[ad_1]

Tào Tháo quyết định giết Hoa Đà không phải do sợ Hoa Đà lấy đầu
Tào Tháo quyết định giết Hoa Đà không phải do sợ Hoa Đà lấy đầu – Ảnh: Internet

Việc Tào Tháo ra tay với Hoa Đà tưởng chừng như vô lý nhưng thực ra đằng sau là những lý do cực “hợp lý”.

Thời cổ đại từng có một vị danh y là Hoa Đà. Vị danh y được biết đến là rất giỏi về nội khoa, ngoại khoa và nhi khoa.

Dẫu tài hoa là vậy song Hoa Đà lại không may qua đời sớm. Cho đến nay, hậu thế vẫn còn nhiều nghi hoặc về cái chết của ông. Phần lớn các quan điểm cho rằng vị danh y chết là do Tào Tháo sát hại.

Rốt cuộc vì sao Tào Tháo lại làm như vậy? Có uẩn khúc gì trong câu chuyện này hay không?

Hoa Đà thần y lỗi lạc

Theo người đời truyền lại, Hoa Đà sinh năm 145 và bị Tào Tháo giết vào năm 208. Ông đã chu du khắp nơi khi còn trẻ và rất quan tâm đến y học, thậm chí sau này ông nghiên cứu thuật giả kim nữa.

Hoa Đà và Tào Tháo là người cùng quê. Ông tính tình điềm đạm, thông minh và ham học hỏi, mặc dù thông hiểu kinh thư, nhưng lại thích thuật giả kim và phương pháp tu luyện, ngày thường thích đến danh sơn u động đề thăm dò phương pháp tu đạo.

Thời ấy đối với người biết đọc, biết viết thì con đường làm quan trọng triều mới được trọng vọng. Trong khi đó Hoa Đà lại chọn con đường rong ruổi hành nghề y.

Ông đã từng đi khắp An Huy, Sơn Đông, Hà Nam (Trung Quốc) và những nơi khác để khám chữa bệnh cho mọi người và chữa trị vết thương. Vị danh y đã có nhiều thành tựu trong y học. Chuyện kể rằng có hai người bị sốt và nhức đầu không chịu nổi, họ cùng tìm đến Hoa Đà để chữa trị.

Tranh minh họa Hoa Đà
Tranh minh họa Hoa Đà – Ảnh: Internet

Mặc dù bên ngoài cả hai có biểu hiện giống hệt nhau, nhưng Hoa Đà lại đưa cho bọn họ hai đơn thuốc hoàn toàn khác: Một là thuốc kích nhiệt, đơn còn lại là thuốc giải nhiệt. Hai người đều thấy có chút kỳ quái, nhưng sau khi uống thuốc, thân thể bọn họ nhanh chóng bình phục.

Về sau người ta mới hiểu ra Hoa Đà đã phát hiện hai người họ mang hai loại bệnh khác nhau. Chỉ có những người y thuật cao siêu mới có thể nhìn ra điều này.

Không những vậy, vị thần y còn phát hiện ra nhiều tác dụng đặc biệt của các loại thuốc nam Trung Quốc, phát minh ra ma phí tán (một loại thuốc gây mê sớm nhất thế giới). Ngoài việc chữa bách bệnh, ông còn sớm nhận ra vai trò của việc giữ gìn sức khỏe và sáng tạo ra “Ngũ cầm hí” (một bài khí công cổ đại).

Chưa dừng lại ở đó, Hoa Đà cũng sớm tìm ra phương pháp phẫu thuật để giúp con người loại bỏ các khối u và loại bỏ vết thương, bảo vệ tính mạng. Dẫu phương pháp này chưa được hoàn thiện nhưng vẫn khiến hậu thế phải nể phục.

Hoa Đà vốn có công năng túc mệnh thông, có thể biết trước vận mệnh của một người, biết sinh tử là do số mệnh, nhiều bệnh là do nghiệp báo, và bệnh nghiệp trong kiếp này có thể trả được nghiệp báo của kiếp trước, đó không phải là chuyện xấu, và đôi khi chẩn đoán trị liệu cũng không cần thiết. Vì vậy, ông bắt đầu ít tích cực chữa trị cho bệnh nhân, ông cũng coi nhẹ những được mất trong nghề y.

Số phận của Hoa Đà

Hoa Đà đồng tụ với người đồng hương là Tào Tháo sau khi Tào Tháo chiếm được Nghiệp Thành. Tào Tháo đối với tu đạo dưỡng sinh thập phần hứng thú, nên đã bắt đầu chiêu mộ một số lượng lớn những người tu luyện danh tiếng đến Nghiệp Thành, Hoa Đà là một trong số đó.

Trong số đó còn có Tả Từ, Cam Thủy, Lãnh Thọ Quang, Lỗ Nữ Sinh và Khước Kiệm v.v. Họ đều cao thọ, đạt đến hơn 200 tuổi, nhưng có dung mạo trẻ trung, còn có thần thông như có thể phân thân, ẩn hình, v.v.

Tào Tháo xưa nay có bệnh kinh niên là đau đầu, mỗi lần phát tác, đều tâm loạn mắt huyễn. Chỉ cần Hoa Đà châm cứu trị liệu thì cơn đau sẽ giải trừ ngay, vì vậy Tào Tháo giữ Hoa Đà kè kè bên mình. Tuy nhiên, Hoa Đà nói với Tào Tháo rằng: “Bệnh này rất khó trị, trị liệu trường kỳ, dần dần mới hoãn giải, cũng có thể kéo dài thọ mệnh.”

Thực ra, Hoa Đà có công năng túc mệnh thông, có thể thấy trước duyên cố của mình với Tào Tháo. Ông biết rằng Tào Tháo tương lai sẽ chết vì bệnh này, và bản thân ông cũng phải cam chịu chết dưới tay Tào Tháo.

Hoa Đà vì vậy muốn từ chức để hồi hương. Tào Tháo mấy lần sai người đến thỉnh cầu ông trở lại, ông đều ngụy xưng rằng vợ mình sinh bệnh không khỏe, chần chừ né tránh quay lại càng lâu càng tốt.

Do đó, Tào Tháo phái người đến nhà Hoa Đà điều tra sự tình, dặn bảo thủ hạ: Nếu quả vợ ông ta thực sự bị bệnh, thì tiện ban thưởng cho bốn ngàn thăng đậu nhỏ, gia thêm kỳ hạn; còn nếu là lừa gạt, thì lập tức bắt ông ta tống hồi về ngay. Sau này, Tào Tháo phát hiện Hoa Đà nói dối, trong tâm cảm thấy rất tức khí, nên đã tống ông vào ngục.

Lúc ấy Tuân Úc đã nói giúp Hoa Đà: “Hoa Đà y thuật thực sự phi thường cao siêu, sinh tử của hắn có liên quan đến mạng sống của nhiều người, cũng nên bao dung và tha tội cho hắn.”

Nhưng Tào Tháo nhận định Hoa Đà là cố ý không chữa khỏi cho mình, tự cho rằng bản thân là tài giỏi, là loại tiểu nhân, khuyết đức, bởi vậy đối Hoa Đà khịt mũi coi thường, còn gọi ông là “bọn chuột nhắt” . Cuối cùng, Hoa Đà cũng không thoát khỏi số mệnh, và chết trong ngục, mà Tào Tháo cuối cùng cũng vì căn bệnh này mà chết.

Tào Tháo không thể làm khác?

Hoa Đà bị Tào Tháo giết năm 208, 12 năm sau Tào Tháo cũng qua đời. Năm 220, Tào Phi, con trai Tào Tháo lên tiếp quản mới hiểu lý do tại sao cha mình nhất quyết muốn giết Hoa Đà.

Lý do thứ nhất, Tào Tháo không muốn mạo hiểm để Hoa Đà mổ sọ. Suy cho cùng, Hoa Đà dù xuất chúng nhưng khi đó các điều kiện vật chất vẫn còn lạc hậu và chưa hoàn thiện. Do đó, việc mổ sọ là một việc cực kỳ nguy hiểm. Đặc biệt với người ở vị thế cao như Tào Tháo thì việc đánh đổi này là hoàn toàn vô lý.

Lý do thứ hai, Tào Tháo trừng trị kẻ dám lừa dối mình. Hoa Đà khi đó chỉ là một người thầy thuốc, dù tài giỏi nhưng không có địa vị.

Với tư cách là một người lãnh đạo trăm quân như Tào Tháo, việc bị lừa gạt bởi một kẻ tiểu nhân là điều không thể tha thứ.

Lý do thứ ba, Tào Tháo muốn củng cố uy quyền của bản thân. Khi đó, Tào Tháo mới bắt đầu gây dựng lực lượng, ông có tham vọng rất lớn, hy vọng đánh bại nhà Ngô trong trận Xích Bích tiếp theo.

Để chuẩn bị cho trận chiến này, Tào Tháo cần những người có năng lực và trung thành với mình. Vì vậy ông bắt đầu tuyển mộ những người có năng lực và chính nghĩa trên khắp đất nước, hy vọng rằng họ có thể phục vụ mình.

Tào Tháo cho rằng việc Hoa Đà lừa dối nếu không bị trừng trị nghiêm khắc, thì những người tài giỏi khác trong thiên hạ cũng sẽ học theo và bản thân không được nể trọng. Việc Tào Tháo ra tay với Hoa Đà cũng chính là một lời cảnh báo cho những người khác.

Phần kết

Tào Tháo nhất định muốn giết Hoa Đà không chỉ để phòng bị hay xả cơn giận thông thường. Đằng sau quyết định này là chiêu “giết gà dọa khỉ” giúp ông củng cố thêm quyền uy trong thiên hạ, từ đó thu hút và giữ chân các nhân tài.

Nguyệt Hòa tổng hợp

Xem thêm

[ad_2]