Chỉ cần con bắt đầu ăn vạ, mè nheo, bố mẹ có “trái tim đậu hũ” lại nhanh chóng xuống nước, nhượng bộ luôn theo ý muốn của con.

Cha mẹ có “trái tim đậu hũ” ý chỉ những cha mẹ có trái tim yếu mềm, đối xử với con cái yêu chiều, nâng niu thái quá, thiếu tính kỷ luật.

Nhìn xung quanh, bạn có thể thấy rất nhiều cặp cha mẹ có “trái tim đậu hũ”. Chỉ cần trẻ mè nheo, vòi vĩnh, ăn vạ, những bậc phụ huynh này dễ dàng nhượng bộ và thuận theo mong muốn của trẻ.

Một đứa trẻ được sinh ra và nuôi dạy theo phương pháp đó khi lớn lên sẽ không phân biệt được ranh giới hành vi của bản thân. Bố mẹ có thể cho đó là cách yêu thương con nhưng cách yêu thương “mù quáng” đó theo thời gian sẽ làm hư một đứa trẻ.

Trẻ sẽ theo thói quen làm mọi thứ mình muốn, bố mẹ dù ban đầu có càu nhàu đến mấy nhưng không muốn bị làm phiền, liền lập tức gật đầu chiều theo ý con cho “xong chuyện”. Dần dần, chúng thiếu đi ý thức về quy tắc đã lập sẵn, thậm chí có thể phạm phải một số hành vi sai trái không cần thiết. Nếu cứ mãi yêu chiều con theo cách này, có thể cả đời đứa trẻ và bố mẹ phải hối hận.

Cách giáo dục con cái của các tỷ phú nổi tiếng thế giới luôn khiến cho phần lớn chúng ta cảm thấy tò mò. Một câu hỏi chung là được sinh ra trong một môi trường đầy đủ vật chất thì con cái họ có được dạy dỗ nghiêm khắc hay “đời cha cha làm, đời con con hưởng”.

bo-me-co-trai-tim-dau-hu-con-tre-de-sinh-hu-1

Với gia đình tỷ phú Bill – Melinda Gates, tuy hạnh phúc họ đã tan vỡ nhưng cách họ nuôi dạy con trước đó thực sự khiến nhiều người ngưỡng mộ. Tỷ phú người Mỹ từng tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn rằng bố mẹ thống nhất với con cái đến 13 tuổi, các con mới được tự do sử dụng điện thoại di động.

Sở hữu tài sản kếch xù trị giá khoảng 90 tỷ USD nhưng cũng không có nghĩa trước đó Bill và Melinda Gates sẽ dành toàn bộ cho con cái. Họ đều đã cam kết trao tặng hết 95% tài sản khổng lồ của mình cho quỹ từ thiện do họ sáng lập. Họ luôn tâm niệm rằng sống là phải biết chia sẻ nên họ thường xuyên đi làm tình nguyện.

Họ cũng dạy các con mình phải biết chia sẻ với mọi người xung quanh. Bà Melinda từng cho biết, 3 đứa trẻ đã tiết kiệm 1/3 tiền tiêu vặt để lập một quỹ từ thiện. Bố mẹ luôn khuyến khích con bằng cách đóng góp số tiền gấp đôi số tiền các con tiết kiệm được.

Quảng cáo

Hay cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, ông cũng đặt nhiều quy tắc với con như được sở hữu iPad, máy ảnh và máy tính, nhưng không được mang điện thoại di động đến trường; phải tự dọn giường và tự thức dậy vào buổi sáng ngay cả khi ở trong Nhà Trắng… Bởi theo ông, các quy tắc rõ ràng sẽ giúp một đứa trẻ có tinh thần trách nhiệm và biết phân biệt lẽ phải.

bo-me-co-trai-tim-dau-hu-con-tre-de-sinh-hu-2

Giai đoạn từ 2-6 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu hình thành ý thức về các quy tắc. Đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu tiếp xúc với môi trường trường học và sẽ có nhiều tương tác xã hội. Phụ huynh nên thiết lập quy tắc bằng lý trí để trẻ được uốn nắn, hiểu chuyện nên và không nên làm.

Cụ thể, bố mẹ nên:

– Thiết lập một bộ quy tắc rõ ràng cho con, bao gồm cả thưởng cả phạt để khích lệ trẻ.

– Kiên nhẫn giải thích cho con.

– Thưởng phạt không nên tự ý hủy bỏ hay thay thế theo ý muốn của con.

Đọc thêm: Mẹ có là Tiến sĩ mà giáo dục con sai cách thì đứa trẻ vẫn gặp bất lợi



Dự án xem nhiều:

Có thể bạn sẽ quan tâm: