[ad_1]

“Cụ bà 87 tuổi đi học đại học” là một câu chuyện ngắn sâu sắc, đời người đừng vì lười biếng mà bỏ lỡ cơ hội, đến khi ngoảnh lại thì đã muộn rồi

Câu chuyện “Cụ bà 87 tuổi đi học đại học”

Ngày đầu tiên đi học, giáo sư giới thiệu về ông và yêu cầu chúng tôi làm quen với những người bạn chưa hề quen biết. Tôi đứng dậy và tìm kiếm xung quanh. Bỗng có một bàn tay đặt nhẹ lên vai tôi, quay người lại, một cụ bà nhỏ nhắn, da nhăn nheo đang mỉm cười nhìn tôi.

Bà nói: “Chào anh bạn, tôi tên là Rose, 87 tuổi. Liệu tôi có thể ôm cậu một cái chứ?”

Tôi cười, thích thú đáp: “Tất nhiên rồi, tại sao không cơ chứ!”, và rồi chúng tôi ôm nhau thật chặt.

Tôi đã hỏi tại sao bà lại học đại học vào cái tuổi gần đất xa trời như vậy. Cụ bà 87 tuổi cười tươi, hóm hỉnh nói: “Tôi muốn tìm một người chồng trẻ, giàu có, chúng tôi sẽ cưới nhau và có những đứa trẻ”.

Tôi lắc đầu nói: “Không, cháu muốn biết lý do thật sự cơ. Điều gì có thể là động lực khiến bà muốn thử thách, vượt mọi trở ngại để đi học đến vậy?”

Cụ bà chia sẻ: “Tôi luôn muốn được học tập và có bằng đại học. Và giờ tôi có mặt ở đây!”.

Cu-ba-87-tuoi-di-hoc-dai-hoc-cau-chuyen-nhan-van-sau-sac-1

Sau giờ ăn, chúng tôi đến căng tin và chia sẻ đồ ăn với nhau, sau đó cả hai trở thành bạn. Ba tháng tiếp theo, tôi và cụ bà 87 tuổi cùng tham gia các lớp học và nói chuyện với nhau không ngừng nghỉ. Tôi thực sự choáng ngợp trước trí tuệ và trải nghiệm của bà.

Chỉ trong một thời gian ngắn, cụ bà Rose đã trở thành hiện tượng trong trường, ai cũng ngưỡng mộ và muốn được làm bạn với bà. Bà Rose thích ăn mặc đẹp đẽ và dành thời gian nói chuyện với các sinh viên khác. Bà ấy đang sống một cuộc sống đại học đúng nghĩa.

Quảng cáo

Vào buổi học kết thúc học kỳ, chúng tôi mời bà Rose lên phát biểu trong bữa ăn. Không ai có thể quên ngày hôm ấy, bà bước lên lục và giới thiệu bản thân. Khi mới bắt đầu phát biểu, bà đánh rơi 2 trong 5 lá bài đang cầm. Một cách xấu hổ và khó khăn, bù Rose cúi xuống nhặt chúng lên và nói: “Xin lỗi mọi người, tôi hơi mất bình tĩnh. Tôi thật sự không biết trình tự một bài phát biểu hoàn chỉnh nên tôi sẽ nói theo những gì mình nghĩ nhé!”.

Cu-ba-87-tuoi-di-hoc-dai-hoc-cau-chuyen-nhan-van-sau-sac-3

Khán giả bên dưới cười ngặt nghẽo vì sự hóm hỉnh trong lúc bà hắng giọng để nói: “Chúng ta không ngừng vui sống chỉ vì đã già, chúng ta già vì đã không vui sống. Để sống trẻ, có ích chỉ có một cách là hãy cười và tìm thú vui cho bản thân. Mỗi người cần có ước mơ, khát khao cho riêng minh. Bởi khi không còn đam mê nữa, con người ta sẽ chết dần.

Có người vẫn đang sống nhưng tâm hồn họ lại cạn kiệt, héo mòn. Giữa người già đi và người trưởng thành, có một sự khác biệt rất lớn. Nếu bạn 19 tuổi và nằm lười biếng, không tích lũy cho bản thân, qua một năm, bạn lên 20 tuổi. Tôi nay đã là cụ bà 87 tuổi, nếu tiếp tục không làm gì, sang năm tôi sẽ chỉ đơn giản lên 88 tuổi mà thôi.

Ai cũng sẽ già đi, điều này không cần sự can thiệp của yếu tố hay khả năng đặc biệt nào. Nhưng sự khác biệt là ai có thể trưởng thành lên bằng việc tìm ra thử thử thách, cơ hội cho mình. Hãy sống hết mình để không phải hối tiếc.

Cu-ba-87-tuoi-di-hoc-dai-hoc-cau-chuyen-nhan-van-sau-sac-2

Mọi người khi nhắm mắt, họ thường không hối hận vì những gì đã làm, mà hối hận vì những điều chưa làm. Những người sợ chết là những người có nhiều điều hối tiếc”.

Sau đó, bà Rose kết thúc bài phát biểu bằng bài hát “The Rose”. Lúc bà vừa hát xong, mọi người ai cũng đứng dậy vỗ tay.

Vào năm cuối, bà Rose đã tốt nghiệp và lấy được bằng đại học. Một tuần sau đó, bà đã ra đi mãi mãi. Hơn 2000 sinh viên đã tham dự tang lễ và chia buồn với gia đình bà. Tất cả họ đều thật sự cảm kích vì bài học bà để lại: Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu.

Xem thêm: Chiếc dép bị rơi – Câu chuyện nhân văn sâu sắc từ nhà lãnh đạo vĩ đại Mahatma Gandhi

[ad_2]