[ad_1]

Vạch lỗi của người khác thì dễ, tìm lỗi của mình mới khó thay

Một người đàn ông lo sợ vợ mình bị điếc nên đã gọi điện cho bác sĩ xin tư vấn: “Bác sĩ, vợ tôi có dấu hiệu của bệnh điếc. Cô ấy thường xuyên không nghe thấy tôi nói gì. Chúng tôi phải làm gì bây giờ?”.

Người bác sĩ đưa ra một bài kiểm tra nhỏ: “Vậy à, trước khi tìm đến với chúng tôi, anh có thể thử một bài kiểm tra ở nhà. Đầu tiên, anh hãy đứng cách xa cô ấy 12 mét, nói bằng giọng bình thường. Nếu cô ấy không nghe thấy, hãy tiến lại gần đến 9 mét, 6 mét rồi 3 mét… cho đến khi anh nghe thấy cô ấy trả lời”.

Tối hôm đó, người vợ đang nấu ăn dưới bếp còn anh ấy đang ở trong phòng ngủ. “Khoảng cách này là đủ 12 mét rồi, hãy xem chuyện gì đang xảy ra”, người đàn ông nghĩ. Sau đó anh ta nói bằng giọng bình thường: “Em yêu, tối nay chúng ta ăn gì?”. Không một lời đáp!

Sau đó, anh ta tiến lại gần bếp hơn, cách chỗ vợ khoảng 9 mét và lặp lại: “Em yêu, tối nay chúng ta ăn gì?”. Vẫn không có câu trả lời.

Anh ta tiến lại phòng bếp, đứng ở cửa cách chỗ vợ khoảng 6 mét: “Em yêu, tối nay chúng ta ăn gì?”. Cô vợ vẫn đáp trả bằng sự im lặng và miệt mài nấu nướng.

Lần này, anh tiến sát lại vợ, cách khoảng 3 mét: “Em yêu, tối nay chúng ta ăn gì?”. Không một tín hiệu cho thấy cô ấy nghe thấy.

Mất kiên nhẫn, người đàn ông tiến đến đứng ngay sau lưng vợ, bực mình hỏi: “Này em, tối nay chúng ta ăn gì?”.

Cô vợ cau có trả lời: “Đây là lần thứ 5 em trả lời là thịt gà!”

(!)

***

Một người đi trên đường chẳng may vấp phải hòn đá, sẽ bực mình trách hòn đá vô duyên hay kẻ nào vô ý ném hòn đá ra đây, chứ chẳng mảy may trách mình nhìn đường không cẩn thận. Bảo toàn bản thân, tìm lỗi của người, oán giận và trách móc, một người bình thường sẽ hành xử theo lối ấy.

Phạm Thuần Nhân, một học giả lỗi lạc thời nhà Tống thường xuyên nhắc nhở các con mình rằng: “Dù là kẻ ngu dốt nhất, người ấy cũng có thể là hết sức sáng suốt khi quở trách người khác. Còn người thông minh cực kỳ cũng có thể vô cùng hồ đồ trong lúc tự tha thứ cho lỗi lầm của bản thân mình. Vì vậy, nếu các con có thể tự xét tìm những lỗi lầm của bản thân như khi phán xét lỗi lầm của người khác, và khoan dung cho người khác như khi tha thứ cho chính bản thân mình, thì các con chắc chắn có thể trở thành bậc Thánh hiền”.

Chừng nào một người còn chăm chăm nhìn vào lỗi lầm của người khác, chừng ấy anh ta còn bực tức oán hận, sẽ dễ nói lời bất hảo, làm việc bất hảo, tổn đức và tạo nghiệp. Chỉ khi một người xoay cái nhìn sắc như dao vào bản thân mình, anh ta mới có thể nhận ra khuyết điểm của bản thân và tiến bộ. Để làm được điều này, một người cần có quyết tâm hướng Thiện và dũng khí lớn.

Xem thêm

[ad_2]