[ad_1]
Trong “Đạo Đức Kinh” có viết: “Ngũ sắc lệnh nhân mục manh; ngũ âm lệnh nhân nhĩ lung; ngũ vị lệnh nhân khẩu sảng; trì sính điền liệp, lệnh nhân tâm phát cuồng; nan đắc chi hóa, lệnh nhân hành phương”
Tham luyến đủ loại sắc thái, khiến người ta tinh-khí-thần phân tán ra ngoài, thị giác chậm lục; quá độ chạy theo âm nhạc kích thích, khiến người ta lòng dạ mất đi khí chất bình hòa trung chính, thính giác chậm lục; chú trọng thức ăn mỹ vị, khiến người ta vị giác chậm lục; chìm đắm vào thú vui cưỡi ngựa, khiến người ta tinh thần bạo ngược. Của cải hy hữu khó được, khiến người ta tăng trưởng lòng tham, mà tạo thành hành vi sai lệch.
Một người sống đơn giản, thường suy nghĩ ít hơn, họ đối đãi với bất kì chuyện gì cũng đều chuyên nhất và tập trung, chứ không vòng vo và phức tạp hóa mọi chuyện lên.
Một người sống đơn giản, họ không quan tâm đến bình phẩm và đánh giá của những người xung quanh, họ chỉ làm theo những gì họ cho là đúng đắn và những gì con tim mách bảo, họ sống có lí tưởng cũng như lập trường của bản thân.
Càng nghĩ nhiều, nghi tâm càng lớn, so đo tính toán càng nhiều. Ngược lại, nếu suy nghĩ phức tạp, thì sẽ ngày càng mệt mỏi với cuộc sống. Xã hội càng phức tạp, thì những người ở cảnh giới cao lại càng đơn giản và thuần khiết.
Người sống đơn giản sẽ biết cách kiểm soát sự phức tạp bằng cách đơn giản hóa mọi thứ, họ biết duy trì một nội tâm bình hòa trong một thế giới đầy phức tạp, làm một người đơn giản nhất, ăn bữa ăn đơn giản nhất, và sống những ngày tháng đơn giản nhất.
Cuộc sống tràn đầy ý nghĩa chính là cuộc sống đơn giản, bình an và thanh đạm. Ý nghĩa của cuộc sống, cũng thản đãng và êm đềm tựa như ngâm thơ trong vườn nhạc vậy. Trí huệ của cuộc sống, quan trọng nhất chính là giữ vững nội tâm, trở về bản tính tiên thiên của chính mình.
Người ở tầng thứ cao càng tỏ ra mạnh mẽ, người ở tầng thứ thấp càng bình hòa
Lão Tử giảng: Thượng Thiện Nhược Thủy. Người bình hòa cũng giống như nước, tuy mềm mại nhưng lại có thể bao dung vạn vật. Nước với vẻ ngoài mềm mại, nhu mỳ, nhưng lại ẩn chứa sức mạnh kì diệu, vô biên.
Làm người cần học cách sống thân thiện và bình hòa, làm việc hoặc nói chuyện cũng cần để lại cho người khác một khoảng hòa hoãn và ấn tượng tốt. Có ấn tượng tốt, tự nhiên sẽ có những mối lương duyên tốt đẹp, có những mối lương duyên tốt đẹp, con đường sẽ ngày càng rộng mở, thênh thang.
Ngược lại, một người luôn cố tỏ ra mạnh mẽ, nổi bật đôi khi lại không thể chú ý đến hành vi, lời nói của bản thân, dễ khiến người khác bị tổn thương.
Làm một người bình hòa và dễ gần, cần phải học cách kiểm soát lời ăn tiếng nói của bản thân mình, bảo trì tâm thái hòa ái và thản đãng. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là, chúng ta sống mà không có nguyên tắc.
Tâm thái hòa hợp, thản đãng không phải là trạng thái cạnh tranh, mà là trạng thái cân bằng trong cuộc sống.
Người ở tầng thứ thấp coi trọng ‘dưỡng’, người ở tầng thứ cao coi trọng ‘thuận’.
Lão Tử rất thông thạo cách giữ gìn sức khỏe và có trí tuệ giữ gìn sức khỏe độc đáo. Trong đó có phương pháp: Muốn đạt đến tột cùng của sự trống rỗng, cần phải giữ được sự yên lặng và bình hòa trong tâm.
Trong thế giới quan của Lão Tử, mấu chốt của sức khỏe là nâng cao tinh thần. Giữ cho nội tâm luôn bình hòa, thản đãng và bình yên là cách quan trọng và tốt nhất để giữ gìn sức khỏe. Con người hiện đại thường không chú trọng việc tu dưỡng nội tâm, cứ luôn hướng ngoại mà tìm cầu, như vậy rất khó có thể có một tâm thái bình hòa.
Lão Tử giảng: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên”.
Phương pháp dưỡng sinh thật sự, chính là con người thuận theo tự nhiên, giữ một tâm thái bình thản là được rồi, không truy cầu và chấp trước vào được mất nơi thế gian. Cố gắng làm tốt những việc mình cần phải làm, đừng tự ôm về mình những nỗi lo lắng, ưu phiền. Sử dụng phương pháp dưỡng sinh phù hợp, sống tùy kì tự nhiên, đó mới là cách sống lành mạnh nhất.
Người ở tầng thứ thấp thì “lấy”, người ở tầng thứ cao thì “buông”
Nếu bạn muốn làm nên thành tựu và đại sự, bạn nhất định phải có khả năng tập hợp mọi người lại với nhau, nếu làm được vậy thì nhất định cần phải biết cách quản lý người khác.
Một nhà lãnh đạo giỏi, một xí nghiệp tốt, thậm chí ngay cả một phụ huynh tốt, cần phải học được cách quản lý.
Quản lý như thế nào mới làm quản lý tốt? Lão Tử giảng “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”.
Kiểu “sinh vạn vật” này, là một loại bản năng, phát triển sinh trưởng một cách tự nhiên, là bản tính của vạn vật.
Một nền giáo dục tốt, cũng không thể siết chặt hoặc nới lỏng. Hãy để cho con trẻ thỏa thích tìm được lĩnh vực phù hợp với sở thích, sở trường của bản thân, đừng đưa ra quá nhiều nguyên tắc cứng nhắc để hạn chế sự phát triển của con trẻ, hãy để chúng được sống thuận theo thiên tính của chính, tự do phát triển và lớn lên, đây mới là cách giáo dục tốt nhất.
Lan Hòa biên tập
Nguồn: Secretchina
[ad_2]