[ad_1]

Tháng 4/2022 ghi nhận lãi suất tăng ở hầu hết các ngân hàng. Vậy ngân hàng tăng lãi suất vì tình hình thanh khoản đang gặp khó khăn hay đón đầu khả năng lạm phát tăng cao trong thời gian tới?

Lãi suất đang dần phục hồi trở lại

Với giao dịch tại quầy, lãi suất SCB vẫn tiếp tục giữ vị trí quán quân trên thị trường. Cụ thể, lãi suất đạt 4%/năm (kỳ hạn 1 – 3 tháng), 5,9%/năm (kỳ hạn 6 tháng) và 7%/năm (kỳ hạn 12 tháng trở lên). Với giao dịch trực tuyến, SCB tăng lãi suất ở kỳ hạn 6 tháng (0,75 điểm %) và 13 tháng trở lên (0,25 – 0,35 điểm %) so với tại quầy. SCB có mức lãi suất cao ổn định thời gian gần đây, so với tháng 3, lãi suất tháng 4 không quá nhiều sự thay đổi nhưng SCB vẫn giữ vững ngôi vương và tạo cách biệt khá đáng kể với các ngân hàng khác.

Tháng 4 ghi nhận sự “vươn lên” nổi bật của BacABank, từ vị trí thứ 3 lên thứ 2 về lãi suất tiết kiệm tốt nhất tại quầy trên thị trường. Tháng này, ngân hàng tăng thêm 0,3 điểm % lãi suất cho tiền gửi 6 tháng đạt mức 6,1%/năm và tăng 0,1 điểm % cho kỳ hạn 12 tháng đạt mức 6,6%/năm. Lãi suất cao nhất áp dụng cho kỳ hạn 24 – 36 tháng với 6,8%/năm. Hình thức giao dịch online, ngân hàng nhích tăng lần lượt 0,1 điểm % lãi suất tại các kỳ hạn so với tại quầy.

Lãi suất đang dần phục hồi trở lại so với mức lãi suất chạm đáy trong 2 năm nay

Theo sát BacABank là VietcapitalBank với lãi suất ngắn hạn 1 – 3 tháng là 3,9%/năm, kỳ hạn 6 tháng là 5,9%/năm và kỳ hạn từ 12 tháng trở lên dao động từ 6,2 – 6,8%/năm. So với tháng trước, VietcapitalBank ghi nhận tăng thêm 0,1 – 0,2 điểm % ở một số kỳ trung và dài hạn. Với giao dịch trực tuyến, mức lãi suất thay đổi từ kỳ hạn 6 tháng trở lên, cụ thể tăng tương ứng 0,2 điểm % so với tại quầy.

Vị trí thứ 4 và 5 thuộc về CBBank và OceanBank. Tại CBBank mức lãi suất là 3,75%/năm (kỳ hạn dưới 5 tháng), 6,25%/năm (kỳ hạn 6 tháng), 6,55%/năm (kỳ hạn 12 tháng) và mức cao nhất là 6,7%/năm (kỳ hạn 36 tháng). Mức lãi suất này tăng 0,1 điểm % khi giao dịch trực tuyến. So với ngân hàng CBBank thì OceanBank không có quá nhiều chênh lệch (thấp hơn 0,05 – 0,1 điểm % tại một số kỳ)

Quán quân giao dịch trực tuyến thuộc về NamABank với lãi suất cao nhất lên đến 7,4%/năm (kỳ hạn 16 – 36 tháng) và 7,2%/năm (kỳ hạn 12 tháng). Cũng kênh giao dịch này, sau NamABank, có thể kể đến SCB, VietBank, CBBank, VietcapitalBank,…

Có thể thấy, hầu hết các ngân hàng đều có những ưu đãi lãi suất để khuyến khích khách hàng giao dịch online hơn tại quầy.

Nhìn chung, tại hầu hết các ngân hàng tư nhân, lãi suất đang dần phục hồi trở lại so với mức lãi suất chạm đáy trong 2 năm nay. Đặc biệt, trong tháng 4 này, hàng loạt các ngân hàng điều chỉnh tăng mạnh lãi suất.

Điển hình như OCB tăng lãi suất gửi tiết kiệm online đến 0,6 điểm % ở kỳ hạn 6 tháng, tăng 0,5 điểm % ở kỳ hạn 9 tháng và 0,2 điểm % ở kỳ hạn 12 tháng. MB Bank tăng mạnh thêm 0,4 điểm % lãi suất cho tiền gửi 12 tháng, còn NamABank tăng thêm 0,2 điểm % cho kỳ hạn 6 tháng.

Tháng này, 3 ngân hàng có lãi suất giảm nhưng biên độ không quá sâu như Techcombank giảm 0,05 điểm % lãi suất cho kỳ hạn 1 – 3 tháng khi gửi tại quầy. Trên kênh online, Kienlongbank giảm 0,16 điểm % ở kỳ hạn 6 – 12 tháng, trong khi NamABank giảm 0,05 điểm % cho kỳ hạn 1 – 3 tháng.

Với nhóm các ngân hàng nhà nước lớn như Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV, lãi suất tiết kiệm vẫn không nhiều thay đổi so với tháng trước. Lãi suất tiết kiệm cao nhất tại 4 ngân hàng này là 5,6%/năm áp dụng tại Vietcombank, VietinBank và 5,5%/năm tại Agribank, BIDV.

Tại sao các ngân hàng tăng lãi suất?

Trong bối cảnh phức tạp của chính trị tác động đến tình hình kinh tế, các kênh đầu tư như chứng khoán, vàng, tiền điện tử hay bất động sản biến động khó lường. Lãi suất ngân hàng đang phục hồi tốt trở lại khiến kênh đầu tư này đang là một nơi “trú ẩn tốt” với các nhà đầu tư và kênh sinh lời hấp dẫn đối với người dân.

Điều này có thể nhận thấy qua số liệu công bố mới đây của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, đến cuối tháng 1, tiền gửi của dân cư tại các ngân hàng đạt hơn 5.400 triệu tỷ đồng, tăng 1,95% so với cuối năm 2021. Chỉ trong một tháng, người dân mang gửi thêm vào ngân hàng hơn 103.000 tỷ đồng. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 tháng, tính từ tháng 2/2021.

Mặc dù lãi suất tiết kiệm nhích dần, song các ngân hàng cho rằng, không lo thiếu vốn giá rẻ để đẩy mạnh cho vay trong năm 2022. Vì khi lãi suất huy động của ngân hàng tăng sẽ tiếp tục hút nguồn tiền từ dân cư. Cùng với đó, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) là sẽ trợ lực tốt cho vùng vốn rẻ của các ngân hàng hiện nay. Trung tâm phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI nhận định mặt bằng lãi suất huy động năm 2022 dự kiến tiếp tục tăng trong nửa cuối năm nay, thêm từ 0,2 – 0,25%.

Các chuyên gia cho rằng việc các ngân hàng tăng lãi suất không hẵn phản ánh việc thiếu vốn. Nguyên nhân tăng lãi suất có thể xuất phát từ việc “đón đầu” lạm phát đang tăng cao. Ngoài ra, việc tăng lãi suất cũng nhằm mục đích cạnh tranh với các kênh đầu tư khác để thu hút tiền nhàn rổi của người dân.

Nguồn: https://cafeland.vn/tin-tuc/voi-so-tien-duoi-1-ty-gui-tiet-kiem-vao-dau-trong-thang-4-108243.html

[ad_2]