng trang lứa.

Phương pháp giáo dục của bà đã giúp cậu bé Jacob Barnett không ngừng phát triển đam mê của mình trong lĩnh vực vật lý. Năm 11 tuổi, cậu được nhận vào Đại học Indiana (Mỹ). Các nghiên cứu về lý thuyết tương đối của Jacob đã gây ấn tượng mạnh mẽ trong giới thiên văn học. Chỉ số IQ của em đạt khoảng 170 điểm, cao hơn cả Albert Einstein.

Thông qua quá trình này, bà Kristine Barnett đã đúc kết được những kinh nghiệm nuôi dạy con vô cùng thông thái mà tất cả các bà mẹ trên thế giới đều có thể áp dụng. 

7 kinh nghiệm nuôi con tự kỷ thành thiên tài của bà Kristine Barnett 

Thiên tài phổ biến hơn bạn nghĩ

Cậu bé Jacob đã có thể ghi nhớ kiến thức của các thành phố và dễ dàng hoàn thành bức tranh ghép 5000 miếng khi mới lên 3 tuổi. Một năm sau đó, cậu bé gây kinh ngạc khi nhớ rõ bản đồ đường bộ của Mỹ hay có thể chơi piano mà không cần học. Cậu bé có thể hoàn thành mọi bài kiểm tra trí nhớ.

Bi-quyet-giup-ba-me-My-bien-con-tu-ky-thanh-thien-tai-vat-ly

Bà Kristine cho rằng, mỗi đứa trẻ đều là thiên tài trong lĩnh vực của bản thân. Vậy nên, cha mẹ đừng o ép mà hãy để con tự tìm tòi, theo đuổi đam mê của mình.

Mọi đứa trẻ đều có cả ưu và nhược điểm. Phụ huynh nên quan sát, đánh giá và hướng dẫn con phát huy ưu điểm của mình. Đối với Kristine, không thiên tài nào có thể xuất hiện nếu cha mẹ chỉ tập trung phát huy điều họ muốn ở trẻ.

Đừng bắt con phải khổ luyện trong sự áp đặt

Bà Kristine từng nói rằng, bản thân suýt trở thành kiểu phụ huynh này khi đòi hỏi con cái phải đạt kỳ vọng bằng các phương pháp khổ luyện, khắc nghiệt. Bà từng thôi thúc con trai hợp tác với các bác sĩ tâm lý hàng giờ mỗi ngày. Nhưng kết quả chỉ làm cậu bé mệt mỏi hơn. Sau 1 năm điều trị, tình hình của Jacob vẫn không tiến triển, thậm chí còn tồi tệ hơn.

Bi-quyet-giup-ba-me-My-bien-con-tu-ky-thanh-thien-tai-vat-ly-0

Điều đó giúp bà Kristine ý thức được rằng, tình trạng này là không đúng. Bà quyết định thay đổi phương pháp và bắt đầu dành thời gian đưa Jacob đi du lịch, đến thăm hội thảo hoặc bảo tàng thiên văn học. Dần dần, Jacob tìm thấy đam mê của bản thân, đồng thời bắt đầu mở lòng, giao tiếp nhiều hơn với mọi người.

Áp lục về hoàn hảo

Quảng cáo

Bà Kristine cho rằng, nếu trẻ được dành nhiều thời gian cho việc chúng thích làm, chúng sẽ đạt được thành tựu xuất sắc. Do đó, bà không giống các phụ huynh khác đăng ký cho con tham gia đủ khóa học thêm hay các hoạt động ngoại khóa. Đơn giản bà chỉ muốn con được làm điều con thích, đó là đam mê thiên văn học.

“Jacob có thể chơi với một cái ly hàng tiếng không ngừng chỉ bằng cách xoay nó trước ánh sáng. Thay vì cất đi, tôi mang thêm cho con 50 cái ly khác. Tôi đem đến tất cả thứ con thích”, bà Kristine nói.

Không lay động bởi những ý kiến xung quanh

Nhiều người thích đưa ra lời khuyên, phương pháp nuôi dạy con cái với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, phụ huynh nên nhớ rằng, mình mới là người hiểu rõ các con hơn cả.

Jacob từng được chẩn đoán mắc chứng khó đọc. Một nhà giáo dục từng khuyên em nên mang các tấm thẻ học chữ bên người. Cậu bé rất thích việc này nhưng lại bị giáo viên cấm vì sợ gây xao nhãng. Bà Kristine thẳng thắn nói chuyện với giáo viên và từ chối yêu cầu của người này. Sự kiên trì của bà đã đem lại kết quả tốt khi Jacob có thể đọc viết trôi chảy nhờ những bài học sáng tạo và thẻ học chữ cái.

Bi-quyet-giup-ba-me-My-bien-con-tu-ky-thanh-thien-tai-vat-ly-6

Tránh các cơn giận vô cớ

Đôi khi, Jacob khá kém trong việc kiểm soát cảm xúc nên hay nổi giận vô cớ. Ban đầu, bà Kristine rất đau đầu khi đối mặt với việc này. Sau đó, bà quyết định thử đặt góc nhìn là trẻ để hiểu chúng thực sự muốn gì. Cơn giận ở trẻ thường là dấu hiệu của sự thất vọng khi phải làm điều không muốn hoặc thừa khả năng thực hiện.

Bà cho rằng, phụ huynh không nên áp đặt phương pháp học tập của mình lên trẻ và để chúng học tập ở đúng trình độ của mình.

Giáo dục linh hoạt

Nhiều cha mẹ sẵn sàng dốc toàn bộ hầu bao để con theo học những ngôi trường đắt tiền nhất, trải nghiệm phương pháp giáo dục tân tiến nhất, nhưng chưa chắc đã đem lại kết quả tốt đẹp như ý.

Thay vì giận dữ và thất vọng, phụ huynh nên biết rằng, phần lớn quá trình nuôi dạy con cái là không ngừng thử nghiệm rồi nhận ra sai lầm. Sau những thử nghiệm thất bại, phụ huynh không nên căng thẳng mà hãy linh hoạt thay đổi phương pháp giáo dục.

Bi-quyet-giup-ba-me-My-bien-con-tu-ky-thanh-thien-tai-vat-ly-5

Đồng thời, cha mẹ nên hiểu rõ về điểm mạnh, điểm yếu của trẻ, về những điều trẻ muốn và không muốn làm để từ đó tìm được phương pháp giáo dục phù hợp.

Khuyến khích trải nghiệm thông qua các giác quan

Trải nghiệm cuộc sống thông qua các giác quan là cách học tập sinh động nhất. Bà Kristine thường xuyên đưa con đi du lịch, cũng không hề la mắng khi Jacob mang cát vào nhà chơi.

“Tôi không quan tâm nếp sống gia đình bị thay đổi hay nhà cửa không sạch sẽ”, Kristine nói và cho biết muốn thấy con trai kết nối với môi trường sống của chính mình. Những trải nghiệm sinh động với thế giới tự nhiên đã thôi thúc Jacob nghiên cứu sâu hơn về vật lý và thiên văn học.

(Theo Working Mother, The Globe and Mail)

Xem thêm: Cậu học trò tự kỷ điều phi thường trong cuộc thi Olympic Toán quốc tế: “Có mẹ ở cạnh, mọi thứ không còn đáng sợ…”

[ad_2]