[ad_1]

Học kỹ năng giao tiếp là một phần quan trọng trong cuộc sống, bởi thông qua lời nói bạn hoàn toàn có thể quyết định việc có được người khác yêu mến, kính trọng hay không!

Việc không cẩn trọng lời ăn tiếng nói hàng ngày có thể khiến bạn rơi vào những tình huống khó xử, khiến người xung quanh khó chịu, thậm chí là đem đến tai họa cho bản thân. Để hạn chế điều đó bạn nên học kỹ năng giao tiếp thông qua 3 câu nói của người xưa để lại dưới đây. Áp dụng tốt những điều này, bạn có thể quyết định có được người khác yêu mến, kính trọng hay không!

Học kỹ năng giao tiếp từ Euripides – Nhà văn cổ đại Athena: “Hãy nói nếu bạn có những lời lẽ mạnh mẽ hơn, nếu không, hãy im lặng”

Trong một số trường hợp, im lặng mới chính là chìa khóa dẫn đến thành công. Thay vì nói nhiều, nói những lời vô nghĩa, không có giá trị, gây khó chịu cho người khác thì hãy thử học cách im lặng và dùng đôi tai để lắng nghe.

Hoc-ky-nang-giao-tiep-thong-qua-3-cau-noi-cua-nguoi-xua-de-lai-1

Miệng lưỡi lanh lợi là một thế mạnh, tuy nhiên vũ khí đó chỉ nên được sử dụng khi suy nghĩ, tư tưởng trong bạn đã chín chắn và thông suốt. Những lời bạn nói ra sẽ có giá trị và hữu ích đối với người nghe, khi đó trọng lượng lời nói cũng như giá trị bản thân con người bạn cũng sẽ tăng lên.

Càng nói nhiều, càng dễ bị nói hớ. Bạn sẽ không biết những điều bạn vô tình nói ra ngu ngốc đến nhường nào cho đến khi bạn lãnh đủ hậu quả từ nó. Ví như, khi bạn tùy tiện nói ra một lời hứa nhưng không thực hiện được nó, điều này sẽ khiến bạn bị mất uy tín, lòng tin từ mọi người. Từ đó, sẽ không còn lại muốn nghe bạn hứa thêm một lần nào nữa.

Học kỹ năng giao tiếp từ Nhà văn Nga L.Leonop: “Những người mạnh không dùng lời lẽ lăng mạ”

Lời nói là phương thiện để đánh giá tính cách, phẩm giác của một người. Chính vì vậy, trong ứng xử, giao tiếp hãy cố gắng nói những lời hay, ý đẹp, giao tiếp vui vẻ, điềm đạm và lịch sự với mọi người. Nên tránh những lời chê trách thẳng thừng hay nói những lời ác ý, cay nghiệt.

Khi bạn có thể nói ra những lời tử tế với mọi người xung quanh bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt trong mắt họ, và chính họ cũng sẽ đối xử lại như vậy với bạn.

Hoc-ky-nang-giao-tiep-thong-qua-3-cau-noi-cua-nguoi-xua-de-lai-2

Quảng cáo

Là một người khôn ngoan, dù có nóng giận muốn chê trách đến đây cũng hãy cố kìm nén bản thân để không nói ra những lời cay nghiệt, khó nghe, xúc phạm người khác. Bởi việc làm này không chỉ gây khó chịu, tổn thương người khác mà còn khiến hình ảnh của bạn trở nên nóng nảy, ác khẩu trong mắt đối phương dù trong thâm tâm bạn không phải là người xấu.

Trong cuộc sống ai cũng có những lúc gặp phải những điều không như ý, người thông minh sẽ biết cách bình tĩnh giải quyết vấn đề. Hãy từ tốn chia sẻ, góp ý chân thành với nhau để tìm ra giải pháp thay vì chỉ chăm chẳm xả cơn giận qua lời nói.

Học kỹ năng giao tiếp từ Tôn Tử: “Tướng giỏi sau khi thắng trận không cần ai khen và cũng không cần ai biết đến công lao”

Về bản chất, việc phô trương những điểm mạnh của bản thân không có gì là xấu. Nhưng khi bạn nói quá nhiều về nó người khác sẽ cảm thấy không được vui vẻ cho lắm. Bạn càng khoe khoang nhiều người ta sẽ càng biết rõ về bạn, vô tình cả những điểm mạnh lẫn điểm yếu của bạn sẽ bị để ý. Đây chính là cơ hội dành cho những kẻ không thích bạn lợi dụng.

Hoc-ky-nang-giao-tiep-thong-qua-3-cau-noi-cua-nguoi-xua-de-lai-5

Khi bạn khoe mẽ quá nhiều những người xung quanh khác tuy không có ý xấu với bạn nhưng sẽ không tránh khỏi cảm giác khó chịu khi suốt ngày phải nghe một người tự mãn về bản thân. Thậm chí, có người sẽ nghĩ bạn là “thùng rỗng kêu to”.

Người khôn ngoan đối với những việc quan trọng của bản thân sẽ chẳng bao giờ khoe khoang ra ngoài. Nếu như đã thực sự tài giỏi, tài năng đó rồi sẽ được người khác tự biết đến.

Từ 3 câu nói của người xưa chúng ta có được cho mình những bài học lớn về kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Khi nắm vững được những điều này chắc chắn bạn sẽ được những người xung quanh yêu mến hơn và cũng tránh khỏi những rắc rối không đáng có.

Xem thêm: Muốn giàu bền vững thì nên đặt mình vào hoàn cảnh người khác để suy nghĩ

[ad_2]