[ad_1]
Để nhận định một người như thế nào hãy xem họ tận dụng thời gian rảnh của mình ra sao. Nếu dùng thời gian rảnh để đánh bài thì họ chỉ có thể trở thành một kẻ cờ bạc. Nếu dùng thời gian rảnh để phục vụ cho xã hội, thì có lẽ họ sẽ trở thành một nhà cải cách.
Hoặc dùng thời gian rảnh của mình để nghiên cứu lịch sử thì họ cũng có thể trở thành một nhà sử học. Thời gian rảnh của bạn quyết định bạn là một người như thế nào, cũng quyết định cuộc sống của bạn ra sao. Một người tận dụng thời gian rảnh như thế nào, cũng sẽ quyết định tiền đồ của người đó.
Cuối thời Đông Hán, có một người tên là Đổng Ngộ, là một phần tử tri thức vô cùng nổi danh vào thời đại đó, cùng với sáu nhân vật khác được xưng là Nho Học Tông Sư. Đổng Ngộ có được kiến thức rộng lớn như vậy cũng nhờ vào ông biết cách tận dụng thời gian rảnh.
Có người hỏi Đổng Ngộ: “Ngài đọc sách như thế nào?”.
Đổng Ngộ trả lời rằng: “Nếu như đọc một quyển sách không hiểu, thì đọc lại lần nữa”.
Người này hỏi tiếp: “Làm gì có thời gian để đọc lại một quyển sách lần nữa?”.
Đổng Ngộ đáp: “Vậy thì lợi dụng ‘thời gian tam dư’”.
Người này vô cùng hiếu kỳ: “Cái gì gọi là ‘thời gian tam dư’?”.
Đổng Ngộ đáp: “Đông giả tuế chi dư, dạ giả nhật chi dư, âm vũ giả thì chi dư dã”.
Có nghĩa là, mùa đông được xem như một khoảng thời gian rảnh rỗi trong năm, buổi tối là thời gian rảnh rỗi trong ngày, ngày mưa là thời gian rảnh rỗi trong cả bốn mùa. Vào những khoảng thời gian rảnh rỗi này chúng ta có thể làm gì? Đổng Ngộ đề nghị chúng ta nên tận dụng khoảng thời gian này để đọc sách.
Trong những năm Hưng Bình thời Đông Hán, Quan Trung đại loạn, Đổng Ngộ cùng ca ca làm việc dưới trướng của một vị tướng quân ở Quan Trung. Khi làm việc hay lao động Đổng Ngộ luôn mang theo Kinh Thư bên người, cứ có thời gian rảnh là lại lấy ra xem. Mặc dù thường bị ca ca chê cười, nhưng ông chưa từng từ bỏ thói quen ấy, cuối cùng trở thành một trong bảy vị có học vấn cao nhất dưới trướng Tào Ngụy.
Có thể nói rằng, thành công của Đổng Ngộ một phần dựa vào việc ông biết cách tận dụng thời gian rảnh của mình.
Năm Vương Dương Minh 35 tuổi, ông bị giáng chức đến Long Trường, Quý Châu, để nhậm chức Dịch Thừa. Tuy nhiên, vì không có bao nhiêu công vụ nên ông có nhiều thời gian rảnh rỗi. Trong những ngày tháng không có việc gì làm, Vương Dương Minh cũng không để cho bản thân nhàn rỗi, ông không ngừng đọc sách, không ngừng suy ngẫm, “Thánh Nhân xử thử, canh hữu hà đạo”.
Liên tục tĩnh tâm suy ngẫm trong một khoảng thời gian dài, Vương Dương Minh cuối cùng cũng nhận được hồi báo. Cuối cùng có một ngày, vào lúc nửa đêm, ông đột nhiên giác ngộ. Ông cho rằng tâm chính là thứ cơ bản nhất dùng để cảm ứng vạn vật, vì vậy đề xuất mệnh đề “tâm tức lý”, nhận ra rằng: “Thánh nhân chi đạo, ngộ tính tự túc, hướng chi cầu lý ư sự vật giả ngộ dã“. Đây cũng chính là câu chuyện “Long Trường Ngộ Đạo” trứ danh. Việc này cũng trở thành thành tựu lớn nhất trong cuộc đời ông.
Lợi dụng thời gian rảnh để đạt được thành tựu còn có rất nhiều người khác nữa. Giống như Tề Bạch Thạch vốn dĩ chỉ là một thợ mộc, khi rảnh rỗi thì vẽ chơi, cứ như vậy trở thành bậc thầy về hội họa, nổi danh ở Trung Quốc. Ví dụ như Dư Hoa, sở thích của ông là đọc sách viết văn, mỗi đêm yên tĩnh, ông thường ngồi dưới đèn không ngừng đọc sách, viết lách.
Mấy năm sau, vốn dĩ chỉ là một bác sĩ nha khoa bình thường, Dư Hoa trở thành một tác giả nổi tiếng, tác phẩm bán chạy cả trong và ngoài nước. Đương Niên Minh Nguyệt vốn dĩ là một nhân viên công chức, chỉ là nhân lúc rảnh rỗi chơi trò “Minh Sử”, kết quả cuối cùng tạo ra tác phẩm “Những chuyện xảy ra vào thời nhà Minh” nổi tiếng khắp Trung Quốc.
Quả thực, thời gian rảnh của mỗi một người đều hàm chứa tương lai của người đó.
Albert Einstein từng nói: “Điểm khác biệt giữa con người nằm ở khoảng thời gian rảnh của từng người. Thời gian rảnh sau công việc sinh ra người tài, đồng thời cũng sinh ra kẻ lười biếng, kẻ mê rượu, kẻ cờ bạc. Điều này không chỉ tạo ra sự khác biệt giữa hiệu suất làm việc, mà còn tạo ra sự chênh lệch về mức độ thành công trong cuộc sống”.
Tác giả Ngô Đạm Như của Đài Loan từng nói: “Cách bạn lựa chọn phương thức giải thích, trong lúc không hay không biết đã quyết định tương lai của bạn”.
Đối với Ngô Đạm Như, học tập là cách giải tỏa áp lực, cũng là một phương thức giải trí đặc biệt. Mỗi năm cô đều tận dụng thời gian rảnh của mình để học thêm nhiều thứ mới. Ví dụ như học kỹ thuật làm gốm, nhiếp ảnh, biểu diễn, bơi lội, lặn có bình khí…
Những thể nghiệm mới này không những giúp cho cuộc sống của cô thêm phong phú, cũng không ngừng mang đến linh cảm cho cô. Tác phẩm “Ngày hè tươi sáng” của Ngô Đạm Như được đạo diễn nổi tiếng Đài Loan là Dương Đức Xương chuyển thể thành phim, trở thành bộ phim đại biểu cho nền điện ảnh Đài Loan và nổi tiếng trên thế giới. Sau đó Ngô Đạm Như được mọi người gọi là “Thiên Hậu tiêu thụ sách của Đài Loan”.
Còn nhớ có người đã phân tích rằng, nếu như mỗi người đều có tuổi thọ là 72 tuổi, thì thời gian ngủ cả đời là 20 năm, thời gian ăn cơm là 6 năm, thời gian bị bệnh mất 2 năm, thời gian để học tập và hoạt động là 8 năm, thời gian làm việc mất hết 14 năm, thời gian rảnh rỗi còn lại là 22 năm.
Vì vậy, thời gian rảnh của mỗi người quyết định mức độ thành công trong cuộc sống của họ.
Nếu như mỗi ngày bạn dành ra thời gian một tiếng đồng hồ để học tập kiến thức về một phương diện nào đó, thì một năm sau ở phương diện này, bạn sẽ có thêm kiến thức nhiều hơn 99,99% dân số trên thế giới.
Thậm chí mỗi ngày khi tan ca bạn dành ra 30 phút, thì trong một tuần bạn đã có thể nhẹ nhàng đọc hết một quyển sách. Mặc dù bạn không phải là chuyên gia, nhưng so với những người đồng trang lứa thì kiến thức mà bạn có sẽ nhiều hơn rất nhiều so với họ.
Tục ngữ có câu: “Nhất thốn quang âm nhất thốn kim, thốn kim nan mãi thốn quang âm” (Một thốn thời gian cũng trân quý như một thốn vàng, nhưng một thốn vàng không thể mua được một thốn thời gian), ý nói thời gian vô cùng quý giá.
Không bằng bắt đầu từ bây giờ, tận dụng thời gian rảnh kiên trì đi làm một việc gì đó. Bởi vì bất luận là ai cũng sẽ không đạt được thành công một cách dễ dàng, con đường đời cũng không thể nào luôn luôn thuận lợi. Thành công của một người được tạo thành từ những điều nhỏ nhặt nhất, và được tích lũy từng ngày.
[ad_2]