CHÍNH PHỦ
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–

Số: 99/2015/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015

NGHỊ ĐỊNH

QUYĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT NHÀ Ở

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xâydựng,

Chínhphủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định nàyquy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số điều, khoản về sở hữu nhà ở, phát triển nhà ở, quản lý, sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở vàquản lý nhà nước về nhà ở tại ViệtNam quy định tại Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 (sau đây gọi làLuật Nhà ở).

2. Việc quy định chi tiết một số điều, khoản về phát triển nhà ở xã hội; quản lý, sử dụng nhà ở xã hội không thuộc sở hữu nhànước; cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư;xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở; giao dịch mua bán,thuê, thuê mua nhà ở thương mại củadoanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản; thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực nhà ở được thực hiện theocác Nghị định khác của Chính phủ.

Điều 2. Đối tượngáp dụng

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức; cánhân nước ngoài có liên quan đến sở hữu,phát triển, quản lý, sử dụng và giao dịch về nhà ở tại Việt Nam.

2. Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến nhà ở.

Điều 3. Chương trình, kế hoạchphát triển nhà ở của địa phương

1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có tráchnhiệm tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương và triển khai thực hiệnchương trình, kế hoạch này theo quyđịnh tại Điều 15 và Điều 169 của Luật Nhà ở.

2. Nội dung chương trình phát triển nhà ở 05 năm và 10 năm hoặc dài hơn của địaphương bao gồm:

a) Đánh giá thực trạng các loại nhà ở(nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư), nhà ở của các nhóm đối tượng quyđịnh tại Điều 49 của Luật Nhà ở trên địa bàn;

b) Phân tích, đánh giá kết quả, tồn tại, nguyên nhân, các khó khăn, vướng mắctrong công tác phát triển và quản lýnhà ở, công tác quy hoạch sử dụng đất và quyhoạch xây dựng liên quan đến phát triển nhà ở của địa phương;

c) Xác định nhucầu về nhà ở (số lượng, loại nhà, tổng diện tích sàn xâydựng); nhu cầu về diện tích đất để xây dựng các loại nhà ở của từng khu vựctrên địa bàn; trong đó cần xác định cụ thể nhu cầu về nhà ở của các nhóm đối tượng cần hỗtrợ cải thiện nhà ở theo quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở; nhu cầu về vốn (vốn ngân sách nhà nước và cácnguồn vốn khác) để đầu tư xây dựng nhà ở;

d) Xác định các chỉ tiêu về pháttriển nhà ở (bao gồm diện tích nhà ở bình quân đầu người,chỉ tiêu diện tích sàn nhà ở tốithiểu, số lượng, diện tích sàn nhà ở xây dựng mới của từng loại nhà ở, chấtlượng nhà ở tại đô thị và nông thôn);

đ) Tại khu vực đô thị thì phải xácđịnh rõ các yêu cầu mối liên hệ giữa phát triển nhà ở với yêu cầu về phát triển đô thị;

e) Các giải pháp để thực hiện chươngtrình, trong đó nêu rõ các giải pháp về cơ chế chính sách nhà ở do địa phươngban hành, quy hoạch xây dựng, bố trí quỹ đất và hình thứcđầu tư xây dựng các loại nhà ở, giải pháp khoa học, công nghệ xây dựng để giảmchi phí xây dựng, huy động các nguồn vốn, cơ chế ưu đãi tài chính, đất đai, phương án thực hiệnchính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội cho từng nhóm đối tượng theo quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở;

g) Tiến độ thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan chức năng của địaphương trong việc thực hiện chương trình;

h) Các nội dungkhác có liên quan.

3. Nội dung kế hoạch phát triển nhà ở 05năm và hàng năm của địa phương bao gồm:

a) Vị trí, khu vực phát triển nhà ở,số lượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, số lượng nhà ở, tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở cần đầu tư xây dựng, trong đó nêu rõ kế hoạch cho 05 năm và hàng năm;

b) Tỷ lệ các loại nhà ở (nhà ởriêng lẻ, nhà chung cư) cần đầu tư xây dựng; số lượng, diện tíchsàn xây dựng nhà ở xã hội cần đầu tưxây dựng trong 05 năm và hàng năm, trong đónêu rõ diện tích sàn xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê;

c) Xác định chỉ tiêu diện tích nhà ởbình quân đầu người tại đô thị, nông thôn và trên toàn địa bàn; chỉ tiêu diệntích nhà ở tối thiểu;

d) Xác định diện tích đất để xây dựngcác loại nhà ở (nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư, nhà ở công vụ) trong 05 năm và hàngnăm; các hình thức đầu tư xây dựng nhà ở;

đ) Xác định nguồn vốn huy động chophát triển các loại nhà ở; thời gian triển khai thực hiện 05 năm và hàng năm;

e) Cách thức tổ chức thực hiện vàtrách nhiệm của các cơ quan liên quan của địa phương trong việc triểnkhai kế hoạch phát triển nhà ở;

g) Các nội dung khác có liên quan.

4. Vào giữa kỳ,cuối kỳ thực hiện chương trình phát triển nhà ở và khi phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở chonăm sau, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải sơ kết, đánh giá việcthực hiện chương trình, kế hoạch vàđiều chỉnh những nội dung, chỉ tiêu chưa phù hợp với thựctế.

Trường hợp do thay đổi nội dung Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia hoặc thayđổi quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải điều chỉnh lại nộidung chương trình phát triển nhà ở để trình Hội đồng nhândân cùng cấp thông qua trước khi phê duyệt theo quy định tại Điều 169 của Luật Nhà ở.

5. Các chỉ tiêu trong chương trình phát triển nhà ở, bao gồm chỉ tiêu diện tích nhà ởbình quân đầu người, diện tích nhà ở tối thiểu, số lượngnhà ở, tổng diện tích sàn xây dựngnhà ở mới, chất lượng nhà ở tại đô thị và nông thôn phảiđược đưa vào nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và cần đánhgiá việc thực hiện khi sơ kết, tổng kết nhiệm vụ này.

Điều 4. Trình tự, thủ tục xâydựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương

1. Trình tự, thủtục xây dựng chương trình phát triển nhà ở 05 năm và 10 năm hoặc dài hơn của địa phương được thực hiện như sau:

a) Sở Xây dựng thực hiện xây dựng đề cương chương trình pháttriển nhà ở, bao gồm nội dung chương trình, dự kiến kinh phí và dự kiến thuêđơn vị tư vấn xây dựng chương trình để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận;

b) Sau khi có ý kiến chấp thuận đềcương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Xây dựng trực tiếp thực hiện hoặc thuê đơnvị tư vấn có năng lực, kinh nghiệm trongviệc xây dựng chương trình phát triển nhà ở để phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ở địa phương và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thịxã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) tổchức khảo sát, tổng hợp số liệu, xây dựng dự thảo chương trình và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho ý kiến;

c) Sau khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho ý kiến về dự thảo chương trình, Sở Xây dựng tổ chức bổ sung, chỉnh lý, hoànthiện dự thảo để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấpthông qua. Đối với các thành phố trựcthuộc trung ương thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải gửi lấyý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng về nội dung chương trình trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấpthông qua;

d) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xemxét, thông qua chương trình phát triển nhà ở của địa phương; sau khi được Hộiđồng nhân dân cấp tỉnh thông qua, Ủy ban nhân dân cấp tỉnhphê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện chương trìnhnày.

2. Trình tự, thủ tục xây dựng kếhoạch phát triển nhà ở 05 năm và hàng năm của địa phương được thực hiện như sau:

a) Trên cơ sở chươngtrình phát triển nhà ở của địa phương đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phêduyệt, Sở Xây dựng trực tiếp thực hiện hoặc thuê đơn vị tư vấn có năng lực, kinh nghiệm trong việc xây dựngchương trình, kế hoạch phát triển nhà ở để phối hợp vớicác cơ quan có liên quan của địa phương xây dựng kế hoạchphát triển nhà ở 05 năm và hàng năm để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan liên quan của địa phươngcó trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến nhà ởtheo yêu cầu của Sở Xây dựng và phối hợp với Sở Xây dựng, đơn vị tư vấn để xây dựng kếhoạch phát triển nhà ở.

Trường hợp trong nội dung kế hoạch cóquy định về sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho phát triển nhà ở thì Ủy ban nhândân cấp tỉnh phải xin ý kiến của Hội đồng nhân dân cùng cấp về kế hoạch sử dụng vốn trước khi phê duyệt;

b) Trên cơ sởđề xuất nội dung kế hoạch phát triển nhà ở của Sở Xây dựng, Ủyban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt và tổ chức triển khaithực hiện kế hoạch.

Đối với kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải phê duyệttrước ngày 31 tháng 12 của năm trước năm kế hoạch; đối với kế hoạch phát triển nhà ở 05 năm thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải phê duyệt trước ngày 31 tháng 12 của năm cuối kỳ kế hoạch.

3. Sau khi phê duyệt chương trình và kế hoạch phát triển nhà ở, Ủy ban nhân dâncấp tỉnh phải đăng tải công khai chương trình, kế hoạch này trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnhcó trách nhiệm bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để xây dựng chương trình,kế hoạch phát triển nhà ở theo quy định của Nghị định này.

Bộ Xây dựnghướng dẫn cụ thể mức kinh phí để xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhàở của địa phương.

Chương II

SỞ HỮU NHÀ Ở

Điều 5. Giấy tờ chứng minh đốitượng được sở hữu nhà ở

1. Đối với tổ chức, hộ gia đình, cánhân trong nước khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chunglà Giấy chứng nhận) thì phải có giấytờ xác định nhân thân đối tượng theo quy định về cấp Giấy chứng nhận của pháp luật đất đai.

2. Đối với người Việt Nam định cư ởnước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy địnhsau đây:

a) Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thìphải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh củacơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;

b) Trường hợpmang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnhcủa cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờchứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơquan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Đối với tổ chức, cá nhân nướcngoài thì phải có giấy tờ chứng minh đối tượng theo quyđịnh tại Điều 74 của Nghị định này; trường hợp cá nhân nước ngoài có giấy tờxác nhận là gốc Việt Nam thì chỉ được quyền lựa chọn mộtđối tượng áp dụng là người Việt Nam định cư ở nước ngoàihoặc cá nhân nước ngoài để xác địnhquyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Điều 6. Cấp Giấy chứngnhận cho chủ sở hữu nhà ở

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhântrong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có giấy tờ chứng minh tạolập nhà ở hợp pháp (tuân thủ điều kiện và hình thức) theo quy định của Luật Nhà ở, pháp luật kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan (bao gồm cả nhà ở được đầutư xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trongcác dự án quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật Nhà ở) và có giấy tờ chứng minhđối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này thì được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với nhàở đó.

Đối với người Việt Nam định cư ởnước ngoài nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được tặng cho hoặc được thừa kế nhàở tại Việt Nam thì không được công nhận quyền sở hữu nhà ở mà phải thực hiện quy định tại các Khoản2, 3, 4 và 5 Điều 78 của Nghị định này.

2. Đối với nhà ở riêng lẻ được xây dựng có từ hai tầng trở lên và tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng có từhai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín (có phòng ở riêng,khu bếp riêng, nhà vệ sinh, nhà tắm riêng), có diện tích sàn tối thiểu mỗi căn hộ từ 30 m2 trởlên và nhà ở này đáp ứng các điều kiện vềnhà chung cư quy định tại Khoản 2 Điều 46 của Luật Nhà ở thì đượcNhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với từng căn hộ trong nhà ở đó; trường hợp chủsở hữu bán, cho thuê mua, tặng cho, để thừa kế căn hộ trong nhà ở này cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khácthuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì quyền sử dụng đất ở gắn với nhà ở này thuộc sử dụng chung của các đốitượng đã mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế căn hộ.

3. Ngoài các nội dung ghi trong Giấychứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai, cơ quan cấp Giấy chứng nhậncòn phải ghi thêm các nội dung sau đây:

a) Các thông tinvề nhà ở theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 của Luật Nhà ở;

b) Thời hạn sở hữunhà ở và các quyền được bán, tặng cho, để thừa kế, góp vốn bằng nhà ở của bênmua nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở cóthời hạn đối với trường hợp quy định tại Điều 123 của LuậtNhà ở hoặc ghi thời hạn sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại ViệtNam theo quy định tại Điều 161 của Luật Nhà ở, Điều 7 và Điều 77 của Nghị định này;

c) Trường hợp mua bán nhà ở xã hộitheo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 62 của Luật Nhà ở thì phải ghi thời hạnchủ sở hữu được quyền bán lại nhà ở xã hội này.

4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứngnhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định củapháp luật về đất đai; chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở có trách nhiệm làm thủtục cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà ở; trường hợp người mua,thuê mua nhà ở tự nguyện làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận thì chủ đầu tư phải cung cấp hồ sơ và cácgiấy tờ pháp lý có liên quan đến nhà ở mua bán, thuê mua cho người mua, thuêmua nhà ở.

Điều 7. Thời hạn sở hữu nhà ở

1. Trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại Điều 123 của Luật Nhà ở thì bên bán và bên mua thỏa thuận cụ thể các nội dung, baogồm thời hạn bên mua được sở hữu nhà ở; các quyền và nghĩavụ của bên mua trong thời hạn sở hữu nhà ở; trách nhiệm đăng ký và cấp Giấy chứng nhận cho bên mua; việc bàn giao lại nhà ở gắnvới quyền sử dụng đất ở và người nhận bàn giao lại nhà ởsau khi hết hạn sở hữu; việc xử lý Giấy chứng nhận khi hết hạn sở hữu và trách nhiệm của cácbên trong việc thực hiện hợp đồng muabán nhà ở. Trong thời hạn sở hữu nhà ở, bên mua được Nhà nước cấp Giấy chứngnhận đối với nhà ở đó thông qua hình thức thu hồi Giấy chứng nhận của bên bán và cấp Giấy chứng nhận mới cho bên mua hoặc ghi bổ sung vàotrang 3 của Giấy chứng nhận đã cấp cho bên bán và giao lạiGiấy chứng nhận này cho bên mua.

Trong trường hợp bên mua và bên bán có thỏa thuận về việc bên mua nhàở được quyền bán, tặng cho, để thừa kế, góp vốn bằng nhà ở trong thời hạn sở hữu nhà ởthì bên mua lại, bên được tặng cho, bên được thừa kế, bênnhận góp vốn chỉ được sở hữu nhà ởtheo thời hạn mà bên mua nhà ở lần đầu đã thỏa thuận với chủ sở hữu lần đầu.

2. Tổ chức nướcngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ởđược sở hữu nhà ở tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cấp cho tổ chức đó. Khi hết hạn sởhữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận,nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nướcxem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này; trường hợpGiấy chứng nhận đăng ký đầu tư không ghi thời hạn thìtrong Giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu cũng được ghi không thờihạn.

Trường hợp tổ chức nước ngoài bị phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động trước thời hạn sở hữunhà ở quy định tại Khoản này hoặc bị Nhà nước Việt Nam thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ cho phép hoạt động tại ViệtNam thì việc xử lý nhà ở này được thực hiện theo quy địnhtại Khoản 1 Điều 8 của Nghị định này; trường hợp trongthời hạn sở hữu nhà ở mà tổ chức nướcngoài chuyển thành tổ chức trong nước thông qua việc sápnhập hoặc chuyển vốn theo quy định của pháp luật thì tổchức này được sở hữu nhà ở ổn định lâu dài.

3. Cá nhân nước ngoài quy định tạiĐiểm c Khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận; khi hết thời hạnsở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêmthì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này.

4. Trường hợptrước khi hết hạn sở hữu nhà ở mà tổ chức, cá nhân nướcngoài bán hoặc tặng cho nhà ở thì người mua, người đượctặng cho được sở hữu nhà ở theo quy định sau đây:

a) Trường hợp bán hoặc tặng cho nhà ởcho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì bên mua, bên nhận tặng cho được sở hữu nhà ở ổn định lâudài;

b) Trường hợp bán hoặc tặng cho nhà ởcho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thìbên mua, bên nhận tặng cho chỉ được sở hữu nhà ở trong thời hạn còn lại; khihết thời hạn sở hữu còn lại mà chủ sở hữu có nhu cầu giahạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 củaNghị định này;

c) Bên bán, bên tặng cho nhà ở phảinộp thuế và các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước Việt Namtheo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 8. Xử lý đối với trườnghợp hết thời hạn sở hữu nhà ở

1. Trường hợp hết hạn sở hữu nhà ởtheo thỏa thuận giữa bên bán và bên mua nhà ở lần đầu theoquy định tại Khoản 1 Điều 7 của Nghị định này thì quyền sởhữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được xử lý theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán nhà ở lần đầu; nếu các bên không có thỏa thuận về việc xửlý nhà ở thì quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đượcchuyển lại cho chủ sở hữu nhà ở lầnđầu hoặc người thừa kế hợp pháp của chủ sở hữu lần đầu.

Trong trường hợp chủ sở hữu lần đầu là tổ chức bị phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động thì nhàở của tổ chức này được xử lý theo pháp luật về phá sản,giải thể hoặc chấm dứt hoạt động và quyền sở hữu nhà ở này được chuyển lại chocá nhân, tổ chức được sở hữu theo quy định của pháp luật về phá sản, giải thể hoặc chấm dứthoạt động; trong thời gian xác định chủ sở hữu nhà ở, tổchức, cá nhân đang quản lý nhà ở được tiếp tục quản lý và khôngđược thực hiện các quyền bán, cho thuê mua, tặng cho, để thừakế, thế chấp, cho thuê, góp vốn nhà ở này; việc bàn giaolại nhà ở này được thực hiện trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày xác định đượcchủ sở hữu nhà ở.

Trường hợp tổ chức nước ngoài bị Nhà nước Việt Nam thu hồi Giấy chứng nhận đăngký đầu tư hoặc giấy tờ cho phép hoạt động tại Việt Nam thì chủ sở hữu phải bán, tặng cho nhà ở cho đối tượng được sở hữu nhà ở tạiViệt Nam.

2. Trường hợp các bên mua bán nhà ởlần đầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Nghị định nàykhông có thỏa thuận về việc xử lý Giấy chứng nhận khi hết hạn sở hữu nhà ở thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhân có trách nhiệmthu hồi Giấy chứng nhận đã cấp cho đối tượng đang sở hữunhà ở và cấp lại Giấy chứng nhận cho đối tượng được xác định là chủ sở hữu nhà ở lần đầu theo quy định tại Khoản1 Điều này; trường hợp không thu hồiđược Giấy chứng nhận thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấychứng nhận ban hành Quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp cho đối tượng đang sở hữu nhà vàcấp lại Giấy chứng nhận cho đối tượng đượcxác định là chủ sở hữu lần đầu. Trình tự, thủ tục cấp Giấychứng nhận quy định tại Khoản này thực hiện theo quy định về cấp Giấy chứng nhận của pháp luật về đất đai.

3. Trước khi hếtthời hạn được sở hữu nhà ở theo quy định tại Khoản 2,Khoản 3 Điều 7 của Nghị định này (bao gồm cả trường hợp được gia hạn thêm theoquy định tại Điều 77 của Nghị định này), tổ chức, cá nhân nước ngoài được trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện cácquyền bán, tặng cho nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mìnhtheo quy định tại Khoản 4 Điều 7 của Nghị định này. Trường hợp quá thời hạnđược sở hữu nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài không thực hiện quyền bán,tặng cho nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình thì nhà ở đóthuộc quyền sở hữu của Nhà nước Việt Nam; Sở Xây dựng có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở ban hành quyết định xác lập sở hữu toàn dân và tiến hành thu hồi nhà này để thựchiện quản lý, cho thuê hoặc bán theo quy định về quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhànước.

Trong trường hợptổ chức, cá nhân nước ngoài bị cơquan có thẩm quyền của Việt Nam quyết định buộc xuất cảnhhoặc buộc chấm dứt hoạt động tại Việt Nam do việc sử dụng nhà ở thuộc sở hữucủa mình vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam thìnhà ở này bị xử lý theo quyết định của cơ quan có thẩmquyền của Việt Nam.

Chương III

PHÁT TRIỂN NHÀ Ở

Mục 1: DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀỞ

Điều 9. Quyết định hoặc chấpthuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở

1. Các tổ chức,cá nhân trước khi lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở thuộc diện quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật Nhà ở thì phải làm thủ tục đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Nghị định này.

2. Trường hợpđầu tư xây dựng nhà ở bằng nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 và Khoản 1 Điều 53 củaLuật Nhà ở thì hồ sơ, trình tự, thủ tục và thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư được thực hiệntheo quy định của Luật Đầu tư công; cơ quan chủ trì thẩm định phải gửi lấy ýkiến thẩm định của Bộ Xây dựng về các nội dung có liên quan đến nhà ở đối với dự án sử dụng vốn của trung ương, gửi lấy ý kiến thẩm định của Sở Xây dựng nơi có dự án về các nội dung có liên quan đến nhà ở đối với dự án sửdụng vốn của địa phương.

Trường hợp Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở theothẩm quyền quy định của Luật Đầu tư công thì Bộ Xây dựng tổ chức thẩm địnhtrước khi quyết định chủ trương đầu tư.

3. Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ởkhông thuộc dự án quy định tại Khoản 2 Điều này nhưngthuộc dự án quy định tại Điểm a Khoản 1, Khoản 2 Điều 31và Điểm a Khoản 1, Khoản 2 Điều 32 của Luật Đầu tư thì hồsơ, trình tự, thủ tục và thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư được thực hiện theo quyđịnh của Luật Đầu tư; cơ quan chủ trì thẩm định phải lấy ý kiến thẩm định củaBộ Xây dựng về các nội dung có liên quan đến nhà ở nếu dự án do Thủ tướng Chínhphủ quyết định chủ trương đầu tư, lấy ý kiến thẩm định củaSở Xây dựng về các nội dung có liên quan đến nhà ở nếu dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

4. Trường hợp xây dựng nhà ở khôngthuộc diện quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này nhưng thuộc các diện sauđây thì phải làm thủ tục gửi Bộ Xây dựng thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư:

a) Dự án có quy mô sử dụng đất từ 100ha trở lên hoặc có quy mô dưới 100 ha nhưng có số lượng nhà ở từ 2.500 căn trở lên (bao gồm nhà biệtthự, nhà ở riêng lẻ, căn hộ chung cư) tại khu vực khôngphải là đô thị;

b) Dự án có quy mô sử dụng đất từ 50ha trở lên hoặc có quy mô dưới 50 ha nhưng có số lượng nhà ở từ 2.500 căn trởlên tại khu vực đô thị;

c) Dự án không phân biệt quy mô diệntích đất, số lượng nhà ở nhưng thuộc địa giới hành chính của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

5. Trường hợp xây dựng nhà ở khôngthuộc diện quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này nhưngthuộc các diện sau đây thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xin ý kiến Hội đồng nhân dân cùng cấp trước khi chấp thuận chủ trươngđầu tư:

a) Dự án có quymô sử dụng đất từ 20 ha đến dưới 100 ha và có số lượng nhà ở dưới 2.500 căn tại khu vực không phải là đô thị;

b) Dự án có quy mô sử dụng đất từ 10 ha đến dưới 50 ha và có số lượng nhà ở dưới 2.500 căn tạikhu vực đô thị;

c) Dự án không phân biệt quy mô diệntích đất, số lượngnhà ở nhưng thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác địnhtrong các đồ án quy hoạch) của đô thị loại đặc biệt.

6. Đối vớitrường hợp không thuộc diện quy định tại các Khoản 2, 3, 4và 5 Điều này thì phải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấpthuận chủ trương đầu tư.

Điều 10. Hồ sơ, trìnhtự đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở

1. Đối với trườnghợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 9 của Nghị định này thì ngoài các nộidung đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư công, pháp luật đầu tư, còn phải có thêm các nội dung sau đây về nhà ở:

a) Diện tích đất lúa, đất trồng rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng cần chuyển đổi mục đích sử dụng để làm dự án đầu tư xây dựng nhà ở (nếu có);

b) Tỷ lệ và số lượng các loại nhà ở tính theo đơn vị ở (căn hộ chung cư, nhà biệt thự,nhà ở riêng lẻ); tổng diện tích sànxây dựng nhà ở;

c) Việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật,hạ tầng xã hội, diện tích để xe công cộng và để xe cho các hộ giađình, cá nhân sinh sống trong khu vực dự án;

d) Diện tích đất dành để xây dựng nhàở xã hội, nhà ở cho thuê theo quy định của Luật Nhà ở;phương án quản lý hoặc bàn giao cho địa phương các công trình hạ tầng kỹ thuật của dự án sau khi hoàn thành việc đầutư xây dựng;

đ) Trách nhiệm của chính quyền địaphương và chủ đầu tư trong việc thực hiện dự án và xâydựng các công trình hạ tầng xã hội của dự án, trừ trườnghợp khu vực dự án đã có các công trình hạ tầng xã hội.

2. Đối với trường hợp quy định tại các Khoản 4, 5 và 6 Điều 9 của Nghịđịnh này thì hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư baogồm:

a) Hồ sơ pháp lý của đơn vị được giao làm chủ đầu tư, bao gồm giấy tờ chứng minh chức năng kinh doanh bất động sản, tư cách pháp lý, giấy tờchứng minh năng lực tài chính, kinh nghiệm của chủ đầu tư theo quy định của phápluật; trường hợp chưa lựa chọn chủ đầu tư thì có báo cáo về hình thức lựa chọnchủ đầu tư và dự kiến điều kiện để lựa chọn chủ đầu tư;

b) Văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương dự án xây dựng nhà ở, trong đó nêu rõcơ sở pháp lý đề nghị chấp thuận; các nội dung đề xuất chấp thuận quy định tạiKhoản 2 Điều 11 của Nghị định này; lý do đề nghị chấp thuận và chứng minh sựphù hợp của nội dung dự án với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt;

c) Quyết định phê duyệt quy hoạch kèmtheo bản vẽ quy hoạch chi tiết khu vực có dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

d) Nội dungchương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đãđược phê duyệt có liên quan đến việc triển khai thực hiện dự án cần chấp thuận chủ trương đầu tư.

3. Trình tự, thủtục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở quy định tại các Khoản 4, 5 và 6 Điều 9 của Nghị định này đượcthực hiện như sau:

a) Trường hợp chấp thuận chủ trươngđầu tư theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 của Nghị định này thì Sở Xây dựng chủ trì lập hồ sơ và có Tờ trình trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng thẩm định; nếu dự án có sử dụngđất lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phảilấy thêm ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sau khi thẩm định, Bộ Xây dựngcó Tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

Thời gian thực hiện thẩm định và báocáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư là 30 ngày, kể từ ngày BộXây dựng nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thời gian Bộ Tài nguyênvà Môi trường cho ý kiến (nếu có) là 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

b) Trường hợp chấp thuận chủ trươngđầu tư theo quy định tại Khoản 5 Điều 9 của Nghị định này thì Sở Xây dựng chủtrì lập hồ sơ và có Tờ trình trình Ủy ban nhân dân cấptỉnh để báo cáo xin ý kiến của Hội đồng nhân dân cùng cấp trước khi chấp thuận chủ trương đầu tư;

c) Trường hợp chấp thuận chủ trươngđầu tư theo quy định tại Khoản 6 Điều 9 của Nghị định này thì Sở Xây dựng chủtrì thẩm định và có Tờ trình đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bảnchấp thuận chủ trương đầu tư.

4. Sau khi có quyết định hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở của cơ quan nhànước có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo triểnkhai các bước chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Nội dung quyết địnhhoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở

1. Đối với trường hợp quy định tạiKhoản 2, Khoản 3 Điều 9 của Nghị định này thì ngoài nộidung quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Đầutư, cơ quan có thẩm quyền còn phải quyết định thêm tên củadự án theo quy định tại Điểm a Khoản 2 này và các nội dungquy định tại Khoản 1 Điều 10 của Nghị định này.

2. Đối vớitrường hợp quy định tại các Khoản 4, 5 và 6 Điều 9 của Nghị định này thì nộidung văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:

a) Tên dự án bằng tiếng Việt, nếu là dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại mà chủ đầu tư có nhu cầu đặt tên bằngtiếng nước ngoài thì phải viết đầy đủtên bằng tiếng Việt trước và viết tiếng nước ngoài sau;

b) Tên chủ đầu tư (nếu đã lựa chọnchủ đầu tư);

c) Địa điểm, ranh giới, quy mô diện tích đất của dự án; nếu có sử dụngdiện tích đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụngthì phải nêu rõ diện tích được chuyển đổi mục đích sử dụng;

d) Mục tiêu của dự án; hình thức đầutư;

đ) Nội dung chínhcủa dự án (công việc thực hiện, số lượng từng loại nhà ở cần đầu tư xây dựng,tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở, phương án triển khaithực hiện);

e) Tổng mức đầu tư; nguồn vốn đầu tư;

g) Phương thứcgiao đất, cho thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất (nếu có); diện tích đấtdành cho xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho thuê; diện tíchsàn xây dựng nhà ở phải dành để cho thuê;

h) Các công trình hạ tầng chủ đầu tưđược quản lý hoặc phải chuyển giao cho Nhà nước sau khihoàn thành việc xây dựng;

i) Thời gian và tiến độ thực hiện dựán; phân kỳ đầu tư (nếu có);

k) Các cơ chế hỗtrợ, ưu đãi của Nhà nước đối với dự án và điều kiện áp dụng (nếu có); tráchnhiệm của chủ đầu tư, của chính quyền địa phương trong việc thực hiện dự án;

l) Thời hạn hiệulực của văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.

3. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể trìnhtự, thủ tục đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, mẫu văn bản đề nghị chấpthuận và mẫu văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đối với trường hợp quy định tại các Khoản 4,5 và 6 Điều 9 của Nghị định này.

Điều 12. Nội dung hồ sơ dự ánđầu tư xây dựng nhà ở

1. Các dự án đầu tư xây dựng nhà ởthuộc diện quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật Nhà ở có nội dung phần thuyếtminh bao gồm:

a) Tên của dự án đặt theo quy địnhtại Điểm a Khoản 2 Điều 11 của Nghị định này;

b) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của dự án;

c) Mục tiêu, hình thức đầu tư; địađiểm xây dựng; quy mô dự án; nhu cầusử dụng đất; điều kiện tự nhiên của khu vực có dự án;

d) Các giải pháp thực hiện: Phương ánbồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư (nếu có); phương án sửdụng công nghệ xây dựng; quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng áp dụng đối với dự án;đánh giá tác động môi trường; phương án phòng cháy, chữacháy; các giải pháp về hạ tầng kỹ thuật và đấu nối với hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực; khả năng sử dụng hạ tầngxã hội của khu vực;

đ) Nơi để xe công cộng và nơi để xe cho các hộ gia đình, cá nhân sinh sốngtrong khu vực dự án sau khi hoàn thànhviệc đầu tư xây dựng nhà ở (gồm xe đạp, xe dành cho ngườitàn tật, xe động cơ hai bánh, xe ô tô);

e) Khu vực đầu tư xây dựng hệ thốnghạ tầng xã hội (nhà trẻ, trường học, y tế, dịch vụ, thể thao, vui chơi, giảitrí, công viên), trừ trường hợp khu vực của dự án đã có công trình hạ tầng xã hội;

g) Số lượng và tỷ lệ các loại nhà ở (bao gồm nhà ở riêng, lẻ, căn hộ chung cư), tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở; diện tích đất dành để xây dựng nhà ở xãhội hoặc diện tích sàn nhà ở để làm nhà ở xã hội (nếu có);phương án tiêu thụ sản phẩm (số lượng nhà ở bán, cho thuê hoặc cho thuê mua);

h) Các đề xuất về cơ chế áp dụng đối với dự án (về quy hoạch, mật độ xây dựng,tài chính và các cơ chế khác);

i) Tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư,hình thức huy động vốn, khả năng hoàn trả vốn, khả năng thu hồi vốn;

k) Trách nhiệmcủa Nhà nước về việc đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng ràovà đi qua dự án;

l) Thời gian, tiến độ thực hiện dự án (tiến độ theo từng giai đoạn)và hình thức quản lý dự án;

m) Các công trình chuyển giao cho Nhànước không bồi hoàn; các công trình hoặc khu vực dự án chủđầu tư được tổ chức quản lý sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng;

n) Phương án tổ chức quản lý, khai thác vận hành dự án và các công trình công ích trong dự án (mô hình tổ chức, hình thức quản lývận hành, các loại phí dịch vụ).

2. Đối với phần thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thuộc diệnquy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật Nhà ở thì thực hiện theo quy định củapháp luật về xây dựng.

3. Trường hợpđầu tư xây dựng nhà ở trên diện tích đất được đấu giá theo quy định tại Điểm a Khoản 1Điều 18 của Nghị định này thì sau khi trúng đấu giá, tổchức trúng đấu giá phải triển khai lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự ánđầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và Nghịđịnh này; trường hợp chủ đầu tư có nhu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng đất theohình thức chia lô bán nền trong dự án này thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấtđai và pháp luật có liên quan.

Điều 13. Lập, thẩm định và phêduyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở

1. Đối với dự ánđầu tư xây dựng nhà ở bằng nguồn vốn quy định tại Khoản 3Điều 36 và Khoản 1 Điều 53 của LuậtNhà ở (trừ dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ quy định tại Khoản 2 Điều này)thì thực hiện lập, thẩm định và phê duyệt theo quy địnhcủa pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây dựng; Bộ Xây dựng có ý kiến thẩm định các nộidung về nhà ở nếu dự án do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,Sở Xây dựng có ý kiến thẩm định các nội dung về nhà ở nếu dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Trường hợp Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo thẩm quyềnquy định của Luật Đầu tư công thì Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định dự án trước khi phê duyệt.

2. Đối với dự ánđầu tư xây dựng nhà ở công vụ thì thực hiện lập, thẩm địnhvà phê duyệt theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này.

3. Đối với dự án đầu tư xây dựng nhàở không thuộc diện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều nàythì việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án được thực hiện theo quy định củapháp luật về xây dựng.

4. Đối với các dự án thuộc diện quyđịnh tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 9 của Nghị định này,trừ dự án do Bộ Xây dựng phê duyệt thì sau khi phê duyệt dự án, chủ đầu tư phảigửi 01 bộ hồ sơ dự án đến Bộ Xây dựng để theo dõi, kiểmtra.

Điều 14. Dự án đầu tư xây dựngnhà ở thực hiện theo hình thức xây dựng – chuyển giao

1. Căn cứ vào quy hoạch xây dựng đãđược cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Sở Xây dựng cótrách nhiệm lập danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở theohình thức xây dựng – chuyển giao (BT), bao gồm nhà ở xã hội,nhà ở phục vụ tái định cư và xác định các điều kiện lựachọn nhà đầu tư BT để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận, công bố côngkhai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Sở Xây dựng để các nhà đầu tư có đủ điều kiện, năng lực đăng ký tham gia.

2. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ởtheo hình thức BT được quy định như sau:

a) Đối với việcđầu tư xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư thì chủ đầu tư được quy định tại Khoản 2 Điều 38 của Luật Nhà ở;

b) Đối với việc đầu tư xây dựng nhà ởxã hội thì chủ đầu tư được quy định tại Điều 57 của Luật Nhà ở.

3. Việc lựa chọn nhà đầu tư BT dự ánxây dựng nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luậtvề đấu thầu nếu có từ 02 nhà đầu tư trở lên đăng ký làm chủ đầu tư hoặc thực hiện theo hình thứcchỉ định chủ đầu tư nếu chỉ có một nhà đầu tư đăng ký làm chủ đầu tư. Sở Xâydựng chủ trì tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện lựa chọn chủ đầu tư quy định tại Khoản này; trường hợp dự án thuộc diện phải có quyết định hoặc chấpthuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ thì Ủy bannhân dân cấp tỉnh phải làm thủ tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặcchấp thuận chủ trương đầu tư trước khi lựa chọn nhà đầu tư BT.

4. Sau khi có kếtquả lựa chọn nhà đầu tư, Sở Xây dựng báo cáo Ủy ban nhândân cấp tỉnh xem xét để ký hợp đồng BT hoặc ủy quyền choSở Xây dựng ký hợp đồng BT. Nhà đầu tư BT có trách nhiệm tổ chức lập và trìnhcơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt quy hoạch chitiết tỷ lệ 1/500 (đối với trường hợpkhu vực dự án chưa có quy hoạch chi tiết 1/500) và tổ chức lập dự án đầu tư xâydựng nhà ở để thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này.

5. Sau khi hoàn thành việc đầu tư xâydựng và nghiệm thu công trình nhà ở theo hợp đồng BT, nhàđầu tư BT có trách nhiệm bàn giao quỹ nhà ở này cho Sở Xâydựng để thực hiện quản lý, khai thác.

6. Việc thanh toán cho nhà đầu tư BTđược thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 15. Thực hiệndự án đầu tư xây dựng nhà ở

1. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở phải tuân thủ các quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này vàpháp luật về xây dựng khi thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở.

2. Chủ đầu tư dự án phải xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xãhội theo nội dung và tiến độ dự án đã được phê duyệt; trường hợp phải xây dựng cáccông trình hạ tầng xã hội theo quyết định phê duyệt dự án hoặc theo quyết định,văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nướccó thẩm quyền thì phải thực hiện theo đúng nội dung, tiếnđộ dự án đã được phê duyệt và theo nội dung văn bản đãđược chấp thuận.

Điều 16. Kết thúc giai đoạnđầu tư xây dựng dự án nhà ở

Khi kết thúc đầutư xây dựng, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở phải thực hiện các yêu cầu sauđây:

1. Báo cáo Sở Xây dựng nơi có dự án về kết quả của dự án; đối với dự án xây dựng nhà ở thuộc diệnphải có quyết định hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầutư của Thủ tướng Chính phủ thì chủ đầu tư phải gửi báo cáo thêm cho Bộ Xây dựng.

2. Hoàn thiện các hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác lưu trữ theo quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và phápluật về xây dựng.

3. Thực hiện nghiệm thu công trìnhnhà ở và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụnhu cầu ở trong dự án theo quy định của pháp luật về xâydựng.

4. Bàn giao công trình hạ tầng kỹthuật và hạ tầng xã hội cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành theo nội dung của dựán đã được phê duyệt hoặc tự thực hiện quản lý theo văn bản chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư. Việc bàn giao nhà ở chongười sử dụng chỉ được thực hiện sau khi đã hoàn thành nghiệm thu đưa côngtrình nhà ở và các công trình hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu ở nêu trong nộidung dự án được phê duyệt vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

5. Báo cáo quyếttoán theo quy định của pháp luật về tài chính.

6. Làm thủ tục đề nghị cơ quan cóthẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở trong phạm vi dự án cho chủ sở hữu theo quy định của Luật Nhà ở, Nghịđịnh này và pháp luật về đất đai.

7. Phối hợp vớichính quyền địa phương giải quyết cácvấn đề về quản lý hành chính trong khu vực của dự án.

8. Tổ chức quản lý vận hành các công trình không phải bàn giao cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành.

9. Thực hiện các công việc khác theoquy định của pháp luật.

Điều 17. Quản lýkhu vực nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở

1. Chủ đầu tư cótrách nhiệm tổ chức quản lý kiến trúc mặt ngoài của nhà ở riêng lẻ và việc sử dụng, bảo trì hệ thống hạ tầng kỹthuật, hạ tầng xã hội phục vụ cho các chủ sở hữu, người sửdụng nhà ở riêng lẻ trong dự án theo đúng nội dung của dự án đã được phê duyệt.

2. Chủ đầu tư có thể phân chia và đặt tên cho từng khu vực nhà ở riêng lẻ được quy hoạch và xây dựng riêngbiệt trong dự án để thực hiện quảnlý. Đối với dự án đầu tư xây dựng nhàở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư thì chủ đầu tư phảiđặt tên bằng tiếng Việt; đối với dựán đầu tư xây dựng nhà ở thương mại thì việc đặt tên dựán, khu vực trong dự án phải tuân thủ quy định tại Khoản 3Điều 19 của Luật Nhà ở và được ghi rõ trong quyết định hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầutư (nếu thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư) hoặc phải được Ủy bannhân dân cấp tỉnh chấp thuận nếu không thuộc diện phải làm thủ tục đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư.

3. Sau khi nhà ở được bàn giao và đưa vào sử dụng, chủ đầu tư được tổ chức thành lậpBan tự quản khu nhà ở để thực hiện quản lý việc bảo trìkiến trúc bên ngoài của nhà ở, chăm sóc cây xanh, vườn hoa và bảo trì các côngtrình tiện ích hoặc hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho khu nhà ở đó, trừ hệthống hạ tầng đã bàn giao cho Nhà nước hoặc được Nhà nước giao cho chủ đầu tư quản lý, bảo trì. Thành phần của Ban tự quản khu nhà ở bao gồm đại diện các chủ sở hữu, người sử dụng nhà ở củakhu vực đó và đại diện chủ đầu tư (nếu có).

4. Chủ sở hữu, người sử dụng nhà ở trong khu vực nhà ở riêng lẻ tổ chức họp đểthống nhất bầu Ban tự quản khu nhà ở (bao gồm số lượng,thành phần tham gia), thông qua quy chế, nhiệm kỳ hoạt động của Ban tự quản, nội quy quản lý, sử dụng khu vựcnhà ở, quyết định đóng góp kinh phí để chi trả tiền thù lao cho người tham giaBan tự quản và phục vụ việc chăm sóc cây xanh, vườn hoa, bảo trì các công trìnhtiện ích phục vụ cho khu nhà ở đó.

5. Việc tổ chức bầu Ban tự quản khu nhà ở lần đầu do chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì thực hiện; các lần tổ chức sau do Ban tự quảnkhu nhà ở chịu trách nhiệm thực hiện hoặc ủy quyền cho chủ đầu tư tổ chức, thựchiện; trường hợp chủ sở hữu, người sử dụng nhà ở khôngthống nhất bầu được Ban tự quản khu nhà ở thì chủ đầu tưcó trách nhiệm quản lý khu vực nhà ở này theo nội dung của dự án đã được phêduyệt.

6. Chủ đầu tư có thể hỗ trợ thêm kinh phí để Ban tự quản khu nhà ởchăm sóc cây xanh, vườn hoa và bảo trì các công trình tiện ích hoặc hệ thống hạtầng kỹ thuật phục vụ cho khu nhà ở đó. Việc thực hiện cáccông việc quy định tại Khoản này do chủ đầu tư đảm nhận;trường hợp chủ đầu tư không thực hiện thì Ban tự quản khu nhà ở thuê đơn vịkhác có năng lực thực hiện.

Mục 2: PHÁT TRIỂN NHÀ Ở THƯƠNGMẠI

Điều 18. Trình tự, thủ tục lựachọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại

1. Trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất để xây dựng nhà ở thì thực hiện lựachọn chủ đầu tư theo quy định sau đây:

a) Đối với khuvực đã thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng thì lựachọn chủ đầu tư thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; thờigian và quy trình đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiệntheo quy định của pháp luật về đấtđai và pháp luật về đấu giá.

Trường hợp khu đất đấu giá thuộc khu vực đã được quy hoạch để đầu tư xây dựng nhà ở theodự án thì các tổ chức, cá nhân thamgia đấu giá quyền sử dụng đất tại khu vực này phải cóđủ điều kiện làm chủđầu tư dự án theo quy định tại Điều 21 của Luật Nhà ở,Khoản 2 Điều 119 của Luật Đất đai và pháp luật về kinh doanh bất động sản; tổ chức trúng đấu giáphải lập, thẩm định, phê duyệt và triểnkhai thực hiện dự án theo quy định tại các Điều 12, 13,15, 16 và Điều 17 của Nghị định này;

b) Đối với khu vực chưa thực hiện bồithường, giải phóng mặt bằng thì lựa chọn chủ đầu tư thông qua hình thức đấu thầu nếu có nhiều nhà đầu tư có đủđiều kiện theo quy định tại Điều 21 của Luật Nhà ở đăng ký tham gia làm chủ đầutư; trường hợp chỉ có một nhà đầu tư đủ điều kiện quy địnhtại Điều 21 của Luật Nhà ở đăng kýtham gia thì chỉ định nhà đầu tư đó làm chủ đầu tư. Sở Xây dựng chủ trì giúp Ủyban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở quyđịnh tại Điểm nầy. Thời gian và quy trình đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thực hiệntheo quy định của pháp luật về đấu thầu;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơquan có thẩm quyền quyết định lựa chọn chủ đầu tư đối vớitrường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.

2. Trường hợp tổchức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất ở hợp pháp, phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở,quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, có đủđiều kiện làm chủ đầu tư theo quy định tại Điều 21 củaLuật Nhà ở và có nhu cầu tham gia đầu tư xây dựng nhà ởthì Sở Xây dựng kiểm tra và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao cho nhà đầu tư đó làm chủ đầu tư.

Thời gian lựa chọn chủ đầu tư quy định tại Khoản này là 30 ngày, kể từ ngày Sở Xây dựng nhận được văn bản đăng ký làm chủ đầu tư.

3. Trường hợp dựán thuộc diện phải có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tưcủa Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 của Nghị định nàythì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải làm thủ tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ có văn bảnchấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Nghị định này trước khi thực hiện lựa chọn chủ đầu tư; nếu dự án thuộcdiện quy định tại Khoản 5 Điều 9 của Nghị định này thì SởXây dựng phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bảnchấp thuận chủ trương đầu tư trước khi thực hiện lựa chọnchủ đầu tư.

4. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể hồ sơpháp lý đăng ký làm chủ đầu tư, quy trình lựa chọn chủ đầutư quy định tại Điều này.

Điều 19. Ký hợp đồng huy độngvốn cho phát triển nhà ở thương mại

1. Việc ký hợpđồng huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở thương mại chỉđược thực hiện thông qua các hình thức quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 69của Luật Nhà ở; trường hợp ký hợp đồnghuy động vốn không đúng với quy định tại Điều 68, Điều 69của Luật Nhà ở và quy định tại Điều này thì không được pháp luật công nhận, chủđầu tư bị xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật vàphải bồi thường thiệt hại cho người tham gia góp vốn.

2. Việc ký hợp đồng huy động vốn chophát triển nhà ở thương mại phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Trường hợp ký hợp đồng huy độngvốn theo quy định tại Khoản 2 Điều 69 của Luật Nhà ở thì phải đáp ứng các hình thức, điều kiện theo quy định của Luật Nhà ở và quy định tại Khoản 3Điều này.

Bên tham gia góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liênkết quy định tại điểm này chỉ được phân chia lợi nhuận (bằngtiền hoặc cổ phiếu) trên cơ sở tỷ lệ vốn góp theo thỏathuận trong hợp đồng; chủ đầu tư không được áp dụng hìnhthức huy động vốn quy định tại điểm này hoặc các hình thứchuy động vốn khác để phân chia sản phẩm nhà ở hoặc để ưutiên đăng ký, đặt cọc, hưởng quyền mua nhà ở hoặc để phân chia quyền sử dụng đất trong dự án cho bên được huy động vốn, trừ trường hợp gópvốn thành lập pháp nhân mới để được Nhà nước giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở;

b) Trường hợp ký hợp đồng mua bán,thuê, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai mà thu tiền trả trước của ngườimua, thuê, thuê mua nhà ở theo quy định tại Khoản 3 Điều69 của Luật Nhà ở thì phải tuân thủ các điều kiện và hình thức mua, thuê, thuêmua nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luậtvề kinh doanh bất động sản.

Chủ đầu tư phải có văn bản gửi Sở Xây dựng nơi có nhà ở kèm theo giấytờ chứng minh nhà ở có đủ điều kiệnđược bán, cho thuê mua theo quy định tại Khoản 1 Điều 55của Luật Kinh doanh bất động sản; trường hợp có thếchấp dự án đầu tư xây dựng hoặc thế chấp nhà ở sẽ bán, cho thuêmua thì chủ đầu tư phải gửi kèm theo giấy tờ chứng minh đãgiải chấp hoặc biên bản thống nhất của bên mua, bên thuê mua nhà ở và bên nhận thế chấp về việc không phải giải chấp và được muabán, thuê mua nhà ở đó; trường hợp không có thế chấp dự ánhoặc thế chấp nhà ở sẽ bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư phải ghi rõ cam kếtchịu trách nhiệm trong văn bản gửi SởXây dựng.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngàynhận được hồ sơ đề nghị của chủ đầu tư, Sở Xâydựng phải kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ có đủ giấy tờ theo quy định tại điểm nàythì Sở Xây dựng phải có văn bản thôngbáo nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua gửi chủ đầutư; nếu hồ sơ chưa có đủ giấy tờ theo quy định thì phải cóvăn bản nêu rõ lý do. Trường hợp chủ đầu tư đã gửi hồ sơnhưng quá thời hạn quy định tại điểm này mà Sở Xây dựngkhông có văn bản thông báo và nhà ởđó đã đủ điều kiện được bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư được quyền ký hợp đồng mua bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai nhưng phải chịu trách nhiệm vềviệc bán, cho thuê mua nhà ở này; SởXây dựng phải chịu trách nhiệm về việc thông báo hoặc không có văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán, chothuê mua sau khi nhận được hồ sơ đề nghị của chủ đầu tư.

Trường hợp sau khi Sở Xây dựng có vănbản thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua nhưng chủ đầu tư khôngbán, cho thuê mua mà thực hiện thế chấp nhà ở này thì việc bán, chothuê mua nhà ở này sau khi thế chấp chỉđược thực hiện khi có đủ điều kiện và có văn bản thông báocủa Sở Xây dựng theo quy định tại điểmnày;

c) Trường hợp vay vốn của tổ chức tín dụng, tổchức tài chính hoặc phát hành trái phiếu để huy động số vốn còn thiếu phục vụcho việc xây dựng nhà ở thì phải đáp ứng các điều kiệntheo thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn hoặc theo quy địnhvề phát hành trái phiếu.

3. Việc huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều nàyphải thông qua hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác đầutư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh; chủ đầu tư chỉ đượcký kết các hợp đồng này sau khi có đủ điều kiện sau đây:

a) Đã có hồ sơ dự án đầu tư xây dựngnhà ở được phê duyệt theo quy định của pháp luật;

b) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở đãthực hiện xong giải phóng mặt bằng theo tiến độ thực hiện dự án được phê duyệt;

c) Đã có biên bản bàn giao mốc giớicủa dự án;

d) Đã có thông báo đủ điều kiện đượchuy động vốn của Sở Xây dựng nơi có dự án. Chủ đầu tư phảicó văn bản kèm theo giấy tờ chứng minh đủ điều kiện huyđộng vốn quy định tại các Điểm a, bvà c Khoản này gửi Sở Xây dựng đề nghị có văn bản thông báo đủ điều kiện đượchuy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngàynhận được hồ sơ đề nghị của chủ đầu tư, Sở Xây dựng phải kiểm tra hồ sơ; nếu hồsơ có đủ giấy tờ theo quy định tại Điểm này thì Sở Xâydựng phải có văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được huy động vốn gửi chủ đầutư; nếu hồ sơ chưa có đủ giấy tờ chứng minh đủ điều kiện đượchuy động vốn thì phải có văn bản nêu rõ lý do. Trường hợp đã đủ điều kiện huy động vốn quyđịnh tại các Điểm a, b và c Khoản này và chủ đầu tư đã gửi hồ sơđề nghị nhưng quá thời hạn quy định tại Điểm này mà Sở Xâydựng không có văn bản thông báo thì chủ đầu tư được quyềnký hợp đồng huy động vốn nhưng phải chịu trách nhiệm vềviệc huy động vốn này; Sở Xây dựngphải chịu trách nhiệm về việc thông báo hoặc không có văn bản thông báo việc đủ điều kiện được huy động vốn sau khi nhận được hồ sơ đề nghị của chủ đầu tư.

4. Tổ chức, cá nhân huy động vốn quyđịnh tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải sử dụng nguồn vốn đã huy động vàođúng mục đích xây dựng nhà ở tại dự án đó; nghiêm cấm chủđầu tư huy động vượt quá số tiền mua, thuê mua nhà ở được ứng trước của khách hàng theo quy định củapháp luật; trường hợp sử dụng sai mục đích nguồn vốn huy động hoặc chiếm dụng vốnđã huy động hoặc huy động vượt quá số tiền mua, thuê mua nhà ở ứng trước của khách hàng thì phải hoàn lại số tiền đã huy động sai quy định, phải bồi thường (nếu gây thiệt hại) và bị xử phạt vi phạm hành chính theo quyđịnh của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính hoặc bịtruy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

5. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể việchuy động vốn quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Mục 3: PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CÔNG VỤ

Điều 20. Kế hoạch phát triểnnhà ở công vụ

1. Việc lập và phê duyệt kế hoạchphát triển nhà ở công vụ được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 27 củaLuật Nhà ở.

2. Nội dung kế hoạchphát triển nhà ở công vụ bao gồm việc xác định loại và sốlượng nhà ở (nhà ở riêng lẻ, căn hộ chung cư); tổng diện tích sử dụng nhà ở; địa điểm xây dựng và diện tích đất để đầu tư xây dựng nhà ở hoặc số lượng,loại nhà ở thương mại cần mua, thuê để làm nhà ở công vụ; nguồn vốn, phương thức huy động vốn đểđầu tư xây dựng hoặc mua, thuê nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ; phân kỳ đầu tư hàng năm và 05năm; dự kiến tiến độ thực hiện kế hoạch; xác định trách nhiệm của các cơ quanchủ trì lập kế hoạch và cơ quan phốihợp.

3. Các cơ quan trung ương quy địnhtại Điểm a Khoản 3 Điều 27 của Luật Nhà ở có trách nhiệm xác định nhu cầu nhà ởcông vụ theo biểu mẫu do Bộ Xây dựng hướng dẫn và gửi BộXây dựng thẩm định; sau khi thẩm định nhu cầu nhà ở công vụ của các cơ quantrung ương, Bộ Xây dựng thực hiện xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở công vụ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấpthuận.

4. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lập kế hoạch pháttriển nhà ở công vụ của đơn vị mình và gửi ý kiến thốngnhất của Bộ Xây dựng. Sau khi có ý kiến thống nhất của BộXây dựng, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an báo cáo Thủ tướngChính phủ chấp thuận kế hoạch.

5. Đối với địa phương thì Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở công vụ để trìnhỦy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trong kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương hoặc phêduyệt kế hoạch phát triển nhà ở công vụ riêng và báo cáo Bộ Xây dựng để tổnghợp.

6. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục xác định nhu cầu về nhà ở công vụ và việcchấp thuận kế hoạch phát triển nhà ở công vụ.

Điều 21. Hình thức đầu tư xâydựng nhà ở công vụ

Nhà nước trực tiếp đầu tư bằng vốnngân sách, bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địaphương để đầu tư xây dựng nhà ở công vụ hoặc mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ.

Việc bố trí vốn từ ngân sách để đầutư xây dựng hoặc mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ phải căn cứ vào kếhoạch phát triển nhà ở công vụ, dự án đầu tư xây dựng hoặc mua nhà ở thương mạiđể làm nhà ở công vụ đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, theo quy địnhcủa pháp luật về ngân sách và đầu tư công.

Điều 22. Trình tự, thủ tục lựachọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ

1. Trường hợp dự án đầu tư xây dựngnhà ở công vụ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để cho đối tượng của các cơ quantrung ương thuê (trừ đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1Điều 32 của Luật Nhà ở) thì Bộ Xây dựng đề xuất đơn vị làm chủ đầu tư để báocáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kểtừ ngày nhận được Tờ trình của Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ có văn bảnquyết định lựa chọn chủ đầu tư hoặc ủy quyền cho Bộ Xây dựng thực hiện lựa chọnchủ đầu tư dự án.

2. Trường hợp dự án đầu tư xây dựngnhà ở công vụ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phê duyệt để cho các đối tượng quyđịnh tại Điểm d Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở thuê thì BộQuốc phòng, Bộ Công an quyết định lựa chọn chủ đầu tư.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngàynhận được hồ sơ đăng ký làm chủ đầu tư, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an có văn bản quyết định lựa chọn chủ đầu tư.

3. Trường hợp dựán đầu tư xây dựng nhà ở công vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnhphê duyệt thì thực hiện lựa chọn chủ đầu tư theo quy định sau đây:

a) Sở Xây dựngbáo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn chủ đầu tư hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyếtđịnh lựa chọn chủ đầu tư nếu thuộc trường hợp Ủy ban nhândân cấp tỉnh ủy quyền cho Ủy ban nhândân cấp huyện phê duyệt dự án;

b) Trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận được Tờ trình của Sở Xâydựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có văn bản quyết định lựa chọn chủ đầu tưhoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định lựa chọn chủ đầu tư; trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kể từngày nhận được văn bản ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủyban nhân dân cấp huyện phải có văn bản quyết định lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ởcông vụ.

4. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ởcông vụ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này có thể là tổ chức, cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

5. Bộ Xây dựnghướng dẫn cụ thể hồ sơ và quy trình lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh bất độngsản đăng ký làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ.

Điều 23. Lập, thẩm định, phêduyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ

1. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở côngvụ được lập, thẩm định và phê duyệt theo quy định của Luật Nhà ở, Nghị định nàyvà pháp luật về xây dựng.

2. Đối với dự án do Thủ tướng Chínhphủ quyết định đầu tư theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 28 của Luật Nhà ởthì Bộ Xây dựng tổ chức lập, thẩmđịnh và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trường hợpđược Thủ tướng Chính phủ ủy quyền thì thực hiện phê duyệt theo ủy quyền của Thủtướng Chính phủ.

3. Đối với dự án do Bộ Quốc phòng, BộCông an quyết định đầu tư theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 28 của Luật Nhàở thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức, lập, thẩm định vàlấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng trước khi báo cáo Thủ tướngChính phủ chấp thuận. Sau khi Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chấp thuận thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phê duyệt dự án.

4. Đối với dự ándo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư theo quyđịnh tại Điểm c Khoản 2 Điều 28 của Luật Nhà ở thì Sở Xâydựng tổ chức lập, thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Trường hợp xây dựng nhà ở để bố trícho thuê cho các đối tượng được điềuđộng, luân chuyển đến làm việc ở cấpquận, huyện, thị xã, thành phố thuộctỉnh, đối tượng quy định tại các Điểm c, đ, e và g Khoản 1Điều 32 của Luật Nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thểủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt dự án.

Điều 24. Mua nhà ở thương mạiđể làm nhà ở công vụ

1. Trường hợp trên địa bàn chưa có đủ quỹ nhà ở công vụ mà có nhà ở thương mại được xây dựng theo dự án, bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật về xâydựng, phù hợp với loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ởcông vụ thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 28 của Luật Nhà ởcó thể mua nhà ở này để làm nhà ở côngvụ.

2. Việc mua nhà ở thương mại để làmnhà ở công vụ được quy định như sau:

a) Trường hợp sử dụng nhà ở cho đốitượng của các cơ quan trung ương thuê (trừ đối tượng quy định tại Điểm d Khoản1 Điều 32 của Luật Nhà ở) thì Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính lậpdự án để báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc thực hiện phê duyệt nếuđược Thủ tướng Chính phủ ủy quyền;

b) Trường hợp sử dụng nhà ở cho đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 32 Luật Nhà ở thuê thì Bộ Quốcphòng, Bộ Công an tổ chức lập dự án, lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước khi trình Thủ tướng Chínhphủ chấp thuận; sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướngChính phủ thì Bộ Quốc phòng, Bộ Côngan phê duyệt dự án mua nhà ở;

c) Trường hợp sử dụng nhà ở cho đốitượng của địa phương thuê thì Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài chínhlập dự án và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết địnhphê duyệt;

d) Nội dung dự án mua nhà ở thươngmại để làm nhà ở công vụ bao gồm vị trí, địa điểm, loạinhà, số lượng nhà ở, diện tích sử dụng của mỗi loại nhà ở, giá mua bán nhà ở, các chi phí có liên quan, nguồnvốn mua nhà ở, phương thức thanh toán tiền mua nhà ở, cơquan ký hợp đồng mua bán nhà ở, cơ quan có trách nhiệmquản lý nhà ở sau khi mua, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong thựchiện dự án.

3. Trình tự, thủ tục mua nhà ở thươngmại để làm nhà ở công vụ được thực hiện như sau:

a) Căn cứ vàonội dung của dự án mua nhà ở đã được phê duyệt, cơ quan đượcgiao làm chủ đầu tư dự án thực hiện ký hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư dựán xây dựng nhà ở thương mại; việc ký kết hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo quy định về mua bán nhà ở thươngmại;

b) Căn cứ vàohợp đồng mua bán nhà ở đã ký kết, chủ đầu tư dự án xâydựng nhà ở thương mại có trách nhiệm bàn giao nhà ở vàcung cấp các hồ sơ pháp lý liên quanđến nhà ở mua bán cho bên mua;

c) Sau khi nhận bàn giao nhà ở, chủđầu tư dự án nhà ở công vụ thực hiện quản lý, cho thuêtheo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này;

d) Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ởthương mại có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho bên mua nhà ở;trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này thì Bộ Xâydựng đại diện đứng tên trong Giấy chứng nhận; trường hợp quy định tại Điểm bKhoản 2 Điều này thì Bộ Quốc phòng đại diện đứng tên trong Giấy chứng nhận đối với nhà ở do Bộ Quốc phòng mua, Bộ Công an đại diện đứng tên trongGiấy chứng nhận đối với nhà ở do Bộ Công an mua; trường hợp quy định tại Điểm cKhoản 2 Điều này thì đại diện đứng têntrong Giấy chứng nhận là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc SởXây dựng (nếu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền).

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhậncho các cơ quan quy định tại Điểm này được thực hiện theo quy định của phápluật về đất đai.

Điều 25. Thuê nhà ở thương mạilàm nhà ở công vụ

1. Truờng hợp trên địa bàn chưa có đủquỹ nhà ở công vụ để cho thuê mà có nhà ở thương mại bảo đảm chất lượng, phùhợp với loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở công vụ thìcơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 28 củaLuật Nhà ở có thể thuê nhà ở này để làm nhà ở công vụ.

2. Việc thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ được thực hiện như sau:

a) Trường hợp sử dụng nhà ở để cho đối tượng của các cơ quan trung ương thuê (trừ đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở) thì Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chínhphủ xem xét, quyết định;

b) Trường hợp sử dụng nhà ở để chocác đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 32 Luật Nhàở thuê thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng vàBộ Tài chính trước khi trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận; sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ Quốc phòng, Bộ Côngan quyết định thuê nhà ở;

c) Trường hợp sử dụng nhà ở cho cácđối tượng của địa phương thuê thì Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tàichính báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;

d) Nội dung tờ trình đề xuất thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ bao gồm vị trí, địa điểm, loại nhà, số lượng nhà ở, diệntích sử dụng của mỗi loại nhà ở, giáthuê nhà ở, thời hạn thuê, các chi phí liên quan, nguồn vốn bố trí để thuê nhà ở, cơ quan có trách nhiệm thanh toán tiền thuê, cơ quanký hợp đồng thuê và thực hiện quản lý nhà ở sau khi thuê.

3. Trên cơ sở ý kiếnchấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2Điều này, cơ quan được giao quản lýnhà ở này thực hiện ký hợp đồng thuê nhà ở thương mại với chủ sở hữu, sau đó kýhợp đồng cho thuê lại với người được thuê nhà ở công vụ và chịu trách nhiệmquản lý nhà ở này. Việc ký hợp đồng thuê nhà ở với chủ sởhữu được thực hiện theo quy định về thuê nhà ở thương mại; việc ký hợp đồng chothuê lại với người được thuê nhà ở công vụ được thực hiện theo hướng dẫn của BộXây dựng.

Mục 4: PHÁT TRIỂN NHÀ Ở ĐỂ PHỤCVỤ TÁI ĐỊNH CƯ

Điều 26. Hình thức đầu tư xâydựng nhà ở để phục vụ tái định cư

Việc đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụtái định cư được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:

1. Nhà nước trực tiếp đầu tư bằngnguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 của Luật Nhà ở để xây dựng nhà ở hoặc mua nhà ở thương mại để làm nhà ở phục vụ tái định cư.

2. Nhà nước đầu tư xây dựng nhà ởthông qua hình thức xây dựng – chuyển giao (BT) theo quy định tại Điều 14 củaNghị định này.

3. Chủ đầu tư dựán xây dựng nhà ở thương mại hoặc dự án hạ tầng khu công nghiệp thực hiện đầutư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 35 của Luật Nhà ở.

Điều 27. Lựa chọn chủ đầu tưdự án xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư

1. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở đểphục vụ tái định cư là các tổ chức quy định tại Khoản 2Điều 38 của Luật Nhà ở.

2. Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xâydựng nhà ở để phục vụ tái định cư được quy định như sau:

a) Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều36 của Luật Nhà ở để phục vụ dự án, công trình quan trọngquốc gia thì Bộ Xây dựng đề xuất đơn vị làm chủ đầu tư vàbáo cáo Thủ tướng Chính phủ quyếtđịnh hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết địnhlựa chọn;

b) Đối với dự án đầu tư xây dựng nhàở sử dụng nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 của Luật Nhà ở nhưng khôngthuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này thì Sở Xây dựng đề xuất đơn vị làm chủđầu tư và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn;

c) Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng các nguồn vốn khác không phải nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 của Luật Nhà ởnhưng thuộc diện quy định tại Khoản 3 Điều 26 của Nghị định này thì chủ đầu tưdự án nhà ở thương mại hoặc dự án hạ tầng khu công nghiệp làm chủ đầu tư dự án;đối với trường hợp khác thì thực hiện lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức đấuthầu. Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở theo hình thức BT thì thực hiện lựa chọnchủ đầu tư theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này.

3. Trường hợp lựa chọn doanh nghiệpkinh doanh bất động sản làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở phục vụ tái định cưthì hồ sơ đăng ký làm chủ đầu tư được quy định như sau:

a) Đối với dự án đầu tư xây dựng nhàở bằng nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 của Luật Nhàở thì hồ sơ đăng ký làm chủ đầu tư được áp dụng như đối vớitrường hợp lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở côngvụ;

b) Đối với dự án đầu tư xây dựng nhàở bằng nguồn vốn khác không phải nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 củaLuật Nhà ở thì hồ sơ đăng ký làm chủ đầu tư được áp dụng như đối với trường hợp lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại.

4. Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầutư dự án xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư được quy định như sau:

a) Đối với trường hợp quy định tạiĐiểm a Khoản 2 Điều này thì Bộ Xây dựng thẩm tra hồ sơ đăng kýlàm chủ đầu tư và báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết địnhlựa chọn hoặc ủy quyền cho Bộ Xây dựng quyết định lựa chọn;

b) Đối với trường hợp quy định tại Điểmb Khoản 2 Điều này thì Sở Xây dựng thẩm tra hồ sơ đăng kýlàm chủ đầu tư và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyếtđịnh lựa chọn;

c) Đối vớitrường hợp quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này mà lựa chọn qua hình thức đấuthầu thì thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 18 của Nghị định này;trường hợp xây dựng nhà ở theo hình thức BT thì thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này;

d) Thời gian lựa chọn chủ đầu tư quyđịnh tại Điểm a và Điểm b Khoản này tối đa là 30 ngày, kểtừ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này thì thờigian thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu (nếu tổ chức đấu thầu) hoặc theo trình tự lựa chọn nhà đầu tư BT (nếu lựa chọntheo hình thức BT).

Điều 28. Mua nhàở thương mại và sử dụng nhà ở xã hội để bố trí tái định cư

1. Việc mua nhà ở thương mại và sửdụng nhà ở xã hội để làm nhà ở phục vụ tái định cư phảicăn cứ vào Điều 35, Điều 39 của Luật Nhà ở và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyềnphê duyệt.

2. Trường hợp thuộc khu vực phải sửdụng nhà ở thương mại để làm nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định tại Khoản1, Khoản 2 Điều 35 của Luật Nhà ở thì thực hiện như sau:

a) Đơn vị được Nhà nước giao bố trínhà ở phục vụ tái định cư có trách nhiệm xác định vị trí dự án đầu tư xây dựngnhà ở thương mại cần mua và trao đổi với chủ đầu tư về phương án mua nhà ở;trên cơ sở trao đổi với chủ đầu tư, đơn vị được giao bố trítái định cư lập phương án mua nhà ở, trong đó nêu rõ hồ sơpháp lý của dự án đầu tư xây dựng nhà ở, vị trí, số lượng, diện tích từng loạinhà ở, dự kiến giá mua, tiến độ bàngiao và báo cáo Sở Xây dựng nếu có dự án.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngàynhận được văn bản đề nghị của đơn vị được giao bố trí tái định cư kèm theophương án mua nhà ở và hồ sơ pháp lý của dự án, Sở Xâydựng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan tàichính, tài nguyên và môi trường của địa phương thẩm định đểtrình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án;

b) Giá mua bán nhà ở thương mại để bốtrí tái định cư được xác định trên cơ sở tham khảo giá thị trường tại thời điểmmua bán, bao gồm cả tiền sử dụng đất; trường hợp cơ quanchủ trì và phối hợp không thống nhất được phương án giá mua nhà ở thì có thểthuê một đơn vị có chức năng thẩm định giá độc lập để tínhgiá; chi phí thuê đơn vị thẩm định giá được tính vào kinh phí mua nhà ở thươngmại quy định tại Khoản này;

c) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngàyỦy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án mua nhà ở, đơn vị được Nhà nướcgiao bố trí tái định cư có trách nhiệm ký kết hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại theoquy định tại Điều 41 của Luật Nhà ở;

d) Sau khi ký kết hợp đồng mua bán nhà ở, đơn vị được Nhà nước giao bố trínhà ở tái định cư thông báo cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư thực hiện ký kết hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định tại Điều 31 của Nghịđịnh này.

3. Trường hợp sửdụng nhà ở xã hội để bố trí tái định cư theo quy định tạiKhoản 1, Khoản 2 Điều 35 của Luật Nhà ở thì thực hiện như sau:

a) Người được táiđịnh cư có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội phảicó đơn ghi rõ nhu cầu mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở gửi Ủy ban nhân dân cấphuyện nơi cư trú;

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận việc chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhàở, đất ở vào đơn và tổng hợp danhsách kèm theo đơn của người có nhu cầu tái định cư gửi Sở Xâydựng để rà soát, kiểm tra;

c) Sau khi kiểm tra, Sở Xây dựng lậpdanh sách các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện được mua,thuê, thuê mua nhà ở xã hội và có tờ trình đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh sách; căn cứ vào nguồncung nhà ở xã hội trên địa bàn và nhu cầu sử dụng nhà ở xãhội của người được tái định cư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh sách;

d) Căn cứ vàodanh sách hộ gia đình, cá nhân đã được Ủy ban nhân dân cấptỉnh phê duyệt, Sở Xây dựng gửi danh sách này cho Ủy ban nhân dân cấp huyện đểthông báo cho các hộ gia đình, cá nhân, đồng thời có vănbản đề nghị chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội thựchiện ký hợp đồng mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở theo nhu cầu của hộ gia đình, cánhân được ghi trong danh sách.

4. Việc ký kết hợp đồng và bàn giao nhà ở thương mại hoặc nhà ở xã hội để phụcvụ tái định cư được thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này.

Điều 29. Vốn cho phát triểnnhà ở để phục vụ tái định cư

1. Việc huy động vốn cho phát triểnnhà ở để phục vụ tái định cư được thực hiện theo các hìnhthức quy định tại Điều 72 của Luật Nhà ở.

2. Trường hợp phát triển nhà ở bằng nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 của Luật Nhà ở thì việc bố trí vốn được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật ngân sách nhànước.

3. Trường hợp phát triển nhà ở theo hình thức BT thì thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này.

4. Trường hợp huy động vốn từ tiềnbồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai; nếu huy động vốn từ Quỹ pháttriển đất thì do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

5. Trường hợp huy động vốn thông quahình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợptác kinh doanh, liên doanh, liên kết thì các bên phải ký kết hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác đầu tưhoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh; bên tham gia góp vốntheo các hợp đồng này chỉ được phân chia lợi nhuận (bằng tiền hoặc cổ phiếu) trên cơ sở tỷ lệ vốn góptheo thỏa thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp các chủ sởhữu nhà ở tham gia góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh để phá dỡ nhà ở và đầu tư xây dựng nhà ở phục vụ tái định cưtheo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật về cải tạo, xây dựng lại nhà chungcư.

6. Trường hợp Nhà nước ứng vốn từngân sách để đầu tư xây dựng hoặc mua nhà ở phục vụ tái định cư thì thực hiệnnhư sau:

a) Trên cơ sở phương án bồi thường,hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phêduyệt, Sở Xây dựng lập kế hoạch phân bổ và tiến độ cungcấp nhà ở đối với từng dự án nhà ởphục vụ tái định cư, bao gồm cả trường hợp bố trí tái định cư để thực hiện dự án quan trọng quốc gia trên địa bàn vàbáo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

b) Căn cứ vào kế hoạch phân bổ nhà ởtái định cư đã được phê duyệt và đề nghị của chủ đầu tư, cơ quan có thẩm quyềnquyết định ứng trước vốn từ nguồn ngân sách địa phương đểchủ đầu tư triển khai thực hiện dự án;

c) Chủ đầu tư dựán nhà ở phục vụ tái định cư có trách nhiệm hoàn trả cho ngân sách địa phương thông qua việc bán, cho thuê mua nhà ở cho cáchộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư hoặc khấutrừ vào tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các hộgia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất và giải tỏa nhà ở trong thời hạn 60ngày, kể từ ngày thu tiền bán, cho thuê mua nhà ở hoặc ngày được cấp kinh phíbồi thường hỗ trợ tái định cư.

Chương IV

QUẢN LÝ, SỬ DỤNGNHÀ Ở

Mục 1: QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÀ ỞPHỤC VỤ TÁI ĐỊNH CƯ

Điều 30. Đối tượng, điều kiệnđược thuê, thuê mua, mua nhà ở phục vụ tái định cư

1. Đối tượng thuộc diện được thuê,thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư bao gồm:

a) Hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợppháp thuộc diện bị giải tỏa khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án vì mụcđích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy hoạch đãđược cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

b) Hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nướcthu hồi đất ở gắn với nhà ở và phải di chuyển chỗ ởnhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở theo quyđịnh của pháp luật về đất đai và không cóchỗ ở nào khác;

c) Hộ gia đình, cá nhân là chủsở hữu nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựnglại theo quy định tại Điều 110 của Luật Nhà ở.

2. Điều kiện được thuê, thuê mua, muanhà ở để phục vụ tái định cư được quy định như sau:

a) Trường hợp đối tượng quy định tạiĐiểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này có nhu cầu mua nhà ở thương mại hoặc thuê, thuê mua, muanhà ở phục vụ tái định cư do Nhà nước đầu tư thì phải có tên trong danh sách được bố trí tái định cư theo phương ánbồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt vàcó đơn đề nghị bố trí nhà ở tái định cư theomẫu do Bộ Xây dựng ban hành;

b) Trường hợp đối tượng quy định tạiĐiểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này có nhu cầu thuê, thuêmua, mua nhà ở xã hội thì phải có tên trong danh sách được bố trí tái định cưtheo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyềnphê duyệt, có đơn đề nghị bố trí nhà ở tái định cư bằng nhà ở xã hội theo mẫudo Bộ Xây dựng ban hành và phải thuộc diện chưa được Nhà nước bồi thường bằngnhà ở, đất ở;

c) Trường hợp thuộc đối tượng quyđịnh tại Điểm c Khoản 1 Điều này thì được bố trí nhà ở táiđịnh cư theo quy định tại Điều 115, Điều 116 của Luật Nhàở và pháp luật về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

Điều 31. Trình tự, thủ tụcthuê, thuê mua, mua và việc bàn giao nhà ở phục vụ tái định cư

1. Trường hợp mua nhà ở thương mạitheo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 41 của Luật Nhà ởthì thực hiện như sau:

a) Đơn vị đượcNhà nước giao bố trí nhà ở phục vụ tái định cư ký kết hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại; việcký kết hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo quy địnhvề mua bán nhà ở thương mại;

b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngàyký kết hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư, đơn vị được Nhà nước giao bố trínhà ở phục vụ tái định cư phải có văn bản thông báo cho các hộ gia đình, cánhân thuộc diện được tái định cư theo quy định tại Điều 30của Nghị định này và trực tiếp ký hợp đồng mua bán nhà ở với các đối tượng này;

c) Căn cứ vào hợp đồng mua bán nhà ởđã ký kết với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, đơn vị được Nhà nướcgiao bố trí nhà ở phục vụ tái định cư có trách nhiệm tiếpnhận nhà ở từ chủ đầu tư và bàn giao cho hộ gia đình, cá nhân mua nhà ở hoặc ủyquyền cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại bàngiao cho người mua nhà ở. Việc bàn giao nhà ở được thựchiện theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng, khi có đủ điều kiện về bàn giao nhà ở theo quy định tại Khoản 4 Điều 16 của Nghị định này, quyđịnh của pháp luật kinh doanh bất động sản và phải được lập thànhbiên bản kèm theo các giấy tờ pháp lý có liên quan đến nhàở mua bán.

2. Trường hợp muanhà ở thương mại theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 41của Luật Nhà ở thì thực hiện như sau:

a) Đơn vị được Nhà nước giao bố trínhà ở phục vụ tái định cư ký kết hợp đồng đặt hàng mua nhà ởvới chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại;

b) Trong thờihạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết hợp đồng đặt hàng, đơn vị được Nhà nước giao bố trí nhà ở phục vụ tái định cư phảicó văn bản thông báo cho các hộ gia đình, cá nhân thuộcdiện được tái định cư theo quy định tại Điều 30 của Nghị định này thực hiện kýhợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại; việc kýkết hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng;

c) Căn cứ vàohợp đồng mua bán nhà ở đã ký kết, chủ đầu tư xây dựng nhàở thương mại có trách nhiệm bàn giao nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân mua nhà ở. Việc bàn giao nhà ở phải theo đúng thỏa thuận trong hợpđồng, khi có đủ điều kiện về bàn giao nhà ở theo quy địnhtại Khoản 4 Điều 16 của Nghị định này, quy định của pháp luật kinh doanh bấtđộng sản và phải được lập thành biên bản kèm theo các giấy tờ pháp lý có liênquan đến nhà ở mua bán.

3. Trường hợp sử dụng nhà ở xã hội để làm nhà ở phục vụ tái định cưthì căn cứ vào thông báo của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại Khoản3 Điều 28 của Nghị định này, các hộ gia đình, cá nhân đượctái định cư trực tiếp ký hợp đồng thuê, thuê mua, mua bánnhà ở với chủ đầu tư dự án xây dựngnhà ở xã hội. Việc bàn giao nhà ở được thực hiện theo thỏathuận trong hợp đồng, quy định tại Khoản 4 Điều 16 của Nghị định này và phảiđược lập thành biên bản có xác nhận của đơn vị được Nhànước giao bố trí nhà ở phục vụ tái định cư kèm theo các giấy tờ pháp lý có liên quan đến nhà ở mua bán, thuê mua.

4. Trường hợp mua, thuê, thuê mua nhà ở phục vụ tái định cư do Nhà nước đầu tưxây dựng thì hộ gia đình, cá nhân có tên trong danh sách được tái định cư theophương án bồi thường hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thực hiện ký hợp đồng mua bán, thuê hoặc thuê mua nhàở với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở; việc bàn giao nhà ở này được thực hiệntheo thỏa thuận trong hợp đồng, khi có đủ điều kiện bàn giao nhà ở theo quyđịnh tại Khoản 4 Điều 16 của Nghị định này và phải lậpthành biên bản kèm theo các giấy tờ pháp lý có liên quan đến nhà ở mua bán, thuê mua.

5. Trường hợp bố trí nhà ở phục vụtái định cư theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 35 của Luật Nhà ở thì căncứ vào phương án bồi thường, hỗ trợ,tái định cư đã được phê duyệt, hộ gia đình, cá nhân được bốtrí tái định cư ký hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư dự án.Việc ký kết hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo quyđịnh về mua bán nhà ở thương mại; việc bàn giao nhà ở được thực hiện theo thỏathuận trong hợp đồng, khi có đủ điềukiện bàn giao nhà ở theo quy định tại Khoản 4 Điều 16 của Nghị định này, quyđịnh của pháp luật kinh doanh bất động sản và phải được lập thành biên bản kèmtheo các giấy tờ pháp lý có liên quan đến nhà ở mua bán.

6. Chủ đầu tư dựán xây dựng nhà ở quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5Điều này có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho các hộgia đình, cá nhân đã mua, thuê mua nhà ở phục vụ tái định cư, trừ trường hợp hộgia đình, cá nhân tự nguyện làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận; trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận được thực hiện theo quy định củapháp luật về đất đai.

7. Bộ Xây dựng quy định mẫu hợp đồngmua, thuê, thuê mua nhà ở để phục vụ tái định cư quy định tại Điểm b Khoản 1,các Khoản 2, 3 và 4 Điều này.

Điều 32. Giá mua, thuê, thuêmua nhà ở phục vụ tái định cư

1. Trường hợp hộ gia đình, cá nhânthuộc diện được tái định cư có nhu cầu mua nhà ở được đầu tư xây dựng theo dựán để phục vụ tái định cư hoặc mua nhà ở thương mại để làm nhà ở tái định cư thì giá mua bán nhà ở này được xác định trong phương án bồithường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyềnphê duyệt.

2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhânthuộc diện được tái định cư có nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở phục vụ tái định cưdo Nhà nước đầu tư hoặc do Nhà nước mua để cho thuê, cho thuê mua thì giá thuê,thuê mua nhà ở này được xác định theo hướng dẫn của Bộ Xâydựng,

3. Trường hợp hộ gia đình, cá nhânthuộc diện được tái định cư có nhu cầu sử dụng nhà ở xã hội để làm nhà ở tái định cư thì giá mua, giá thuê, thuê mua nhà ở này được xác định theo quyđịnh tại Điều 60, Điều 61 của Luật Nhà ở và quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng nhà ở xãhội.

Điều 33. Quản lý,sử dụng nhà ở phục vụ tái định cư

1. Việc quản lý, sử dụng nhà ở phục vụ tái định cư được quy định như sau:

a) Chủ sở hữu nhà ở tái định cư có trách nhiệm quản lý, vận hành và bảo trì nhà ở thuộcsở hữu của mình theo quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và pháp luật cóliên quan;

b) Đối với nhà chung cư thì phải tuân thủ các quy định về quản lý, sửdụng nhà chung cư; chủ sở hữu phải đóng kinh phí bảo trìphần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của LuậtNhà ở và Nghị định này, đóng kinh phí quản lý vận hành nhàchung cư và các chi phí sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận với nhà cung cấp dịchvụ;

c) Đối với nhà ởthuộc sở hữu nhà nước thì còn phải tuân thủ các quy định tại Chương V của Nghịđịnh này; trường hợp là nhà ở xã hội thì còn phải tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụngnhà ở xã hội;

d) Đối với nhà ở tại khu vực nôngthôn thì phải bảo đảm vệ sinh, môi trường, phòng cháy, chữa cháy; phải tuân thủcác quy định về nếp sống văn hóa, vănminh cộng đồng dân cư, quản lý duy tu, bảo dưỡng các côngtrình hạ tầng kỹ thuật khu vực nơi có nhà ở.

2. Việc khai thác kinh doanh, dịch vụ trong nhà chung cư phục vụ táiđịnh cư được quy định như sau:

a) Trường hợp mua một số căn hộ hoặc một số tầng trong nhà chung cư thương mại để làm nhà ở táiđịnh cư thì ưu tiên cho hộ gia đình, cá nhân tái định cưđược khai thác phần diện tích kinh doanh, dịch vụ trongnhà chung cư đó (nếu có) thông qua hình thức đấu giá nếu các đối tượng này có giá bỏ thầu thuê bằng với giá bỏ thầu của các đối tượngkhác trong nhà chung cư đó;

b) Trường hợp xây dựng nhà chung cưđể bố trí tái định cư thì chủ đầu tư phải dành tối thiểu 1/3 diện tích kinhdoanh, dịch vụ của nhà chung cư đó cho các hộ gia đình, cá nhân được tái địnhcư thuê (nếu có nhu cầu) thông qua đấu giá theo nguyên tắc công khai, minh bạch nhằm tạocông ăn, việc làm cho các hộ gia đình, cá nhân này; kinhphí thu được từ hoạt động kinh doanh đối với toàn bộ phần diện tích kinh doanhdịch vụ sau khi trừ các chi phí kinh doanh hợp lý thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnhđược dùng kinh phí này để hỗ trợ cho kinh phí bảo trì phầnsở hữu chung và hỗ trợ một phần kinh phí cho công tác quảnlý vận hành nhà ở phục vụ tái định cư trên địa bàn;

c) Việc quản lý, vận hành nhà ở quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này được thực hiện theo Quy chế quảnlý, sử dụng nhà chung cư do Bộ Xây dựng ban hành.

Mục 2: QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÀBlỆT THỰ, NHÀ CHUNG CƯ

Điều 34. Phân loạivà quản lý, sử dụng nhà biệt thự

1. Nhà biệt thự được phân thành banhóm sau đây:

a) Biệt thự nhómmột là biệt thự được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa theoquy định của pháp luật về di sản văn hóa; biệt thự có giá trị điển hình về kiến trúc, nhà cổ do Hội đồng quy định tại Khoản 2 Điều 79 của Luật Nhà ở xác định và lập danh sách đểtrình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

b) Biệt thự nhóm hai là biệt thự khôngthuộc quy định tại Điểm a Khoản này nhưng có giá trị vềnghệ thuật kiến trúc, lịch sử, văn hóa do Hội đồng quy địnhtại Khoản 2 Điều 79 của Luật Nhà ở xác định và lập danhsách để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

c) Biệt thự nhóm ba là biệt thự không thuộc diện quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.

2. Việc quản lý, sử dụng và bảo trì,cải tạo nhà biệt thự phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Tuân thủ các quy định của Luật Nhàở; trường hợp là nhà ở thuộc sở hữunhà nước còn phải thực hiện các quy địnhvề quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sởhữu nhà nước; trường hợp là nhà ở có giá trị nghệ thuật,lịch sử, văn hóa thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý di sảnvăn hóa;

b) Đối với nhà biệt thự thuộc nhómmột thì phải giữ nguyên hình dáng kiến trúc bên ngoài, cấu trúc bên trong, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao;

c) Đối với nhà biệt thự thuộc nhómhai thì phải giữ nguyên kiến trúc bên ngoài;

d) Đối với nhà biệt thự thuộc nhóm ba thì thực hiện theo các quy định của pháp luật về quy hoạch, kiếntrúc và pháp luật về xây dựng.

Điều 35. Các hành vi nghiêmcấm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư

1. Sử dụng kinh phí quản lý vận hành, kinh phí bảo trì phần sở hữu chung không đúng quy định của Luật Nhàở, Nghị định này và Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư do Bộ Xây dựng ban hành.

2. Gây thấm, dột; gây tiếng ồn quá mức quy định của pháp luật hoặc xả rác thải, nướcthải, khí thải, chất độc hại không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môitrường hoặc không đúng nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư.

3. Chăn, thả gia súc, gia cầm trong khu vực nhà chung cư.

4. Sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ,nhà chung cư không đúng quy định về thiết kế, kiến trúc.

5. Tự ý chuyển đổi công năng, mục đíchsử dụng phần sở hữu chung, sử dụng chung của nhà chung cư; tự ý chuyển đổi côngnăng, mục đích sử dụng phần diện tích không phải để ở trongnhà chung cư có mục đích hỗn hợp so với thiết kế đã được phê duyệt hoặc đã đượccơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

6. Cấm kinh doanh các ngành nghề, hàng hóa sau đây trong phần diện tích dùng để kinhdoanh của nhà chung cư:

a) Vật liệu gâycháy nổ và các ngành nghề gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người sử dụng nhà chung cư theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy;

b) Kinh doanh vũ trường; sửa chữa xecó động cơ; giết mổ gia súc; các hoạt động kinh doanh dịchvụ gây ô nhiễm khác theo quy định của pháp luật về bảo vệmôi trường.

Trường hợp kinh doanh dịch vụ nhà hàng, karaoke, quán bar thì phải bảo đảm cách âm, tuân thủ yêu cầu về phòng, chống cháy nổ, có nơi thoát hiểm và chấp hànhcác điều kiện kinh doanh khác theo quy định của phápluật.

7. Thực hiện các hành vi nghiêm cấmkhác liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư quy định tại Điều 6 của LuậtNhà ở.

Điều 36. Bàn giao kinh phí bảotrì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu

1. Người mua, thuê mua nhà ở, chủ đầutư phải đóng 2% kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhàchung cư theo quy định tại Điều 108 của Luật Nhà ở; khoản kinhphí này được tính trước thuế để nộp (Nhà nước không thu thuế đối với khoản kinh phí này). Chủ đầu tư phải mở một tài khoảnthanh toán tại một tổ chức tín dụng đang hoạt động tạiViệt Nam để nhận tiền bảo trì do người mua, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư nộp;khi mở tài khoản, chủ đầu tư phải ghi rõ tên tài khoản là tiền gửi kinh phí bảo trì nhà chung cư dưới hình thức có kỳhạn.

2. Chủ đầu tư phải ghi thống nhất tàikhoản đã mở theo quy định tại Khoản 1 Điều này trong hợpđồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư ký vớikhách hàng (bao gồm số tài khoản, tên tài khoản và tên tổ chức tín dụng nơi mởtài khoản này); người mua, thuê mua trước khi nhận bàn giao nhà ở phải nộp 2%kinh phí bảo trì theo quy định vào tài khoản đã ghi trong hợp đồng này hoặc nộpcho chủ đầu tư để chuyển vào tài khoản đã ghi trong hợp đồng; nếu chủ đầu tư không thu kinh phí này mà vẫn bàn giao căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư cho người mua,thuê mua thì chủ đầu tư phải nộp khoản kinh phí 2% này.

3. Đối với phần diện tích nhà mà chủđầu tư giữ lại không bán hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua tính đến thời điểmnghiệm thu đưa toàn bộ nhà chung cư vào sử dụng mà thuộc diện phải nộp kinh phíbảo trì 2% cho Ban quản trị nhà chungcư (sau đây gọi chung là Ban quản trị) theo quy định của Luật Nhà ở thì chủ đầu tư phải chuyển số kinh phí này vào tài khoản đã lập quy địnhtại Khoản 1 Điều này.

4. Sau khi Ban quản trị được thành lập và có văn bản yêu cầubàn giao kinh phí bảo trì mà chủ đầu tư đang tạm quản lýthì chủ đầu tư và Ban quản trị thốngnhất lập hồ sơ quyết toán số liệu kinh phí bảo trì; căn cứvào số liệu quyết toán do hai bên thống nhất, chủ đầu tưcó trách nhiệm chuyển kinh phí bảo trì thuộc diện phải chuyển giao theo quyđịnh của pháp luật về nhà ở sang cho Ban quản trị quản lý thông qua hình thức chuyển khoản. Cáchthức lập tài khoản quản lý kinh phí bảotrì của Ban quản trị và thủ tục bàngiao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư sang cho Ban quản trị được thực hiện theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư do Bộ Xây dựng ban hành.

Sau khi bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban quản trị nhà chung cư, chủ đầu tư phải có văn bản báo cáocho Sở Xây dựng nơi có nhà chung cư biết để theo dõi.

Điều 37. Thủ tục cưỡng chế bàngiao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư

1. Trường hợp chủ đầu tư không bàngiao kinh phí bảo trì theo quy định tại Điều 36 của Nghị định này hoặc bàn giao không đầy đủ, không đúng hạn theoquy định thì giải quyết như sau:

a) Ban quản trị có văn bản đề nghị Ủyban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư yêu cầu chủ đầutư bàn giao kinh phí bảo trì phần sởhữu chung của nhà chung cư theo quy định tại Điều 36 củaNghị định này;

b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngàynhận được văn bản của Ban quản trị, Ủy ban nhân dân cấptỉnh có trách nhiệm xem xét, kiểm tra; nếu các bên đã quyết toán số liệu kinh phí bảo trì theo quy định tại Khoản 4 Điều 36 của Nghị định này màchủ đầu tư vẫn chưa bàn giao kinh phí bảo trì thì Ủy ban nhândân cấp tỉnh phải có văn bản yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí cho Ban quản trị. Trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Ủyban nhân dân cấp tỉnh, chủ đầu tư phải bàn giao kinh phíbảo trì này.

Trường hợp các bên vẫn chưa lập biênbản quyết toán số liệu kinh phí bảo trì thì các bên phải thống nhất quyết toánsố liệu và bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban quản trị trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bảncủa Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Việc bàn giaokinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư phảilập thành biên bản có xác nhận của chủ đầu tư và đại diệnBan quản trị; sau khi bàn giao kinh phí này, chủ đầu tư phải có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh biết;

c) Trường hợp quá thời hạn quy định tại Điểm b Khoản này mà chủ đầu tư vẫn không thực hiện bàn giao kinh phí bảo trì thì Ủy ban nhân dân cấptỉnh có trách nhiệm ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi kinh phí bảo trì đểbàn giao cho Ban quản trị và gửi quyết định này cho chủ đầutư, Ban quản trị và tổ chức tín dụng nơi chủ đầu tư mở tài khoản; trong quyết địnhcưỡng chế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ghi rõ số kinhphí chủ đầu tư phải bàn giao sau khitrừ kinh phí mà chủ đầu tư phải sử dụng để bảo trì phần sở hữu chung (nếu có), thời hạn bàn giao, biện pháp cưỡng chế vàtrách nhiệm của các bên liên quan để thực hiện quyết định này;

d) Biện pháp cưỡngchế bàn giao kinh phí bảo trì bao gồmviệc buộc chủ đầu tư phải chuyển giao kinh phí bảo trì được gửi từ tài khoản đãlập theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 củaNghị định này hoặc chuyển kinh phí từ tài khoản khác của chủ đầu tư sang tài khoản do Ban quản trị quản lý hoặcxử lý tài sản của chủ đầu tư. Việc cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì phần sởhữu chung của nhà chung cư được thực hiện trong thời hạn30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định cưỡng chế. Kinh phí phải bàn giao là toàn bộ số tiền bảo trì (cả gốc và lãi) theo số liệu kinh phí mà các bên đã quyếttoán; nếu các bên không thống nhấtquyết toán số liệu thì bàn giao theo số liệu ghi trong quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

đ) Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngàynhận được quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức tín dụng đang quản lý tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì nhà chung cư hoặc quản lý tài khoản khác của chủ đầu tư theoquyết định cưỡng chế có trách nhiệm chuyển kinh phí sang tài khoản do Ban quảntrị lập để quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật vềnhà ở và quyết định cưỡng chế; trường hợp phải xử lý tài sản của chủ đầu tư đểthu hồi kinh phí bảo trì cho Ban quản trịthì trong quyết định cưỡng chế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnhphải nêu rõ biện pháp xử lý tài sản, trách nhiệm của đơnvị xử lý tài sản, hình thức xử lý và việc chuyển giao kinh phí thu hồi cho Ban quản trị.

Trong quá trình thực hiện cưỡng chếbàn giao kinh phí bảo trì, nếu phát hiện chủ đầu tư cóhành vi vi phạm pháp luật hình sự thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải yêu cầu cơquan có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Việc bàn giaokinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư phải được lập thành biênbản có xác nhận của chủ đầu tư và đại diện Ban quản trị; trường hợp quy địnhtại Khoản 1 Điều này thì phải có thêm xác nhận của bên tổchức cưỡng chế và đại diện tổ chức tín dụng thực hiện chuyển kinh phí này hoặc đại diện của bên xử lý tài sản của chủ đầu tư (nếu có xử lý tài sản của chủ đầu tư).

Chương V

QUẢN LÝ, SỬ DỤNGNHÀ Ở THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC

Mục 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 38. Nguyên tắc quản lý,sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

1. Bảo đảm sử dụngđúng mục đích, có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí;việc cho thuê, cho thuê mua và bán nhà ở phải đúng đốitượng, đủ điều kiện, theo đúng quy định của Luật Nhà ở vàNghị định này.

2. Bảo đảm quảnlý thống nhất, có sự phối hợp chặt chẽ, sự phân giao tráchnhiệm quản lý rõ ràng giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan.

3. Nhà ở được quản lý phải bảo đảmchất lượng và an toàn cho người sửdụng; trường hợp là nhà ở để phục vụ tái định cư thì còn phải tuân thủ các quy định tại Mục 1 Chương IV của Nghị định này.

4. Việc miễn, giảm tiền thuê, tiềnmua nhà ở phải theo đúng quy định tại các Điều 59, 66, 67 và Điều 68 của Nghịđịnh này, trừ đối tượng thuê nhà ở công vụ, nhà ở sinhviên, đối tượng thuê nhà ở thuộc diện quy định tại Điểm c,Điểm d Khoản 1 Điều 61 và Khoản 1, Khoản 3 Điều 71 củaNghị định này.

5. Đối với nhà ở cũ là nhà ở được tạo lập bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc sở hữu khác được chuyển sang xác lập thuộc sở hữu nhà nước và được bốtrí sử dụng vào mục đích để ở theo quy định của pháp luật(bao gồm cả nhà ở thuộc diện tự quản)thì phải thực hiện quản lý, bán, cho thuê theo đúng quyđịnh của Nghị định này.

6. Mọi hành vi vi phạm các quy địnhvề quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật; trường hợp nhà ở thuộc diệnbị thu hồi theo quy định tại Điều 84 của Luật Nhà ở và Nghị định này thì saukhi thu hồi, cơ quan quản lý nhà ở phải thực hiện quản lý,sử dụng nhà ở này theo đúng mục đích quy định.

Điều 39. Cơ quan, đơn vị quảnlý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu đốivới nhà ở đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn trung ương đượcquy định như sau:

a) Bộ Xây dựng là đại diện chủ sở hữu đối vớinhà ở công vụ của Chính phủ; nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước được đầu tưxây dựng bằng nguồn vốn trung ương; nhà ởsinh viên do các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ Xây dựng đang quản lý, trừ nhà ởxã hội thuộc sở hữu nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mua hoặc đầu tư xâydựng quy định tại Điểm b Khoản này;

b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là đạidiện chủ sở hữu đối với nhà ở công vụ, nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước do BộQuốc phòng, Bộ Công an mua hoặc đầu tư xây dựng, nhà ở sinh viên do các cơ sởgiáo dục trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đang quảnlý. Riêng đối với nhà ở cũ do Bộ Quốc phòng đang quản lý thì Bộ Quốc phòng làđại diện chủ sở hữu đối với nhà ở này, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều64 của Nghị định này;

c) Các Bộ,ngành, cơ quan trung ương khác là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở công vụ,nhà ở sinh viên do cơ sở giáo dục trực thuộc các Bộ, ngành, cơ quan trung ươngđó đang quản lý.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu đối với các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nướcđược giao quản lý trên địa bàn.

3. Cơ quan quản lý nhà ở là cơ quanđược đại diện chủ sở hữu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điềunày giao thực hiện việc quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, bao gồm:

a) Đối với Bộ,ngành, cơ quan trung ương là cơquan được giao chức năng quản lý nhà ở trực thuộc Bộ, ngành, cơquan trung ương đó;

b) Đối với địa phương là Sở Xây dựng;

c) Cơ sở giáo dục thực hiện việc quảnlý đối với nhà ở sinh viên đang được giao quản lý.

4. Đơn vị quản lý vận hành nhà ởthuộc sở hữu nhà nước là tổ chức hoặc doanh nghiệp có chức năng, năng lực chuyên môn về quản lý, vận hành nhà ở theo quy định tại Điều 105của Luật Nhà ở được cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở giao quản lý vận hành nhàở thuộc sở hữu nhà nước.

Điều 40. Quyền và trách nhiệmcủa đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ởthuộc sở hữu nhà nước quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 39 của Nghị định nàycó các quyền và trách nhiệm sau đây đối với nhà ở được giao quản lý:

a) Quyết định người được thuê nhà ở công vụ, người được thuê, mua nhàở cũ; quyết định người được thuê, thuê mua nhà ở xã hộithuộc sở hữu nhà nước;

b) Lựa chọn đơn vị quản lý vận hànhnhà ở;

c) Phê duyệt kế hoạch bảo trì, cảitạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở;

d) Ban hành hoặc quyết định giá thuê, thuê mua, giá bán nhà ở;

đ) Quyết định thu hồi nhà ở;

e) Các quyền và trách nhiệm khác màThủ tướng Chính phủ giao theo quy định.

2. Cơ quan đạidiện chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều39 của Nghị định này có thể giao cho cơ quan quản lý nhà ở quy định tại Khoản 3Điều 39 của Nghị định này thực hiện quyền quy định tạiĐiểm b Khoản 1 Điều này và việc phê duyệt kế hoạch bảo trì nhà ở. Riêng đối với Bộ Quốcphòng, Bộ Công an thì có thể giao cho cơ quan quản lý nhà ở thực hiện các quyềnquy định tại các Điểm a, b và Điểm đ Khoản 1 Điều này.

Điều 41. Quyền và trách nhiệmcủa cơ quan quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

Cơ quan quản lý nhà ở thuộc sở hữunhà nước quy định tại Khoản 3 Điều 39 của Nghị định này có quyền và trách nhiệm sau đây:

1. Rà soát, thống kê, phân loại nhà ởđược giao quản lý; tiếp nhận nhà ở tự quản do các cơ quantrung ương chuyển giao (nếu có) để quản lý theo quy địnhcủa Nghị định này.

2. Lập kế hoạch bảo trì, cải tạo hoặcxây dựng lại nhà ở để trình cơ quan đại diện chủ sở hữuđối với nhà ở đó phê duyệt hoặc phê duyệt kế hoạch bảo trì nếu được giao thực hiện.

3. Tập hợp, lập, lưu trữ hồ sơ nhà ởvà giao 01 bộ hồ sơ hoàn công (đối với trường hợp xây dựng mới) hoặc hồ sơ đovẽ lại (đối với nhà ở cũ) cho đơn vị quản lý vận hành nhàở; kinh phí đo vẽ lạido ngân sách nhà nước cấp.

4. Đối với Sở Xâydựng thì có trách nhiệm thành lập Hội đồng xác định giá bán nhà ở cũ thuộc diện được bán trên địa bàn (bao gồm cả nhà ở cũ do Bộ Quốc phòngquản lý); thành phần Hội đồng bao gồm đại diện Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên vàMôi trường, Sở Tài chính, Sở Quy hoạch và Kiếntrúc (nếu có), Sở Kế hoạch và Đầu tư, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, Cục thuế; trườnghợp xác định giá bán nhà ở do Bộ Quốc phòng đang quản lý thì Hội đồng xác địnhgiá bán nhà ở có thêm đại diện do Bộ Quốc phòng cử thamgia.

5. Lập và trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở quyết định người được thuê nhà ở công vụ, người được thuê, thuê mua nhà ởxã hội thuộc sở hữu nhà nước, người được thuê, mua nhà ở cũ. Riêng đối với nhàở của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì cơ quan quản lý nhà ở được quyềnquyết định người được thuê, thuê mua, mua nhà ở nếu đượcgiao thực hiện.

6. Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở quyết định đơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặctự quyết định lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nếu được giao thực hiện; báo cáocơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở quyết định sử dụng kinh phí thu được từ hoạt động kinh doanh đối với phần diện tíchdùng để kinh doanh dịch vụ trong các nhà ở để phục vụ táiđịnh cư nhằm hỗ trợ cho kinh phí bảo trì phần sở hữu chung và công tác quản lý vận hành nhà ở này.

7. Căn cứ vàoquy định của pháp luật về khung giá thuê, thuê mua, giá bánnhà ở thuộc sở hữu nhà nước để xây dựng giá thuê, thuêmua, giá bán nhà ở thuộc diện cơ quan đang quản lý và trình cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với nhà ởđó quyết định.

8. Báo cáo cơquan đại diện chủ sở hữu nhà ở quyết định thu hồi nhà ở.Riêng đối với nhà ở do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý thì cơ quan quản lý nhà ở trực thuộc được quyền quyết định thuhồi nhà ở nếu được giao thực hiện.

9. Quản lý, kiểm tra, đôn đốc việc chothuê, bảo hành, bảo trì, quản lý vận hành nhà ở, thực hiện việcbán, cho thuê mua nhà ở theo quy định của Nghị định này.

10. Phối hợp với cơ quan tài chínhhướng dẫn, kiểm tra hoạt động thu, chi tài chính của đơnvị quản lý vận hành nhà ở.

11. Kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm hoặc đề nghị cơ quan cóthẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến việcquản lý sử dụng nhà ở.

12. Tổng hợp, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng nhà ở theo quy định tại Điều47 của Nghị định này.

Điều 42. Quyền và trách nhiệmcủa đơn vị quản lý vận hành nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

1. Tiếp nhận quỹ nhà ở do cơ quan cóthẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 39 của Nghị định này giao nhiệm vụ để thựchiện quản lý vận hành theo quy định của Nghị định này vàpháp luật có liên quan. Nội dung quản lý vận hành nhà ởđược thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng; hoạt động quản lý vận hành nhà ởthuộc sở hữu nhà nước được hưởng các cơ chế như đối với dịch vụ công ích theoquy định của pháp luật.

2. Thực hiện cho thuê và quản lý việc sử dụng nhà ở theo nhiệm vụ được giaohoặc theo hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành ký kết với cơ quan quản lý nhà ở.

3. Xây dựng, ban hành Bản nội quyquản lý, sử dụng nhà ở theo hướng dẫncủa Bộ Xây dựng và phổ biến Bản nội quy này cho người thuê, người thuê mua, người sử dụngnhà ở.

4. Quản lý chặt chẽ các phần diện tích nhà chưa bán trong khuôn viên nhà ở thuộc sởhữu nhà nước.

5. Được trích một phần tỷ lệ tiền thuê nhà ở theo quy định tại Điều 44 của Nghị định này để cókinh phí phục vụ cho công tác quản lý vận hành nhà ở.

6. Tập hợp, lưu trữ hồ sơ có liênquan đến quá trình xây dựng, vận hành, bảo hành, bảo trì, cải tạo nhà ở; trường hợp không đủ hồ sơ thì bổ sung, khôi phục, đo vẽ lại vàcó trách nhiệm giao các hồ sơ phát sinh, bổ sung để cơ quan quảnlý nhà ở lưu trữ theo quy định.

7. Thực hiện bảo trì, cải tạo nhà ởsau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

8. Kiểm tra, theo dõi phát hiện kịpthời và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi viphạm trong quản lý, sử dụng nhà ở; thực hiện thu hồi nhà ởtheo quyết định của cơ quan có thẩmquyền.

9. Phối hợp vớicơ quan chức năng của địa phương trong việc bảo đảm an ninh, trật tự cho ngườithuê, thuê mua, người sử dụng nhà ở.

10. Tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặctheo yêu cầu đột xuất về tình hình quản lý, sử dụng nhà ởtheo quy định tại Điều 47 của Nghị định này.

11. Thực hiện hạch toán, báo cáo thu, chi tài chính công tác quản lý vận hành nhà ởtheo quy định; thực hiện các quyền,nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 43. Quy định về chuyểnđổi công năng sử dụng nhà ở công vụ; bán nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nướchoặc bán nhà ở công vụ sau khi chuyển đổi công năng sử dụng

1. Việc chuyển đổi công năng sử dụngnhà ở công vụ quy định tại Khoản 4 Điều 81 của Luật Nhà ở đểlàm nhà ở cho thuê được thực hiện như sau:

a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ởcông vụ lập đề án đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở, trong đó nêu rõ hiện trạng sử dụng nhà ở công vụ, lý dochuyển đổi công năng, phương án quản lý, cho thuê sau khichuyển đổi công năng, việc áp dụng giá thuê, đối tượng được thuê, cơ quan có trách nhiệm quản lýnhà ở. Giá thuê và đối tượng được thuê nhà ở sau khi chuyển đổi công năng đượcthực hiện theo quy định về cho thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước hoặcthông qua hình thức đấu giá quyền thuê;

b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu có Tờtrình kèm theo hồ sơ đề án gửi Bộ Xây dựng để thẩm định vàbáo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận;

c) Trường hợp được Thủ tướng Chínhphủ chấp thuận thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệtđề án và tổ chức quản lý, cho thuê theo đúng nội dung đềán, văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chínhphủ, tuân thủ quy định của Luật Nhà ở, pháp luật về quảnlý, sử dụng tài sản nhà nước và hàngnăm có báo cáo gửi Bộ Xây dựng đểtheo dõi, quản lý.

2. Trường hợp cơ quan đại diện chủ sởhữu có nhu cầu bán nhà ở công vụ sau khi đã chuyển đổi công năng theo quy địnhtại khoản 1 Điều này để tái đầu tư xây dựng nhà ở công vụ khác hoặc bán nhà ởxã hội để tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khác thì thực hiện nhưsau:

a) Cơ quan đạidiện chủ sở hữu phải lập đề án bán nhà ở, trong đó nêu rõđịa chỉ, số lượng nhà ở; lý do bán; giá bánnhà ở; tiền sử dụng đất phải nộp; đối tượng, điều kiện muanhà ở; trình tự, thủ tục bán; phương thức thanh toán; thờihạn thực hiện; dự kiến số tiền thu được; phương án sử dụngtiền thu được để tái đầu tư xây dựng nhà ở khác.

Đối với việc bán nhà ở xã hội thìphải bảo đảm đúng đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 50của Luật Nhà ở; giá bán nhà ở (bao gồm tiền nhà và tiền sử dụng đất) được thựchiện theo quy định của pháp luật về bán nhà ở xã hội. Đốivới việc bán nhà ở công vụ sau khi được chuyển đổi công năng thì giá bán nhà ởđược xác định căn cứ vào chất lượng còn lại của nhà ở và thu tiền sử dụng đấttheo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu có Tờtrình kèm theo hồ sơ đề án gửi Bộ Xây dựng để thẩm định vàbáo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận;

c) Trường hợp được Thủ tướng Chínhphủ chấp thuận thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt đề án và triển khai thực hiện theo đúng nội dung đề án, văn bản chấp thuận củaThủ tướng Chính phủ;

d) Số tiền thuđược từ bán nhà ở phải sử dụng vào đúng mục đích tái đầu tư xây dựng nhà ở xãhội hoặc nhà ở công vụ; cơ quan đại diện chủ sở hữu phải báo cáo Bộ Xây dựng vềviệc sử dụng kinh phí này và Bộ Xây dựng có trách nhiệmkiểm tra việc sử dụng kinh phí để báo cáo Thủ tướng Chínhphủ.

3. Đối với nhà ở công vụ, nhà ở xãhội thuộc sở hữu nhà nước do Bộ Xây dựng được giao quản lý mà có nhu cầu chuyểnđổi công năng, bán theo quy định tại Điều này thì phải lậphồ sơ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này để trìnhThủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 44. Quản lý tiền thu đượctừ việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

1. Tiền thu được từ việc cho thuê,cho thuê mua, bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được sử dụng để thực hiện việcduy trì và phát triển quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theoquy định sau đây:

a) Đối với số tiền thu được từ việccho thuê nhà ở thì phải sử dụng vào mục đích bảo trì và quản lý vận hành nhà ởthuộc sở hữu nhà nước đang cho thuê;

b) Đối với số tiền thu được từ việccho thuê mua, bán nhà ở thì sau khikhấu trừ các chi phí để tổ chức thực hiện việc cho thuêmua, bán nhà ở, bên bán, cho thuê mua nhà ở phải nộp vàongân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành, trừ nhà ở quy định tạiKhoản 2 Điều này để sử dụng vào mục đích tái đầu tư xâydựng nhà ở xã hội hoặc nhà ở công vụ thuộc sở hữu nhà nướctrên địa bàn.

2. Đối với nhà ở cũ do Bộ Quốc phòng đang quản lý và trực tiếp thực hiện bán cho người đang thuê thìnộp vào tài khoản do Bộ Quốc phòng quản lý để tái đầu tưxây dựng nhà ở xã hội cho các đối tượng quy định tại Khoản6 Điều 49 của Luật Nhà ở thuê hoặc thuê mua; Bộ Quốc phòng có trách nhiệm lấy ý kiến thống nhấtcủa Bộ Xây dựng về việc sử dụng số kinh phí này và việc tái đầu tư xây dựng nhà ở trước khi thực hiện xây dựngnhà ở; sau khi hoàn thành việc xây dựng nhà ở, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm báocáo Bộ Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể việc sử dụng số tiền thuđược từ hoạt động cho thuê nhà ở để bảo trì, quản lý vận hành nhà ở cho thuê;hướng dẫn các chi phí để tổ chức thực hiện việc cho thuêmua, bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tạiĐiều này.

Điều 45. Trình tự, thủ tục thuhồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

1. Khi có một trong các trường hợpthuộc diện bị thu hồi nhà ở quy định tại Điều 84 của Luật Nhà ở hoặc khi nhà ởthuộc sở hữu nhà nước bị chiếm dụng trái pháp luật thì đơnvị được giao quản lý vận hành nhà ở phải có văn bản nêu rõ lý do và yêu cầu người thuê, thuê mua, mua hoặc người đang chiếm dụngnhà ở (sau đây gọi là người đang trực tiếp sử dụng nhà ở) bàn giao lại nhà ởnày trong thời hạn 60 ngày, kể từngày nhận được văn bản thông báo; trường hợp quá thời hạnmà người đang trực tiếp sử dụng nhà ở không bàn giao lạinhà ở thì đơn vị quản lý vận hành nhà ở phải báo cáo cơ quan quản lý nhà ở đềnghị thu hồi nhà ở trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày hết hạn bàn giao nhà ở.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngàynhận được văn bản của đơn vị quản lý vận hành nhà ở, cơquan quản lý nhà ở có trách nhiệm kiểm tra, nếu thuộc diệnphải thu hồi nhà ở thì có tờ trình cơquan, đại diện chủ sở hữu của nhà ở đó xem xét, ban hành quyết định thu hồi nhàở; trường hợp cơ quan quản lý nhà ởtự kiểm tra mà phát hiện nhà ở thuộc diện phải thu hồi thì phải làm thủ tục đề nghị thu hồi nhà ở theo quy định tại Điều này.

3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngàynhận được tờ trình của cơ quan quản lý vận hành nhà ở, cơ quan đại diện chủ sởhữu nhà ở có trách nhiệm kiểm tra, nếu có đủ điều kiện thuhồi nhà ở theo quy định tại Khoản 1 Điều nay thì ban hành quyết định thu hồi nhà ở và gửi quyết định này cho cơ quan quản lý nhà ở, đơn vị quản lý vận hành nhà ở và người đang trựctiếp sử dụng nhà ở thuộc diện bị thu hồi biết để thực hiện. Trường hợp nhà ở đang do Bộ Quốc phòng,Bộ Công an quản lý thì cơ quan quản lý nhà ở được ban hànhquyết định thu hồi nhà ở (nếu được giao thực hiện) sau đógửi quyết định này cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở,người đang trực tiếp sử dụng nhà ở biết để thực hiện và gửi đến cơ quan đạidiện chủ sở hữu để báo cáo.

4. Quyết định thu hồi nhà ở bao gồmcác nội dung sau đây:

a) Căn cứ pháp lý để thu hồi nhà ở;

b) Địa chỉ nhà ở và họ tên người đangtrực tiếp sử dụng nhà ở bị thu hồi;

c) Lý do thu hồi nhà ở;

d) Tên cơ quan, đơn vị thực hiện thuhồi nhà ở; trách nhiệm bàn giao nhà ở;

đ) Thời hạn thực hiện thu hồi nhà ở;

e) Phương án quản lý, sử dụng nhà ởsau khi thu hồi.

5. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngàynhận được quyết định thu hồi nhà ở, đơn vị quản lý vận hành nhà ở có tráchnhiệm thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao quyết định thu hồi nhà ở chongười đang trực tiếp sử dụng nhà ở biết để bàn giao lại nhà ở; người đang trựctiếp sử dụng nhà ở có trách nhiệm bàn giao lại nhà ở cho đơn vị quản lý vậnhành nhà ở trong thời hạn ghi trong quyết định thu hồi;việc thu hồi, bàn giao nhà ở phải được lập thành biên bảncó chữ ký của các bên; trường hợp người đang trực tiếp sử dụngnhà ở không nhận thông báo thu hồi hoặc không ký biên bản bàn giao nhà ở thìđơn vị quản lý vận hành nhà ở mời đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có nhà ở chứng kiến và ký vào biên bản.

6. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngàynhận quyết định thu hồi nhà ở của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị quản lý vậnhành nhà ở hoặc cơ quan quản lý nhà ở phải thực hiện chấm dứt hợp đồng thuê,thuê mua hoặc mua nhà ở (đối với trường hợp đã ký hợpđồng); trường hợp thu hồi nhà ở do bán không đúng thẩm quyền, không đúng quyđịnh của Luật Nhà ở và Nghị định này thì bên mua được hoàn trả lại tiền mua nhàở đã nộp, trừ trường hợp bên mua làm giả giấy tờ, hồ sơ mua bán nhà ở.

7. Thời hạn thực hiện thu hồi nhà ởtối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định thu hồi nhà ở. Đối vớinhà ở sinh viên thì đơn vị quản lývận hành nhà ở có trách nhiệm thực hiện thu hồi nhà ở.

8. Sau khi thu hồi nhà ở, đơn vị quảnlý vận hành phải có văn bản báo cáo cơ quan quản lý nhà ở về việc đã hoàn thànhthu hồi nhà ở. Nhà ở sau khi được thu hồi phải được sử dụng theo đúng mục đíchquy định của Luật Nhà ở và Nghị định này.

Điều 46. Trình tự, thủ tụccưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

1. Trường hợp người đang trực tiếp sử dụng nhà ở không bàn giao lại nhà ở theo quyết định thu hồinhà ở quy định tại Điều 45 của Nghị định này thì trong thời hạn 05 ngày, kể từngày hết thời hạn quy định tại Khoản 7 Điều 45 của Nghị định này, đơn vị quản lý vận hành nhà ở phải có văn bảnbáo cáo cơ quan quản lý nhà ở đề nghị cưỡng chế thu hồinhà ở.

2. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngàynhận được báo cáo của đơn vị quản lý vận hành nhà ở, cơ quan quản lý nhà ở phải kiểm tra và có tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cưỡngchế thu hồi nhà ở đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu nhàở xem xét, ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở.

3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từngày nhận được tờ trình của cơ quan quản lý nhà ở, cơ quan đạidiện chủ sở hữu nhà ở có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với quy định tại Điều45 của Nghị định này để ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở và gửiquyết định này cho cơ quan quản lý nhà ở, đơn vị quản lývận hành nhà ở và người đang trực tiếp sử dụng nhà ở biếtđể thực hiện; trường hợp các Bộ, ngành, cơ quan Trung ươngban hành quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở thì cơ quannày phải có văn bản kèm theo quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở đề nghị Ủy bannhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở tổ chức cưỡng chế thu hồi.

Trường hợp nhà ở không thuộc diệnphải tổ chức cưỡng chế thu hồi thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phải có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở và đơnvị quản lý vận hành nhà ở biết để tiếp tục thực hiện quản lý theo quy định.

Đối với nhà ở đang do Bộ Quốc phòng,Bộ Công an quản lý thì cơ quan có chức năng quản lý nhà ở của Bộ Quốc phòng, BộCông an được quyền ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở nếu được giaothực hiện.

4. Trên cơ sở quyết định cưỡng chếthu hồi nhà ở, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở có thể trực tiếp hoặc giaocho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà ở tổ chức cưỡngchế thu hồi và bàn giao lại nhà ở cho đơn vị quản lý vậnhành quản lý theo quy định. Việc bàn giao nhà ở phải lập biên bản có xác nhậncủa các cơ quan tham gia cưỡng chế thu hồi.

5. Thời hạn thựchiện cưỡng chế thu hồi nhà ở tối đa không quá 30 ngày, kểtừ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở ban hành quyết định cưỡng chế thu hồinhà ở.

6. Sau khi thu hồi nhà ở, đơn vị quảnlý vận hành phải có văn bản báo cáo cơ quan quản lý nhà ởvề việc đã hoàn thành thu hồi nhà ở.Nhà ở sau khi được thu hồi phải được sử dụng theo đúng mục đích quy định củaLuật Nhà ở và Nghị định này.

Điều 47. Trình tự, chế độ vànội dung báo cáo tình hình quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

1. Trình tự báo cáo tình hình quản lýnhà ở thuộc sở hữu nhà nước được quyđịnh như sau:

a) Đơn vị quản lý vận hành nhà ở thựchiện báo cáo cơ quan quản lý nhà ở;

b) Cơ quan quản lý nhà ở thực hiệnbáo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở đối với nhà ở đang được giao quản lý;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Bộ,ngành, cơ quan Trung ương đang quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước báo cáo BộXây dựng về tình hình quản lý, sử dụng nhà ở thuộc phạm vi quản lý;

d) Bộ Xây dựng tổng hợp, báo cáo Thủtướng Chính phủ về tình hình thựchiện quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trênphạm vi cả nước.

2. Nội dung vàchế độ báo cáo được quy định như sau:

a) Nội dung báo cáo bao gồm: Tổng số nhà ở và diện tích sử dụng của từng loại nhà ở thuộc sở hữu nhànước (nhà biệt thự, căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ); tổng số nhà ở đang cho thuê, thuê mua, số nhà ở đã bán; tổng số tiền thu được từ cho thuê, thuêmua, bán nhà ở tính đến thời điểm báo cáo; các trường hợp đã thu hồi nhà ở vàtình hình quản lý sử dụng sau khi thu hồi;

b) Các cơ quan quy định tại Khoản 1Điều này có trách nhiệm báo cáo tình hình quản lý, sử dụng nhà ở định kỳ vào tháng 12 hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất của Thủ tướng Chính phủ vàBộ Xây dựng.

Mục 2. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÀ ỞCÔNG VỤ

Điều 48. Đối tượng được thuênhà ở công vụ

1. Đối tượng quy định tại Điểm aKhoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở được ở nhà công vụ theo yêu cầu an ninh.

2. Đối tượng quy định tại Điểm bKhoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở được điều động, luân chuyểnđến công tác để giữ chức vụ từ cấp Thứ trưởng hoặc chứcdanh có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,3 trở lên tại các cơquan ở trung ương, bao gồm cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xãhội (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liênhiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam).

3. Đối tượng quy định tại Điểm bKhoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở được điều động, luân chuyển đến công tác để giữchức vụ từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở hoặc chức danh có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,9 trởlên tại các cơ quan ở địa phương, bao gồm cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chứcchính trị – xã hội (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ ViệtNam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam).

4. Đối tượng quy định tại các Điểm c,d, đ, e và g Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở.

Điều 49. Điều kiện được thuênhà ở công vụ

1. Đối với đối tượng quy định tạiĐiểm a Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở thì phải đang trong thời gian đảm nhận chức vụ.

2. Đối với đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có quyết định điều động, luânchuyển công tác và giấy tờ chứng minh hệ số phụ cấp chức vụ;

b) Thuộc diện chưa có nhà ở thuộc sởhữu của mình và chưa được thuê, thuê mua hoặc mua nhà ở xã hội tại nơi đến công tác hoặc đã có nhà ở thuộc sởhữu của mình tại nơi đến công tác nhưng có diện tích nhà ở bình quân trong hộgia đình dưới 15 m2 sàn/người.

3. Đối với đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có quyết định điều động, luânchuyển công tác và giấy tờ chứng minh đối tượng là sĩ quan, quân nhân chuyênnghiệp, trừ trường hợp trong quyết định điều động, luân chuyển đã có ghi rõ đốilượng là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp;

b) Đáp ứng điều kiện về nhà ở quyđịnh tại Điểm b Khoản 2 Điều này;

c) Không thuộc diện phải ở trongdoanh trại của lực Iượng vũ trang nhân dân theo quy địnhcủa Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

4. Đối với đối tượng quy định tại cácĐiểm c, đ và Điểm e Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở thìphải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có quyết định điều động, luân chuyểnhoặc cử đến công tác tại các khu vực theo quy định của Luật Nhà ở;

b) Đáp ứng điều kiện về nhà ở quyđịnh tại Điểm b Khoản 2 Điều này;

c) Trường hợp cử đến công tác tạikhu vực nông thôn vùng đồng bằng, trung duthì phải ngoài địa bàn cấp huyện vàcách nơi ở của mình đến nơi công tác từ 30 km trở lên; trường hợp đến công tác tại khu vực nông thôn vùng sâu, vùngxa có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, biêngiới, hải đảo thì do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp với tình hình thực tế của từng khu vực nhưngphải cách xa từ nơi ở của mình đến nơi công tác tối thiểulà 10 km.

5. Đối với đối tượng quy định tạiĐiểm g Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có quyết định giao làm chủ trìnhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọngtheo quy định của pháp luật khoa học công nghệ;

b) Đáp ứng điều kiện về nhà ở quyđịnh tại Điểm b Khoản 2 Điều này.

Điều 50. Trình tự, thủ tục chothuê nhà ở công vụ và việc quản lý vận hành nhà ở công vụ

1. Trường hợp thuộc đối tượng quyđịnh tại Điểm a Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở thì được bố trí thuê nhà ở côngvụ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền,

2. Trường hợp thuộc các đối tượng quyđịnh tại các Điểm b, c, d, đ, e và g Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở thì thựchiện như sau:

a) Đối tượng quy định tại Khoản nàyphải có đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ gửi cơ quan, tổ chức nơi đang công tác;trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ, cơquan, tổ chức nơi các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này đang công tác kiểm tra và có văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền xemxét, quyết định cho thuê nhà ở công vụ;

b) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngàynhận được văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức quy định tại Khoản 2 Điều này kèm theo đơn của người đề nghị thuê nhà ở công vụ, cơ quan cóthẩm quyền quyết định cho thuê nhà ở công vụ có trách nhiệm kiểm tra, nếu đủđiều kiện cho thuê nhà ở công vụ thì ban hành quyết định cho thuê nhà ở côngvụ; trường hợp không đủ điều kiện thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do;

c) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngàynhận được quyết định cho thuê nhà ở công vụ của cơ quan có thẩm quyền, đơn vịđược giao quản lý vận hành nhà ở công vụ thực hiện ký hợpđồng thuê nhà ở với người thuê hoặc ký hợp đồng thuê nhà ở với cơ quan đangtrực tiếp quản lý người thuê nhà ở.

3. Việc quản lý vận hành nhà ở côngvụ được quy định như sau:

a) Đối với nhà ở công vụ của trungương (trừ nhà ở công vụ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) thì giao cho tổ chức, đơn vị có chức năng, năng lực vềquản lý vận hành nhà ở thực hiện quản lý vận hành; trường hợp tạicác vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo thì giao cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ đó thực hiện quản lý vận hành;

b) Đối với nhà ở công vụ của Bộ Quốcphòng, Bộ Công an thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quyết định tổ chức, đơn vị thựchiện quản lý vận hành;

c) Đối với nhà ở công vụ của địaphương để bố trí cho đối tượng thuộc cấp tỉnh quản lý thìgiao cho tổ chức, đơn vị có chức năng, năng lực về quản lý vận hành nhà ở thực hiện quản lývận hành; trường hợp trên địa bàn không có tổ chức, đơn vị có chức năng, năng lực về quảnlý vận hành nhà ở thì Sở Xây dựng được tổ chức một bộ phận trực thuộc Sở Xâydựng để quản lý vận hành và thuê các dịch vụ về quản lý vận hành nhà ở công vụ;

d) Đối với nhà ở công vụ của địaphương để bố trí cho đối tượng thuộc cấp huyện quản lý thì có thể giao cho tổchức, đơn vị có chức năng, năng lực về quản lý vận hànhnhà ở thực hiện quản lý vận hành (nếu có đơn vị quản lý vận hành) hoặc giao chocơ quan quản lý nhà ở cấp huyện tổ chức thực hiện việc quản lý vận hành;

đ) Đối với nhà ở công vụ dành cho cácđối tượng là giáo viên, bác sĩ, nhân viên y tế nằm trong khuôn viên hoặc nằm kềkhuôn viên trường học hoặc cơ sở y tế thì có thể giao cho trường học hoặc cơ sởy tế thực hiện việc quản lý vận hành nhà ở công vụ đó.

4. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể mẫu đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ,mẫu hợp đồng thuê nhà ở công vụ và việc quản lý, sử dụng nhà ở này.

Điều 51. Giá thuê và việcthanh toán tiền thuê nhà ở công vụ

1. Giá thuê nhà ở công vụ được xácđịnh theo quy định tại Điều 33 của Luật Nhà ở.

2. Việc thanh toán tiền thuê nhà ởcông vụ được quy định như sau:

a) Người được thuê nhà ở công vụ cótrách nhiệm trả tiền thuê nhà ở theo đúngnội dung hợp đồng thuê nhà đã ký kết và phù hợp với thời điểm được Nhà nướcthanh toán tiền lương theo quy định. Trường hợp người thuêkhông trả tiền thuê trong ba tháng liên tục thì đơnvị quản lý vận hành nhà ở công vụ có quyền yêu cầu cơ quan đang trực tiếp quản lý người thuê nhà ở công vụ khấu trừ từ tiền lương của người thuê nhà để trả tiền thuê nhà; cơ quan đang trựctiếp quản lý người thuê nhà ở có trách nhiệm khấu trừ tiềnlương của người thuê nhà để trả chođơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ;

b) Trường hợp thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ mà tiền thuê nhà ở thương mại cao hơnsố tiền thuê do người thuê phải trả thì người thuê phảitrả tiền thuê nhà khôngvượt quá 10% tiền lương đang được hưởngtại thời điểm thuê nhà ở công vụ; ngân sách nhà nước chi trả phần chênh lệchtiền thuê nhà ở theo nguyên tắc ngân sách trung ương chi trả cho cán bộ thuộcdiện cơ quan trung ương quản lý, ngân sách địa phương chi trảcho cán bộ thuộc diện cơ quan địa phương quản lý.

Thủ tục thanh toán phần tiền chênh lệch quy định tại khoản này được thựchiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;

c) Trường hợp đơn vị quản lý vận hànhnhà ở công vụ ký hợp đồng thuê nhà với cơ quan đang trực tiếp quản lý ngườithuê nhà ở công vụ thì cơ quan này có trách nhiệm trích từtiền lương của người thuê nhà ở để trả cho đơn vị quản lývận hành nhà ở công vụ theo quy định tại Khoản này.

3. Bộ Tài chính hướng dẫn tiền thuđược từ việc cho thuê nhà ở công vụ được dùng để bảo trì và chi phí cho hoạtđộng quản lý vận hành nhà ở đó; trường hợp không đủ kinhphí thì ngân sách nhà nước hỗ trợ thêm để chi trả.

4. Bộ Xây dựng hướng dẫn phương phápxác định giá thuê nhà ở công vụ.

Mục 3. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÀ ỞXÃ HỘI

Điều 52. Đối tượngvà điều kiện thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước

1. Người được thuê, thuê mua nhà ở xãhội thuộc sở hữu nhà nước phải thuộc các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 50của Luật Nhà ở.

Đối với đối tượnglà học sinh, sinh viên quy định tại Khoản 9 Điều 49 củaLuật Nhà ở (sau đây gọi chung là sinh viên) thì chỉ được thuê nhà ở trong thời gian học tập. Trường hợp không có đủ chỗ ở để bố trí theo yêu cầu thì thực hiện cho thuêtheo thứ tự ưu tiên, gồm sinh viên là con gia đình thuộc diện chính sách, diệnhộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Nhà nước; sinh viênvùng sâu, vùng xa, ngoại tỉnh; sinhviên học giỏi; sinh viên học năm đầu tiên.

2. Trường hợp thuê nhà ở xã hội thuộcsở hữu nhà nước thì phải đáp ứng điều kiện về nhà ở, cư trú và thu nhập theoquy định tại Khoản 1 Điều 51 của LuậtNhà ở; trường hợp đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì phải có diện tích bìnhquân trong hộ gia đình dưới 10 m2 sàn/người.

Trường hợp thuộc đối tượng quy địnhtại Khoản 10 Điều 49 của Luật Nhà ở thì không áp dụng điều kiện về thu nhậpnhưng phải thuộc diện chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

3. Trường hợpthuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước thì phải đáp ứng điều kiện quy địnhtại Khoản 2 Điều này và phải thanh toán ngay lần đầu số tiền thuê mua bằng 20% giá trị của nhà ởthuê mua; nếu người thuê mua đồng ý thì có thể thanh toán lần đầu số tiền bằng 50% giá trị của nhà ở thuê mua.

Điều 53. Hồ sơ đề nghị thuê,thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước

1. Hồ sơ đề nghị thuê, thuê mua nhà ởxã hội thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:

a) Đơn đăng ký thuê, thuê mua nhà ởxã hội thuộc sở hữu nhà nước;

b) Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượngvà có đủ điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập theo quy định tại Điều 52 củaNghị định này;

c) Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượngđược miễn, giảm tiền thuê nhà ở xã hội(nếu có).

2. Bộ Xây dựng quy định cụ thể mẫu đơn đề nghị thuê, thuê mua nhà ở xã hội; hướng dẫn cụ thể giấy tờ xácđịnh thực trạng nhà ở, giấy tờ chứng minh điều kiện cư trú, điều kiện thu nhậpquy định tại Điểm b Khoản 1 Điều nàyvà giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà quy địnhtại Điểm c Khoản 1 Điều này.

Điều 54. Trình tự, thủ tụcthuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước

1. Người có nhu cầu thuê, thuê muanhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước nộp 02 bộ hồ sơ quy địnhtại Khoản 1 Điều 53 của Nghị định này tại đơn vị được giao quản lý vận hành nhàở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở nơi có nhà ở. Ngoài các giấytờ quy định tại Khoản 1 Điều 53 của Nghị định này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nộp đem nộpthêm bất kỳ loại giấy tờ nào khác.

2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có tráchnhiệm kiểm tra và phân loại hồ sơ; nếu hồ sơ không có đủ các giấy tờ theo quyđịnh thì phải trả lời ngay để người nộp đơn bổ sung giấytờ. Trường hợp đơn vị quản lý vận hành nhà ở tiếp nhận hồ sơ thì sau khi kiểmtra và phân loại hồ sơ, đơn vị này phải có báo cáo danh sách người đủ điều kiện thuê, thuêmua nhà ở kèm theo hồ sơ hợp lệ gửi cơ quan quản lý nhà ở xem xét, kiểm tra.

3. Trên cơ sởdanh sách người đủ điều kiện thuê, thuê mua nhà ở kèm theo hồ sơ hợp lệ, cơquan quản lý nhà ở trực tiếp xétduyệt hoặc thành lập Hội đồng xétduyệt hồ sơ để thực hiện xét duyệt từng hồ sơ đăng ký, xácđịnh đối tượng đủ điều kiện hoặc chấm điểm xét chọn đối tượng ưu tiên (nếu có).

Trường hợp đủ điều kiện hoặc được ưutiên xét duyệt thuê, thuê mua nhà ở thì cơ quan quản lýnhà ở có tờ trình kèm theo danh sách và biên bản xét duyệt hoặc biên bản chấmđiểm báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định; trường hợp không đủ điềukiện hoặc chưa được xét duyệt thì cơ quan quản lý nhà ở có văn bản thông báocho đơn vị quản lý vận hành nhà ở để trả lời cho người nộp đơn biết.

4. Trên cơ sở báo cáo của cơ quan quảnlý nhà ở, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở xem xét, ban hànhquyết định phê duyệt danh sách người được thuê, thuê mua nhà ở và gửi quyết định này cho cơ quan quản lý nhà ở để kýhợp đồng thuê mua với người được thuê mua hoặc gửi cho đơnvị quản lý vận hành nhà ở để ký hợp đồng thuê nhà với người được thuê nhà ở.

5. Thời gian giải quyết việc chothuê, thuê mua nhà ở xã hội là không quá 30 ngày, kể từ ngày đơn vị quản lý vậnhành nhà ở nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp phải xét duyệthồ sơ, tổ chức chấm điểm thì thời hạngiải quyết là không quá 60 ngày.

6. Quyền và nghĩa vụ bên thuê, thuêmua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện theo quy định tại LuậtNhà ở và theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê, thuê mua nhàở.

7. Bộ Xây dựng ban hành mẫu hợp đồngthuê, thuê mua nhà ở xã hội; hướng dẫn cụ thể nguyên tắc,tiêu chí xét duyệt, việc chấm điểm đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước; hướng dẫn cụ thểviệc quản lý, sử dụng nhà ở sinh viên thuộc sở hữu nhà nước.

Điều 55. Giá thuê, thuê muanhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước và các chi phí liên quan đến việc quản lý,sử dụng nhà ở này

1. Giá thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữunhà nước được xác định theo quy định tại các Khoản 1, 3 và Khoản 4 Điều 60 củaLuật Nhà ở. Giá thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước được xác địnhtheo quy định tại Khoản 2, 3 và Khoản 4 Điều 60 của Luật Nhà ở,trừ kinh phí bảo trì nhà ở do người thuê mua nộp theo quy định tại Điều 108 củaLuật Nhà ở.

2. Ngoài việc đóng tiền thuê, thuê mua nhà ở theo mức giá được xác định quy định tại Khoản 1 Điều này, người thuê, thuê mua nhà ở còn phải nộp các chi phí cóliên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà ở, bao gồm chi phí quản lý vận hành nhàở, chi phí sử dụng điện, nước, sử dụng dịch vụ thông tin, liên lạc, truyền hình,chi phí cho các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận vớinhà cung cấp dịch vụ.

3. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể nội dung chi phí cấu thành giá và phương pháp xác định giá thuê, thuêmua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước.

Điều 56. Quản lý, sử dụng nhàở xã hội thuộc sở hữu nhà nước

1. Việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hộithuộc sở hữu nhà nước phải tuân thủ các quy định tại Điều64 và Mục 2 Chương VI của Luật Nhà ở, Điều 38 của Nghị định này.

2. Người thuê nhà ở xã hội được miễn,giảm tiền thuê nhà ở như trường hợp thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước quyđịnh tại Điều 59 của Nghị định này. Trườnghợp hộ gia đình, cá nhân thuê mua, muanhà ở xã hội để phục vụ tái định cư thì sau khi thanh toánđủ tiền thuê mua, mua nhà ở theo hợp đồng và được cấp Giấy chứng nhận thì đượcthực hiện các quyền và có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở theo quy định củaLuật Nhà ở.

3. Việc quản lý vận hành nhà ở xã hộithuộc sở hữu nhà nước do đơn vị hoặc tổ chức có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà ở thực hiện. Đơn vị quản lý vận hành nhà ở có tráchnhiệm theo dõi, báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng nhà ở theo quy định tạiĐiều 47 của Nghị định này.

Đối với địa phương chưa có đơn vị hoặc tổ chức có chức năng, năng lực quản lývận hành nhà ở đáp ứng yêu cầu, điều kiện theo quy địnhcủa Luật Nhà ở thì Sở Xây dựng đượctổ chức một bộ phận trực thuộc Sở Xây dựng để tổ chức quảnlý vận hành và thuê các dịch vụ quản lý vận hành nhà ở;chi phí thực hiện quản lý vận hành nhà ở được sử dụng từ tiền cho thuê nhà ởnày và hỗ trợ từ ngân sách của địa phương.

Mục 4. CHO THUÊ NHÀ Ở CŨ THUỘCSỞ HỮU NHÀ NƯỚC

Điều 57. Đối tượng và điềukiện thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

1. Đối tượng được thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của Nghị định này là người đangthực tế sử dụng nhà ở và có nhu cầu tiếp tục thuê nhà ở đó, bao gồm đối tượng được bố trí sử dụng nhà ở từ trướcngày 27 tháng 11 năm 1992 (ngày ban hành Quyết định số 118/TTg của Thủ tướng Chính phủ về giá cho thuê nhà ở và đưa tiền nhà ở vào tiền lương) và các đối tượng đượcbố trí nhà ở theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 của Nghị định này, trừ trườnghợp chiếm dụng nhà ở trái pháp luật.

2. Người thuê nhà ở cũ phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, có hợp đồng thuê nhà ở và có têntrong hợp đồng này thì không phải ký lại hợp đồng thuê nhà, trừ trường hợp hợpđồng thuê nhà ở hết hạn và các bên phải ký lại hợp đồng theo quy định;

b) Trường hợp đang thực tế sử dụngnhà ở, không có hợp đồng thuê nhà ở nhưng có quyết định,văn bản phân phối, bố trí nhà ở và cótên trong quyết định, văn bản này thì phải làm thủ tục kýhợp đồng thuê nhà ở với đơn vị quản lý vận hành, nhà ở;

c) Trường hợp đang thực tế sửdụng nhà ở, có hợp đồng thuê nhà ở nhưngkhông có tên trong hợp đồng này và nhàở này không có tranh chấp, khiếu kiện thì được ký hợp đồng thuê nhà với đơn vị quản lý vận hành nhà ở theo quyđịnh tại Điều 60 của Nghị định này;

d) Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, có quyết định, văn bản phân phối, bố trínhà ở nhưng không có tên trong quyết định, văn bản này và nhà ở này không có tranh chấp, khiếu kiện thì được ký hợp đồng thuê nhà với đơn vị quản lý vận hành nhà ở theo quy định tại Điều 60của Nghị định này.

Trường hợp chiếm dụng nhà ở trái phápluật thì bị thu hồi; việc thu hồi nhà ở này được thực hiện theo quy định tạiĐiều 45 và Điều 46 của Nghị định này.

Điều 58. Giá thuê nhà ở cũthuộc sở hữu nhà nước

1. Đối với nhà ở, nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng trước ngày 05 tháng 7 năm 1994 (ngày ban hành Nghị định số 61/CP của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở) mà chưa được cải tạo,xây dựng lại thì áp dụng giá thuê theo quyết định của Thủtướng Chính phủ về giá thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nướcchưa được cải tạo, xây dựng lại.

2. Đối với nhà ở quy định tại Khoản 1Điều này đã được Nhà nước cải tạo, xây dựng lại; nhà ở hoặc nhà không có nguồngốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng từ ngày 05 tháng 7năm 1994 đến trước ngày 19 tháng 01 năm 2007 (ngày ban hành Quyết định số 0 9/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhànước) thì áp dụng giá thuê như đối với nhà ở xã hội thuộcsở hữu nhà nước.

Điều 59. Miễn, giảmtiền thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

1. Việc miễn, giảm tiền thuê nhà ở cũthuộc sở hữu nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc sauđây:

a) Người được miễn, giảm tiền thuênhà ở phải là người có tên trong hợp đồng thuê nhà ở (baogồm người đại diện đứng tên trong hợp đồng và các thành viên khác có tên tronghợp đồng thuê nhà);

b) Việc miễn, giảm tiền thuê nhà ở chỉ xét một lần cho người thuê; trường hợp thuê nhiềunhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì chỉ được hưởng miễn, giảmtiền thuê đối với một nhà ở;

c) Trường hợpmột người thuộc đối tượng được hưởng nhiều chế độ miễn, giảm tiền thuê nhà ởthì chỉ được hưởng mức cao nhất;

d) Trường hợp trong một hộ gia đìnhcó từ hai người trở lên đang thuê nhà ở thuộc diện được giảm tiền thuê thì được miễn tiền thuê nhà ở.

2. Đối tượng được miễn, giảm tiềnthuê nhà ở cũ bao gồm:

a) Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật ưu đãi người có công với cáchmạng;

b) Hộ nghèo, cận nghèo theo quy địnhvề chuẩn nghèo, cận nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành;

c) Người khuyết tật, người giàcô đơn và các đối tượng đặc biệt có khó khăn về nhà ở tại khu vựcđô thị.

3. Mức miễn, giảm tiền thuê nhà ở chocác đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này được thực hiện theo quyết định củaThủ tướng Chính phủ.

Riêng hộ nghèo, cận nghèo, ngườikhuyết tật, người già cô đơn và các đối tượng đặc biệt có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị nếu được thuênhà ở thì được giảm 60% tiền thuê nhà ở phải nộp; đối vớihộ nghèo, cận nghèo thì mức giảm này được tính cho cả hộ gia đình (không tínhcho từng thành viên trong hộ gia đình).

Điều 60. Hồ sơ, trình tự, thủtục thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

1. Hồ sơ thuê nhà ở cũ thuộc sở hữunhà nước bao gồm:

a) Đơn đề nghịthuê nhà ở;

b) Giấy tờ chứngminh việc sử dụng nhà ở quy định tại một trong các Điểm b, c, d Khoản 2 Điều 57 của Nghị định này;

c) Bản sao Giấychứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đang còn giá trị hoặc Thẻ quân nhân của người cóđơn đề nghị thuê nhà ở; trường hợp là vợ chồng thì phải có thêm bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu giađình hoặc giấy đăng ký kết hôn;

d) Bản sao giấy tờ chứng minh thuộcđối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở (nếu có).

2. Trình tự, thủ tục thuê nhà ở cũđối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 57 được thực hiện như sau:

a) Người đề nghị thuê nhà ở nộp 02 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều nàytại đơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở (do Ủy bannhân dân cấp tỉnh quy định);

b) Cơ quan tiếpnhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, viết giấy biên nhận hồ sơ; trường hợp người nộp đơn không thuộc đối tượng được thuênhà ở cũ thì phải có văn bản thông báo cho người hộp hồ sơ biết rõ lý do; nếu hồ sơ còn thiếu giấy tờ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hướngdẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung giấy tờ. Trường hợp đơn vị quản lý vận hành nhà ở tiếp nhận hồsơ thì phải báo cáo cơ quan quản lý nhà ở xem xét;

c) Trên cơ sở hồ sơ đủ điều kiện tiếpnhận, cơ quan quản lý nhà ở có trách nhiệm kiểm tra, lập tờ trình kèm theo dựthảo quyết định phê duyệt đối tượng được thuê nhà ở cũ trình cơ quan đại diệnchủ sở hữu quyết định;

d) Căn cứ vào đề nghị của cơ quanquản lý nhà ở, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở xem xét, ban hành quyết địnhphê duyệt đối tượng được thuê nhà ở, sau đó gửi quyết địnhnày cho cơ quan quản lý nhà ở để thông báo cho đơn vị quảnlý vận hành nhà ở thực hiện ký kết hợp đồng thuê nhà ở. Trường hợp nhà ở cũ doBộ Quốc phòng đang quản lý mà giao thẩm quyền quyết định đối tượng được thuênhà ở cho cơ quan quản lý nhà ở thì cơ quan này ban hànhquyết định phê duyệt đối tượng được thuê nhà ở.

Sau khi có quyếtđịnh phê duyệt đối tượng được thuê nhà ở cũ, đơn vị quản lý vận hành nhà ở thựchiện ký kết hợp đồng với người thuê nhà ở.

3. Trình tự, thủ tục ký hợp đồng thuênhà ở đối với trường hợp quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 2 Điều 57 của Nghịđịnh này được thực hiện như sau:

a) Trường hợp người đang sử dụng nhàở nhận chuyển quyền thuê nhà ở trước ngày 06 tháng 6 năm 2013, là ngày Nghịđịnh số 34/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước có hiệu lực thihành (sau đây gọi chung là Nghị định số 34/2013/NĐ-CP ) thì người đề nghị thuê nhà ở nộp 02 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này tạiđơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở (do Ủ y ban nhândân cấp tỉnh quy định). Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, nếu hồ sơ hợp lệ thì đăng tải 03 lần liên tục thông tin về nhà ở cho thuê trên báo của địa phương và trên Cổngthông tin điện tử của đơn vị mình; trường hợp cơ quan quảnlý nhà ở tiếp nhận hồ sơ thì chuyểncho đơn vị quản lý vận hành nhà ở để thực hiện việc đăngtin.

Sau 30 ngày, kể từngày đăng tin lần cuối, nếu không có tranh chấp, khiếukiện về nhà ở cho thuê thì đơn vị quản lý vận hành nhà ởký hợp đồng với người thuê và báo cáo cơ quan quản lý nhàở biết để theo dõi, quản lý; nếu có tranh chấp, khiếu kiện về nhà ở này thì chỉthực hiện ký hợp đồng thuê sau khi đã giải quyết xong tranh chấp, khiếu kiện;

b) Trường hợp người đang sử dụng nhàở là người nhận chuyển quyền thuê nhà ở từ ngày 06 tháng 6 năm 2013 thì người đề nghị thuê nhà ở nộp 02 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều nàytại đơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lýnhà ở (do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định).

Trường hợp cơ quan quản lý nhà ở tiếp nhận hồ sơ thì cơ quan quản lý nhà ở có trách nhiệm kiểm tra, nếu nhàở không có tranh chấp, khiếu kiện thì có văn bản đồngý về việc chuyển nhượng quyền thuê và gửivăn bản này kèm theo bản sao hồ sơ đề nghị thuê nhà chođơn vị quản lý vận hành nhà ở để thực hiện ký hợp đồng vớingười thuê; trường hợp đơn vị quản lý vận hành tiếp nhận hồ sơ thì đơn vị quảnlý vận hành có trách nhiệm kiểm tra và báo cáo cơ quanquản lý nhà ở xem xét kiểm tra để có văn bản đồng ý việc chuyển nhượng quyềnthuê trước khi thực hiện ký kết hợp đồng; trường hợp cơquan quản lý nhà ở không đồng ý thì phải có văn bản trảlời rõ lý do cho người đề nghị thuê nhà ở biết.

4. Các trường hợp ký kết hợp đồngthuê nhà ở mới hoặc ký gia hạn hợp đồng thuê mà diện tích nhà ở thực tế đang sử dụng không đúng với diện tích ghi trong giấy tờ phân phối, bốtrí hoặc hợp đồng thuê nhà ở thì đơn vị quản lý vận hành ở có trách nhiệm kiểm tra và xácđịnh lại diện tích nhà ở sử dụng hợp pháp trước khi thực hiện ký kết hợp đồng cho thuê nhà ở.

5. Thời hạn giải quyết cho thuê nhà ởcũ là không quá 30 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị thuê nhà ởnhận đủ hồ sơ hợp lệ.

6. Bộ Xây dựng có trách nhiệm ban hành mẫu đơn đề nghị thuê nhà, hợp đồng thuê nhà ở cũ và giấy tờ chứng minh việc sử dụng nhà ở cũ.

Điều 61. Giải quyết cho thuêđối với nhà ở và nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí để ở từ ngày27 tháng 11 năm 1992 đến trước ngày 19 tháng 01 năm 2007

1. Nhà nước tiếptục giải quyết cho thuê nhà ở theo quy định của Nghị địnhnày đối với các trường hợp sau đây:

a) Trường hợp nhà ở được cơ quan có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước từ trước ngày 27tháng 11 năm 1992 nhưng từ ngày 27 tháng 11 năm 1992 mới hoàn thành xây dựng vàđưa vào sử dụng để phân phối cho cán bộ, công nhân viênthuê theo Quyết định số 118/TTg của Thủ tướng Chính phủ về giá cho thuê nhà ởvà đưa tiền nhà vào tiền lương;

b) Trường hợp người đang thuê nhà ởtrước ngày 27 tháng 11 năm 1992 nhưng thuộc diện phải điềuchuyển công tác và Nhà nước yêu cầu phải trả lại nhà ở đang thuê, sau đó được cơ quan nhà nướcbố trí cho thuê nhà ở khác sau ngày 27 tháng 11 năm 1992;

c) Trường hợp nhà ở hoặc nhà không cónguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng trong khoảng thời gian từ ngày 27 tháng 11 năm 1992 đến trước ngày 05 tháng 7 năm 1994;

d) Trường hợp nhà ở hoặc nhà không cónguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng trong khoảngthời gian từ ngày 05 tháng 7 năm 1994 đến trước ngày 19 tháng 01 năm 2007.

2. Giá thuê nhà ở đối với các trườnghợp quy định tại Khoản 1 Điều này được quy định như sau:

a) Trường hợp nhà ở thuộc diện quyđịnh tại các Điểm a; b và Điểm c Khoản 1 Điều này chưa được cải tạo, xây dựng lại thì áp dụng giáthuê theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với nhà ởchưa được cải tạo, xây dựng lại; nếu nhà ở quy định tại các Điểm a, b và Điểm cKhoản 1 Điều này đã được cải tạo, xây dựng lại thì áp dụnggiá thuê như đối với nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước;

b) Trường hợp nhà ở thuộc diện quyđịnh tại Điểm d Khoản 1 Điều này thì áp dụng giá thuê như đối với nhà ở xã hộithuộc sở hữu nhà nước.

3. Trường hợp bố trí sử dụng nhà ở từ ngày 19 tháng 01 năm 2007 thì thực hiện giải quyết theo quy định về quản lý tài sản nhàđất thuộc sở hữu nhà nước.

Mục 5. BÁN NHÀ Ở CŨ THUỘC SỞ HỮUNHÀ NƯỚC

Điều 62. Loại nhà ở cũ thuộcsở hữu nhà nước thuộc diện không được bán

1. Không thực hiện bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thuộc diện quy định sau đây:

a) Nhà ở nằm trong khu vực quy hoạchxây dựng nhà ở công vụ, quy hoạch xây dựng công trìnhtrọng điểm quốc gia hoặc công trình trọng điểm cấp tỉnh;

b) Nhà ở đã cóquyết định thu hồi đất, thu hồi nhà của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng đang bố trí làm nhà ở và thuộc diện đang thực hiện xử lý,sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước;

d) Nhà ở gắn liền với di tích lịchsử, văn hóa đã được xếp hạng theo quyết định của cơ quannhà nước có thẩm quyền; nhà ở nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng làm nhà ởcông vụ, công sở, trụ sở làm việc, trường học, bệnh viện,công viên, công trình phục vụ mục đích công cộng đã được cơ quan có thẩm quyềnphê duyệt;

đ) Nhà chung cư bị hư hỏng, có nguycơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của Sở Xây dựng nơi có nhà chungcư; căn hộ chung cư không khép kín chưa được Nhà nước cảitạo lại, trừ trường hợp người thuê đã tự cải tạo trước ngày Nghị định này cóhiệu lực thi hành và việc sử dụng độc lập, tự nguyện, có sự đồng thuận thông qua cam kết bằng văn bản đề nghị đượcmua;

e) Nhà biệt thự nằm trong danh mụckhông thuộc diện được bán mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đãbáo cáo và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Đối với biệt thự mà địa phương thống kê, rà soát sau khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ thì các biệt thự nàycũng được quản lý theo các tiêu chí mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã quy định và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủtrước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

2. Đối với nhà ở thuộc diện khôngđược bán quy định tại Khoản 1 Điều này, khi Nhà nước thựchiện xử lý nhà ở này thì căn cứ vào từng trường hợp cụthể, người đang thuê được giải quyết theo chính sách hiện hành về nhà ở, đất ở.

Điều 63. Đối tượng, điều kiệnđược mua và điều kiện bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

1. Người mua nhà ở cũ thuộc sở hữunhà nước phải thuộc các đối tượng được bố trí nhà ở theo quy định tại Khoản 1Điều 57 của Nghị định này.

2. Người mua nhà ở cũ thuộc sở hữunhà nước phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có hợp đồng thuê nhà ở ký với đơnvị quản lý vận hành nhà ở và có têntrong hợp đồng thuê nhà ở này (bao gồm người đại diện đứngtên hợp đồng thuê nhà ở và các thành viên có tên trong hợp đồng thuê nhà từ đủ18 tuổi trở lên); trường hợp có nhiềuthành viên cùng đứng tên trong hợp đồng thuê nhà ở thì các thành viên này phảithỏa thuận cử người đại diện đứng tên ký hợp đồng mua bán nhà ở với cơ quanquản lý nhà ở;

b) Đã đóng đầy đủ tiền thuê nhà ởtheo quy định trong hợp đồng thuê nhà ở và đóng đầy đủ các chi phí quản lý vậnhành nhà ở tính đến thời điểm ký hợp đồng mua bán nhà ở;

c) Phải có đơn đề nghị mua nhà ở cũđang thuê.

3. Điều kiện bán nhà ở, nhà không cónguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng trước ngày 05 tháng 7 năm 1994 được quy định như sau:

a) Nhà ở phải không thuộc diện quyđịnh tại Điều 62 của Nghị định này;

b) Nhà ở phải không thuộc diện đangcó tranh chấp, khiếu kiện;

c) Trường hợp nhà ở cũ thuộc diện phải xác lập sở hữu toàn dân theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội về nhà đất do Nhà nước đãquản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhàđất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01tháng 7 năm 1991 và Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quảnlý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải hoàn tất thủ tục xác lập sở hữu toàn dân và thực hiện ký hợp đồng thuê nhà ở theo quy địnhtrước khi thực hiện bán nhà ở này;

d) Trường hợp bán nhà không có nguồngốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng để ở từ trước ngày 05 tháng 7 năm1994 thì nhà ở này phải đảm bảo các điều kiện: Khu đất đãbố trí làm nhà ở đó có khuôn viên độc lập hoặc có thể táchbiệt khỏi khuôn viên trụ sở, cơ quan; nhà ở có lối đi riêng, không che chắn mặttiền trụ sở, cơ quan, không ảnh hưởng đến không gian, cảnhquan xung quanh; cơ quan, đơn vị không có nhu cầu sử dụngvà nhà ở này phù hợp với quy hoạch sử dụng đất ở tại địa phương đã được cấp cóthẩm quyền phê duyệt. Cơ quan, đơn vị không có nhu cầu sửdụng diện tích nhà ở này phải chuyển giao cho Ủy ban nhândân cấp tỉnh nơi có nhà đó quản lý để thực hiện bán theoquy định tại Nghị định này, trừ trường hợp nhà ở do Bộ Quốc phòng đang quản lý.

4. Trường hợp bán nhà ở, nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng từ ngày 05 tháng7 năm 1994 đến trước ngày 19 tháng 01 năm 2007 thì thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Nghị định này.

5. Trường hợp nhà không có nguồn gốclà nhà ở nhưng được bố trí sử dụng để ở từ trước ngày 05 tháng 7 năm 1994 mà không đủ điều kiện quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này và trường hợpbố trí sử dụng nhà ở từ ngày 19 tháng 01 năm 2007 thì thực hiện giải quyết theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà đất thuộc sở hữunhà nước.

Điều 64. Cơ quan bán nhà ở cũthuộc sở hữu nhà nước

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm về việc bánnhà ở và giao cho cơ quan quản lý nhà ở thực hiện việc bán nhà ở cũ thuộc sởhữu nhà nước theo quy định của Nghị định này.

2. Đối với nhà ở cũ tại các địaphương nhưng đang do Bộ Quốc phòngquản lý, nếu Bộ Quốc phòng có nhu cầu chuyển giao sang cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở đó quản lý và bán thì Bộ Quốc phòng thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc thực hiện bàn giao, tiếp nhận các nhà ởnày. Sau khi tiếp nhận nhà ở từ Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đạidiện chủ sở hữu đối với nhà ở này và có trách nhiệm tổ chức quản lý, cho thuêhoặc bán theo quy định của Nghị địnhnày.

Điều 65. Giá bánnhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

Giá bán nhà ở cũ áp dụng cho cáctrường hợp được bố trí sử dụng trước ngày 05 tháng 7 năm 1994 (kể cả nhà ởthuộc diện xác lập sở hữu toàn dân quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 63 của Nghịđịnh này) được tính bao gồm tiền nhà và tiền sử dụng đất (không phân biệt trườnghợp mua một hoặc mua nhiều nhà ở) và được quy định như sau:

1. Tiền nhà được xác định căn cứ vàogiá trị còn lại của nhà ở và hệ số điều chỉnh giá trị sử dụng; giá trị còn lạicủa nhà ở được xác định theo tỷ lệ chất lượng còn lại củanhà ở nhân (x) với giá chuẩn nhà ở xây dựng mới do Ủy bannhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký hợp đồng muabán và nhân (x) với diện tích sử dụng nhà ở.

Đối với nhà biệt thự có nhiều hộ ở màcó diện tích nhà sử dụng chung thì diện tích sử dụng chung này được phân bổtheo tỷ lệ sử dụng nhà ở (m2) cho mỗi hộ. Đối với nhà ở cấp IV màngười thuê đã phá dỡ, xây dựng lại trước ngày Nghị định này có hiệu lực thihành thì giá trị còn lại của nhà ở này được tính bằng 0 (bằng không).

2. Tiền sử dụng đất khi chuyển quyềnsử dụng đất cùng với việc bán nhà ở cũ được tính theo bảng giá đất ở do Ủy bannhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thờiđiểm ký hợp đồng mua bán và căn cứ vào vị trí của đất ở,tầng nhà như sau:

a) Đối với nhà ở nhiều tầng có nhiềuhộ ở thì tính bằng 10% giá đất ở khi chuyển quyền sử dụng đất và phân bổ cho các tầng theo các hệ số tầng tương ứng;

b) Đối với nhà ở một tầng và nhà ởnhiều tầng có một hộ ở, nhà biệt thự có một hộ hoặc có nhiều hộ ở thì tính bằng 40% giá đất ở khi chuyểnquyền sử dụng đối với phần diện tích đất trong hạn mức đấtở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho mỗi hộ; đối vớiphần diện tích đất vượt hạn mức đất ở do Ủy ban nhân dân cấptỉnh quy định cho mỗi hộ thì tính bằng 100% giá đất ở;

c) Trường hợp nhà biệt thự có nhiều hộ ởthì diện tích đất để tính tiền sử dụng đất của mỗi hộ bao gồm diện tích đất sử dụng riêng không có tranh chấp;diện tích đất xây dựng nhà biệt thự được phân bổ cho cáchộ theo diện tích sử dụng nhà của mỗi hộ tương ứng với hệsố tầng; diện tích đất sử dụng chung trong khuôn viên củanhà biệt thự được phân bổ cho các hộ sử dụng chung (tínhtheo số hộ đang sử dụng nhà biệt thự). Việc tính tiền sửdụng đất của mỗi hộ được thực hiện từ phần diện tích đất xây dựng nhà biệt thựcó nhiều hộ ở trước, sau đó tính các phần diện tích khácsau.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có tráchnhiệm quy định cụ thể việc phân bổ phần diện tích đất khi bán nhà biệt thự cho phù hợp tình hình thực tế củađịa phương;

d) Đối với nhà ở riêng lẻ có khả năngsinh lợi cao tại vị trí mặt đường, phố thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hệ số k điều chỉnh giá đất so với bảng giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành để tính tiềnsử dụng đất khi bán nhà ở và chuyển quyền sử dụng đất gắnvới nhà ở này;

đ) Trường hợp nhà ở cũ khi xây dựng cómột phần tiền góp của cá nhân và của tập thểmà không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì tiền mua nhà được tính theo quyđịnh tại Khoản 1 Điều này nhưng người mua được trừ số tiềnđã góp xây dựng nhà ở trước đây (tính trên tỷ lệ % số tiền đã góp so với giátrị quyết toán khi xây dựng công trình nhà ở); đối với tiền sử dụng đất thìthực hiện theo quy định tại Khoản này.

3. Trường hợp nhà ở một tầng có nhiềuhộ ở và nhà ở nhiều tầng có nhiều hộ ở mà có diện tích nhàở, đất ở sử dụng chung thì chỉ thực hiện bán phần diện tích sử dụng chung này cho các hộ đang sử dụngnếu tất cả các hộ đồng thuận được việc phân bổ diện tích cho từng hộ; trườnghợp các hộ không đồng thuận được thì cơ quan quản lý nhà ởkhông bán phần diện tích này và có trách nhiệm quản lý theoquy định của Nghị định này.

4. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể vềgiá bán nhà ở, phương pháp xác định giá trị còn lại củanhà ở, hệ số điều chỉnh giá trị sử dụng của nhà ở, việcphân bổ hệ số các tầng khi chuyển quyền sử dụng đất đốivới nhà nhiều tầng, nhiều hộ ở của nhà ở cũ.

Điều 66. Nguyên tắc miễn, giảmtiền mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

1. Tiền mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhànước bao gồm tiền sử dụng đất và tiền nhà.

2. Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất khi bán nhà ở và chuyển quyềnsử dụng đất gắn với nhà ở này phải bảo đảm các nguyên tắcsau đây:

a) Việc miễn, giảm tiền sử dụng đấtkhi bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước chỉ xét một lần cho người mua nhà ở; trường hợp một người được hưởng nhiều chế độ giảm thì chỉ áp dụng mức giảm cao nhất để tính. Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều người đang thuê thuộc diện được giảm tiền sửdụng đất thì được cộng các mức giảm của từng người nhưng tối đa không vượt quá số tiền sử dụng đất mà người mua nhà phải nộp;

b) Không thực hiện việc miễn, giảmtiền sử dụng đất đối với trường hợp quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều 61, Khoản 1 và Khoản 3 Điều 71của Nghị định này;

c) Người đã được hưởng các chế độmiễn, giảm tiền sử dụng đất khi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc đã đượcmiễn, giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất làm nhà ở hoặc đã được hỗ trợ cải thiện nhà ở bằngtiền trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thìkhông được hưởng miễn, giảm tiền sử dụng đất khi nhậnchuyển quyền sử dụng đất gắn với mua nhà ở theo quy định của Nghị định này.

3. Việc giảm tiền nhà phải bảo đảmcác nguyên tắc sau đây:

a) Việc giảm tiền nhà không được tính trùng về thời gian, đối tượng. Mỗiđối tượng chỉ được giảm một lần khi mua nhà ở đang thuê;

b) Không thực hiện giảm tiền nhà đốivới trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều 61và Khoản 1 Điều 71 của Nghị định này;

c) Trong một hộ gia đình có nhiều thành viên có tên trong cùng hợp đồng thuê nhà hoặc cùng hộkhẩu thường trú tại địa chỉ nhà ởthuộc diện được giảm tiền mua nhà thìđược cộng số tiền mua nhà ở được giảm của từng thành viên để tính tổng số tiền mua nhà ở được giảm của cả hộ gia đình nhưng mức tiền nhà được giảm không được vượt quá số tiền mua nhà phải nộp (không bao gồm tiền sử dụng đất) trong giábán nhà;

d) Số năm được tính, để giảm tiền nhàlà số năm công tác thực tế trong các cơ quan, đơn vị thuộc khu vực nhà nước quản lý tính đến thờiđiểm ký hợp đồng mua nhà. Khi tính số năm công tác nếu có tháng lẻ từ sáu thángtrở xuống thì tính bằng nửa năm và trênsáu tháng thì tính tròn một năm.

Điều 67. Đối tượng được miễn,giảm tiền mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

1. Đối tượng được miễn, giảm tiền sửdụng đất khi mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước gắn vớiviệc nhận chuyển quyền sử dụng đất có nhà ở này bao gồm:

a) Người có công với cách mạng theoquy định của pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng;

b) Hộ nghèo, cận nghèo theo quy địnhvề chuẩn nghèo, cận nghèo do Thủtướng Chính phủ ban hành;

c) Người khuyết tật, người già cô đơn và các đối tượng đặc biệt có khó khăn về nhà ởtại khu vực đô thị.

2. Đối tượngđược giảm tiền nhà khi mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhànước bao gồm:

a) Cán bộ, công chức, viên chức trongcơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng và đoàn thểhưởng lương từ ngân sách nhà nước;

b) Người hưởng lương từ ngân sách nhànước trong lực lượng vũ trang;

c) Hạ sĩ quan, chiến sĩ hưởng sinhhoạt phí có thời gian hoạt động ở các chiến trường A, B, C,K;

d) Cán bộ công tác tại xã, phườnghưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc hưởng sinh hoạt phítheo định suất do Nhà nước quy định;

đ) Công nhân, viên chức làm việcthường xuyên từ một năm trở lên trong các doanh nghiệp nhànước, các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũtrang, cơ quan Đảng và đoàn thể;

e) Những đối tượng quy định tại cácĐiểm a, b, c và đ Khoản này được cử sang làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu công nghiệp, khu chếxuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, các văn phòng đại diện kinh tế, thươngmại được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, các cơ quan đại diện ngoại giao,tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức phi Chínhphủ, cơ quan thông tấn, báo chí, phátthanh, truyền hình nước ngoài đặt tại Việt Nam và các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác;

g) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mấtsức lao động, trợ cấp tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp,trợ cấp công nhân cao su, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp thôi việc trước và sau khi có Quyết định số 111/HĐBT ngày12 tháng 4 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chínhphủ) hoặc trước và sau khi có Bộ luật Lao động năm 1994;

h) Người hưởnglương trong lực lượng vũ trang nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng mà hưởng trợ cấp phục viên hoặc xuất ngũ; những người phục viên trước năm1960;

i) Các đối tượng quy định tại Khoản 1Điều này.

Điều 68. Mức miễn, giảm tiềnmua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

1. Mức miễn, giảm tiền sử dụng đấtcho đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 67 của Nghị định này được thực hiệntheo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Riêng hộ nghèo, cận nghèo, ngườikhuyết tật, người già cô đơn và các đối tượng đặc biệt cókhó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị được giảm 60% tiền sửdụng đất phải nộp; đối với hộ nghèo, cận nghèo thì mức giảm này được tính chocả hộ gia đình (không tính cho từng thành viên trong hộ gia đình).

2. Mức giảm tiền nhà cho các đốitượng quy định tại Khoản 2 Điều 67 của Nghị định này được quy định như sau:

a) Mỗi năm công tác người mua nhàđược giảm tương ứng với 0,69 lần mức lương tối thiểu dùngđể áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượngvũ trang theo quy định của Chính phủ. Trường hợp người mua nhà ở có thời gianlàm việc trong lực lượng vũ trang thì mỗi năm công tác trong lực lượng vũ trangđược giảm số tiền tương ứng bằng 1,24lần mức lương tối thiểu quy định tại Điểm này;

b) Trường hợp người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật, người giàcô đơn có năm công tác để tính giảm nhưng tổng số tiền được giảmtính theo năm công tác nhỏ hơn 6,9lần mức lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ thì được giảm bằng 6,9 lầnmức lương tối thiểu cho một người; trường hợp không có năm công tác để tính thìđược giảm bằng 6,9 lần mức lương tối thiểu.

Riêng đối với người thuộc hộ nghèo,cận nghèo thì thực hiện tính giảm cho cả hộ gia đình (không tính cho từng thànhviên trong hộ gia đình).

Điều 69. Hồ sơ, trình tự, thủtục bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

1. Hồ sơ đề nghị mua nhà ở cũ thuộcsở hữu nhà nước bao gồm:

a) Đơn đề nghị mua nhà ở cũ;

b) Bản sao Giấychứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộchiếu đang còn giá trị hoặc Thẻ quân nhân của người đề nghị mua nhà ở; trườnghợp là vợ chồng thì phải có thêm bảnsao có chứng thực hộ khẩu gia đình hoặc Giấy đăng ký kết hôn;

c) Hợp đồng thuê nhà ở được lập hợppháp; giấy tờ chứng minh đã nộp đủ tiền thuê nhà ở và chi phí quản lý vận hànhnhà ở đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mua nhà ở.

Trường hợp người có tên trong hợp đồng thuê nhà ở đã xuất cảnh ra nước ngoài thìphải có văn bản ủy quyền (có xác nhận của cơ quan công chứnghoặc chứng thực theo quy định) chocác thành viên khác đứng tên mua nhà ở; nếu có thành viên có tên tronghợp đồng thuê nhà ở đã chết thì phải có giấy chứng tử kèm theo.

Trong trường hợpcó thành viên thuê nhà ở khước từ quyền mua và đứng têntrong Giấy chứng nhận thì phải có văn bản khước từ quyềnmua, không đứng tên trong Giấy chứng nhận và cam kết không có tranh chấp, khiếukiện về việc mua bán nhà ở này;

d) Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền mua nhà ở (nếu có).

2. Trình tự, thủ tục bán nhà ở cũthuộc sở hữu nhà nước được thực hiện như sau:

a) Người mua nhà ở phải nộp hồ sơ đề nghị mua nhà tại đơn vị đangquản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở (do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định);

b) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có tráchnhiệm tiếp nhận, ghi giấy biên nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơvà lập danh sách người mua nhà ở. Trên cơ sở hồ sơ đềnghị mua nhà ở cũ, Sở Xây dựng tổ chức họp Hội đồng xác định giábán nhà ở để xác định giá bán nhà ở,quyền sử dụng đất. Sau khi Hội đồng xác định giá bán nhà ởxác định giá bán nhà ở, quyền sử dụng đất, Sở Xây dựng lập danh sách đối tượng được mua nhà ở kèm theo văn bản xác định giábán nhà ở của Hội đồng xác định giá bán nhà ở trình cơ quan đại diện chủ sở hữunhà ở xem xét, quyết định.

Đối với nhà ở do Bộ Quốc phòng đangquản lý thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị Hội đồng xác định giá bán nhà ở họpđể xác định giá; sau đó trình Bộ Quốc phòng ban hành quyết định bán nhà ở cũ;

c) Căn cứ vàobáo cáo của cơ quan quản lý nhà ở, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, banhành quyết định bán nhà ở cũ, trong đó nêu rõ đối tượng được mua nhà ở, địa chỉnhà ở được bán, giá bán nhà ở cũ và giá chuyển quyền sử dụng đất và gửi quyết định này cho cơ quan quản lý nhà ở, đơnvị quản lý vận hành nhà ở biết để phối hợp thực hiện ký kết hợpđồng mua bán nhà ở;

d) Sau khi nhận quyết định bán nhà ởcũ, đơn vị quản lý vận hành nhà ở thông báo cho người mua nhà biết thời gian cụthể để ký kết hợp đồng mua bán nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở;

đ) Thời gian thực hiện bán nhà ở cũlà không quá 45 ngày, kể từ ngày đơn vịquản lý vận hành nhà ở nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi ký hợpđồng mua bán. Thời gian này không tính vào thời gian nộpnghĩa vụ tài chính và thời gian cơ quan có thẩm quyền thựchiện cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở.

Việc cấp Giấychứng nhận cho người mua nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật vềđất đai. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải gửi danh sách người mua nhà ở đã được cấp giấy và saomột (01) bản Giấy chứng nhận cho Sở Xây dựng lưu để theo dõi;

e) Trường hợp quá 90 ngày, kể từ ngàyđơn vị quản lý vận hành nhà ở có thông báo thời gian ký hợpđồng mua bán nhà ở mà người mua chưa thực hiện ký hợp đồng, nếu có thay đổi về giá đất ở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh banhành thì cơ quan quản lý nhà ở phải báo cáo Ủy ban nhâncấp tỉnh phê duyệt giá mới trước khi ký kết hợp đồng mua bán với người mua nhàở.

3. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể mẫuđơn đề nghị mua nhà ở cũ, các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn,giảm tiền mua nhà ở, hồ sơ mua nhà ở, trình tự, thủ tục mua bán và mẫu hợp đồngmua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước.

Điều 70. Giải quyết bán nhà ởvà nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng đã bố trí để ở từ ngày 05 tháng 7 năm1994 đến trước ngày 19 tháng 01 năm 2007

1. Trường hợp nhà ở, nhà không cónguồn gốc là nhà ở nhưng bố trí cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng để ở trongkhoảng thời gian từ ngày 05 tháng 7 năm 1994 đến trướcngày 19 tháng 01 năm 2007 (bao gồm cảnhà ở thuộc diện xác lập sở hữu toàn dân quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 63 của Nghị định này)thì thực hiện bán theo quy định sau đây:

a) Người mua nhà ở phải đáp ứng cácđiều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 63 và nhà ở phải đápứng điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 63 của Nghị địnhnày;

b) Giá bán nhà ởbao gồm tiền nhà và tiền sử dụng đất;

c) Tiền nhà được xác định theo tỷ lệchất lượng còn lại của nhà ở nhân (x) với giá chuẩn nhà ở xây dựng mới do Ủyban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tạithời điểm ký hợp đồng mua bán và nhân (x) với diện tích sử dụng;

d) Tiền sử dụng đất khi chuyển quyềnsử dụng đất được tính bằng 100% giá đất ở theo bảng giádo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tạithời điểm ký hợp đồng mua bán (bao gồm cả tiền sử dụng đất tính theo hệ số k nếu nhà ở thuộc diện quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 65 củaNghị định này) và không phân biệt diện tích trong hạn mức đất ở hoặc ngoài hạnmức đất ở.

2. Đối với nhà ở hoặc nhà không cónguồn gốc là nhà ở nhưng đã được bố trí làm nhà ở từ ngày05 tháng 7 năm 1994 đến trước ngày 19 tháng 01 năm 2007 màkhông có đủ điều kiện bán theo quy định tại Điểm a Khoản 1Điều này thì giải quyết theo quy định của pháp luật vềquản lý tài sản nhà đất thuộc sở hữu nhà nước.

Điều 71. Giải quyết bán phầndiện tích nhà sử dụng chung và chuyển quyền sử dụng đất đối với diện tích đấtliền kề với nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

1. Trường hợp nhà ở có nhiều hộ ở màNhà nước đã bán hết phần diện tích nhà thuộc quyền sử dụngriêng cho các hộ nhưng chưa bán phần diện tích nhà ở và chuyển quyển sử dụngđất ở sử dụng chung trong khuôn viên của nhà ở đó, nếu tổchức hoặc hộ gia đình, cá nhân đang sở hữu toàn bộ diện tích nhà ở mà Nhà nướcđã bán có nhu cầu mua toàn bộ phần diện tích sử dụng chung này thì giải quyếtnhư sau:

a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải nộp tiền nhà và tiền sử dụng đất đối với phần diện tích sử dụng chung này;

b) Mức thu tiền nhà được xác địnhtheo tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà ở nhân (x) với giá chuẩn nhà ở xây dựngmới do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm kýhợp đồng mua bán và nhân (x) với diện tích sử dụng;

c) Mức thu tiền sử dụng đất tính bằng100% giá đất ở theo bảng giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnhban hành có hiệu lực thi hành tại thờiđiểm ký hợp đồng mua bán (bao gồm cảtiền sử dụng đất tính theo hệ số k nếu nhà ở thuộc diện quy định tại Điểm dKhoản 2 Điều 65 của Nghị định này);

d) Trước khi thực hiện bán phần diện tích nhà thuộc sử dụng chung theo quy định tại Khoản này,cơ quan bán nhà ở không phải ký hợp đồng thuê đối với phần diện tích sử dụngchung này.

2. Đối với phần diện tích đất liền kề với nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước mà khi bán hóa giá nhà ở hoặcbán nhà ở theo Nghị định số 61/CP của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở hoặcbán nhà ở theo quy định của Nghị đinh số 34/2013/NĐ-CP Nhà nước chưa giải quyếtchuyển quyền sử dụng diện tích đất này hoặc khi bán nhà ở theo quy định củaNghị định này thì giải quyết phần diện tích đất liền kềnày như sau:

a) Chuyển quyềnsử dụng đất đối với phần diện tích đất liền kề với nhà ở thuộc sở hữu nhà nướccho người đang thực tế sử dụng hợp pháp nhà ở đó nếu phần diện tích này khôngcó tranh chấp, khiếu kiện, phù hợp quy hoạch xây dựng nhà ở và quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất ở;

b) Tiền sử dụng đất được tính bằng40% giá đất ở đối với diện tích trong hạn mức đất ở, tính bằng 100% giá đất ởđối với phần diện tích vượt hạn mức đất ở trong khuôn viênnhà ở thuộc sở hữu nhà nước đó (hạn mức đất ở được tínhbao gồm cả diện tích đất có nhà ở đã mua và diện tích đất liền kề). Giá đất để tính tiềnsử dụng đất khi chuyển quyền sử dụng được áp dụng theo bảng giá đất ở do Ủy bannhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thờiđiểm chuyển quyền sử dụng đất đối với diện tích đất liền kềđó. Đối với phần diện tích đất ngoài khuôn viên nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nướcthì thực hiện thu tiền sử dụng đất theo quy định của phápluật về đất đai.

3. Trường hợp xây dựng nhà ở trên đất trống trong khuôn viên nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước mà phù hợp vớiquy hoạch xây dựng nhà ở, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở và không có tranh chấp,khiếu kiện thì người đang sử dụng đất được Nhà nước côngnhận quyền sử dụng đất; mức thu tiền sử dụng đất trong trường hợp này được tínhbằng 100% giá đất ở theo bảng giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm thực hiện công nhậnquyền sử dụng đất.

4. Đối với phần diện tích nhà thuộcsử dụng chung mà chủ sở hữu nhà ở không mua thì cơ quanquản lý nhà ở chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lýtheo quy định của Nghị định này, pháp luật về nhà ở và pháp luật về đất đai.

5. Căn cứ vàoquy định của Nghị định này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hànhquy định cụ thể hồ sơ, trình tự, thủ tục giải quyết đốivới trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này, bố trí kinh phíđể đo vẽ, lập hồ sơ và thực hiện quản lý phần diện tích nhà thuộc sử dụng chung quy định tại Khoản 4 Điều này.

6. Bộ Xây dựnghướng dẫn cụ thể quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Chương VI

GIAO DỊCH VỀ NHÀỞ

Điều 72. Giấy tờ chứng minhđiều kiện nhà ở tham gia giao dịch đối với trường hợp không bắt buộc phải cóGiấy chứng nhận

Giấy tờ chứngminh điều kiện, nhà ở tham gia giao dịch đối với trườnghợp quy định tại Khoản 2 Điều 118 của Luật Nhà ở được quyđịnh như sau:

1. Trường hợp thế chấp nhà ở hìnhthành trong tương lai thì phải có các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 148 của Luật Nhà ở; trường hợp mua bán nhà ở thương mại hình thành trong tương lai thì phải có giấy tờ theoquy định của pháp luật kinh doanh bất động sản và quy định tại Điểm b Khoản 2Điều 19 của Nghị định này.

2. Trường hợptổ chức tặng cho nhà tìnhnghĩa, nhà tình thương thì phải có giấy tờ chứng minh về việc xây dựng nhà ở của bên tặng cho.

3. Trường hợp cho thuê nhà ở cũ thuộcsở hữu nhà nước thì phải có giấy tờ theo quy định tại Điều60 của Nghị định này; trường hợp mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thìphải có giấy tờ theo quy định tại Điều 69 của Nghị định này.

4. Trường hợp mua bán, thuê mua nhà ởxã hội (bao gồm cả trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái định cư mua,thuê mua nhà ở xã hội) thì phải có các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện theo quyđịnh tại Điều 63 của Luật Nhà ở.

5. Trường hợp mua bán nhà ở được đầutư xây dựng theo dự án để phục vụ tái định cư thì phải cóGiấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, có quyết định phê duyệt dự án của cơquan có thẩm quyền và hồ sơ dự án đã được phê duyệt, cóGiấy phép xây dựng nếu thuộc diện phải có Giấy phép xây dựng, cógiấy tờ nghiệm thu hoàn thành việc xây dựng và đưa nhà ở vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

6. Trường hợp hộ gia đình, cá nhânmua nhà ở thương mại để phục vụ tái định cư thì phải có hợp đồng mua bán nhà ởhoặc hợp đồng đặt hàng mua nhà ở ký kết giữa chủ đầu tư dựán nhà ở thương mại với đơn vị được Nhà nước giao bố trínhà ở phục vụ tái định cư kèm theo hồ sơ dự án đã được phê duyệt; nếu mua nhà ởcó sẵn thì phải có thêm giấy tờnghiệm thu hoàn thành việc xây dựng và đưa nhà ở vào sửdụng theo quy định của pháp luật về xây dựng; nếu mua nhà ở hình thành trong tương lai thì phải có biên bản nghiệm thu hoàn thành việc xâydựng phần móng của nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng.

7. Trường hợpmua bán nhà ở theo quy định tại Khoản 4 Điều 62 của Luật Nhà ở thì phải có hợpđồng mua bán hoặc hợp đồng thuê mua nhà ở ký với chủ đầutư dự án xây dựng nhà ở xã hội kèm theo biên bản bàn giao nhà ở và giấy tờchứng minh đã thanh toán hết tiền mua hoặc tiền thuê mua nhà ở cho chủ đầu tư.

8. Trường hợp thừa kế nhà ở thì phảicó giấy tờ theo quy định sau đây:

a) Nếu thừa kế nhà ở thuộc diện đượctặng cho thì phải có văn bản hoặc hợp đồng tặng cho đượclập hợp pháp kèm theo giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhàở của bên tặng cho (nếu có);

b) Nếu thừa kế nhàở thuộc diện mua, thuê mua thì phải có hợp đồng mua bán,thuê mua nhà ở hợp pháp kèm theo giấy tờ chứng minh quyềnsở hữu nhà ở hoặc chứng minh việc đầu tư xây dựng nhà ởcủa bên bán, bên cho thuê mua;

c) Nếu thừa kế nhà ở thuộc diện đầutư xây dựng mới thì phải có Giấy phép xây dựng (đối với trườnghợp phải có Giấy phép xây dựng) và giấytờ chứng minh có quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định củapháp luật về đất đai của bên để thừa kế;

d) Nếu thừa kế nhà ở theo quyết địnhcủa Tòa án nhân dân thì phải có bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luậtcủa Tòa án nhân dân.

9. Trường hợp cho thuê, cho mượn, choở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở (trừ trường hợp cho thuê nhàở cũ thuộc sở hữu nhà nước) thì bên cho thuê, cho mượn,cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải có hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở kývới chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc có Giấy phép xâydựng hoặc giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu nhà ở theo quy định của phápluật dân sự, pháp luật về đất đai nếu là đầu tư xây dựngnhà ở.

Điều 73. Bán nhà ở có thời hạn

1. Bên bán được bán nhà ở gắn vớiviệc chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc quyền thuê đất ởcó nhà ở đó cho bên mua trong một thời hạn nhất định. Trong thời hạn sở hữu nhàở và sử dụng đất ở, bên bán không được đơn phương chấm dứt hợp đồng, trừ trường hợp hai bên có thỏathuận khác; việc cấp Giấy chứng nhận cho bên mua nhà ở đượcthực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.

2. Khi hết thời hạn sở hữu nhà ở theothỏa thuận trong hợp đồng thì thực hiện xử lý nhà ở theoquy định tại Điều 8 của Nghị định này.

3. Trong thời hạn sở hữu nhà ở, nếu các bên vi phạm hợp đồng mua bán thì bị xử lý viphạm và phải bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận trong hợp đồng; nếu các bên có tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở thì do Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của phápluật.

ChươngVII

SỞ HỮU NHÀ Ở TẠIVIỆT NAM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI

Điều 74. Giấy tờ chứng minhđối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

1. Đối với cá nhân nước ngoài thìphải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vàkhông thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đạidiện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

2. Đối với tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng quy định tại Điều 159của Luật Nhà ở và có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặcgiấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Namcòn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung làGiấy chứng nhận đăng ký đầu tư).

Điều 75. Khu vựctổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở (bao gồmcăn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xâydựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy địnhcủa pháp luật Việt Nam.

2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có tráchnhiệm xác định cụ thể các khu vực cần bảo đảm an ninh,quốc phòng tại từng địa phương và có văn bản thông báo choỦy ban nhân dân cấp tỉnh để làm căn cứ chỉ đạo Sở Xây dựngxác định cụ thể danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bànkhông cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sởhữu nhà ở.

Điều 76. Số lượng nhà ở mà tổchức, cá nhân nước ngoài được sở hữu

1. Căn cứvào thông báo của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 75 củaNghị định này, Sở Xây dựng có trách nhiệm công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Sởcác nội dung sau đây:

a) Danh mục các dự án đầu tư xây dựngnhà ở trên địa bàn nằm trong khu vựcmà tổ chức, cá nhân nước ngoài không được phép sở hữu nhà ở;

b) Số lượng nhà ở (bao gồm cả căn hộ, nhà ở riêng lẻ) mà tổ chức, cá nhân nướcngoài được sở hữu tại mỗi dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thuộc diện quy địnhtại Điểm a Khoản này; số lượng căn hộ chungcư tại mỗi tòa nhà chung cư, số lượng nhà ở riêng lẻ của mỗi dự án mà tổchức, cá nhân nước ngoài được sở hữu;

c) Số lượng nhàở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài đã mua, thuê mua, đãđược cấp Giấy chứng nhận tại mỗi dự án đầu tư xây dựng nhà ở;

d) Số lượng căn hộ chung cư mà tổchức, cá nhân nước ngoài được sở hữu trong trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phườngcó nhiều tòa nhà chung cư; số lượng nhà ở riêng lẻ mà tổ chức, cá nhân nướcngoài được sở hữu trong trường hợp trên một địa bàn có số dântương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có một hoặc nhiều dự án nhưngcó tổng số lượng nhà ở riêng lẻ ít hơn hoặc tương đương bằng 2.500 căn.

2. Tổ chức, cánhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam chỉ được mua, thuêmua nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, mua nhà ởcủa tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 7 của Nghịđịnh này và chỉ được nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở của hộ gia đình, cá nhânhoặc nhận tặng cho nhà ở của tổ chức trong số lượng nhà ởtheo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ởđược phép sở hữu; trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài được tặng cho, được thừa kế nhà ở tại Việt Nam nhưng không thuộc diện được sở hữunhà ở tại Việt Nam thì giải quyết theo quy định tại Điều 78 của Nghị định này.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉđược sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ của một tòa nhà chung cư; trường hợptrên một địa bàn có số dân tươngđương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều tòa nhàchung cư để bán, cho thuê mua thì tổ chức, cá nhân nướcngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư và khôngquá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cưnày.

4. Trường hợp trên một địa bàn có sốdân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có dự án đầutư xây dựng nhà ở thương mại, trong đó có nhà ở riêng lẻ để bán, cho thuê muathì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu số lượng nhà ởriêng lẻ theo quy định sau đây:

a) Trường hợpchỉ có một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ dưới 2.500căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% tổng sốlượng nhà ở trong dự án đó;

b) Trường hợp chỉ có một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ tương đương 2.500 cănthì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá250 căn;

c) Trường hợp có từ hai dự án trở lên mà tổng số nhà ở riêng lẻ trong cácdự án này ít hơn hoặc bằng 2.500 căn thì tổ chức, cá nhânnước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% số lượng nhà ở của mỗi dự án.

5. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể cách thức xác định số lượng nhà ở màtổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điềunày.

Điều 77. Gia hạn thời hạn sởhữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

1. Trường hợp cá nhân nước ngoài sởhữu nhà ở theo quy định tại Điểm c Khỏan 2 Điều 161 củaLuật Nhà ở thì việc gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở được quyđịnh như sau:

a) Trước khi hết hạn sở hữu nhà ở 03tháng, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì phải có đơn ghi rõ thời hạnđề nghị gia hạn thêm kèm theo bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đối với nhà ở và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở đó xemxét, giải quyết;

b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngàynhận được đơn đề nghị của chủ sở hữu, Ủy ban nhân dân cấptỉnh xem xét và có văn bản đồng ý gia hạn một lần thời hạn sở hữu nhà ở theo đề nghị của chủ sở hữu nhưng tối đakhông quá 50 năm, kể từ khi hết hạn sở hữu nhà ở lần đầughi trên Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này;

c) Căn cứ văn bản đồng ý gia hạn củaỦy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có tráchnhiệm ghi gia hạn trên Giấy chứng nhận; cơ quan cấp Giấy chứng nhận phải saomột bản Giấy chứng nhận và chuyển cho Sở Xây dựng để theodõi.

2. Trường hợp tổ chức nước ngoài sở hữunhà ở có thời hạn theo quy định tại Điểm d Khoản2 Điều 161 của Luật Nhà ở thì việc gia hạn thời hạn sở hữunhà ở được quy định như sau:

a) Trước khi hết hạn sở hữu nhà ở 03tháng, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì phải có đơnghi rõ thời hạn đề nghị gia hạn thêm kèm theo bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đối với nhà ở, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tưđã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam gia hạn hoạtđộng và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở đó xem xét, giải quyết;

b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngàynhận được đơn đề nghị của chủ sở hữu, Ủy ban nhân dân cấptỉnh xem xét và có văn bản đồng ý gia hạn một lần thời hạn sở hữu nhà ở theo đềnghị của chủ sở hữu nhưng tối đa không quá thời hạn ghi trên Giấy chứng nhậnđăng ký đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam gia hạn hoạt động;

c) Căn cứ vănbản đồng ý gia hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấychứng nhận có trách nhiệm ghi gia hạn trên Giấy chứng nhận; cơ quan cấp Giấychứng nhận phải sao một bản Giấy chứng nhận và chuyển cho Sở Xâydựng để theo dõi.

3. Trường hợp khi hết hạn sở hữu lần đầu mà cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài bị cơ quan có thẩm quyền củaViệt Nam quyết định buộc xuất cảnh hoặc buộc chấm dứt hoạt động tại Việt Nam thì không được gia hạn thêm thời hạnsở hữu theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này; nhà ở của đối tượng nàyđược xử lý theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Nghị định này.

Điều 78. Các trường hợp khôngđược công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộctrường hợp quy định sau đây thì không được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở màchỉ được bán hoặc tặng cho nhà ở này cho các đối tượng được sở hữu nhà ở tạiViệt Nam:

a) Tổ chức, cánhân nước ngoài được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở nằm trong khu vực khôngthuộc diện được sở hữu theo quy định tại Điều 75 của Nghị định này hoặc vượt quá số lượng nhàở được phép sở hữu theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 76 của Nghị định này;

b) Tổ chức nước ngoài không hoạt độngtại Việt Nam, cá nhân nước ngoài không được phép nhập cảnh vào Việt Nam nhưng đượctặng cho, được thừa kế nhà ở tại Việt Nam.

2. Đối tượng quy định tại Điểm aKhoản 1 Điều này được trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác bán hoặc tặng chonhà ở; đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này được ủy quyền cho cánhân, tổ chức khác đang cư trú, hoạt động tại Việt Nam bán hoặc tặng cho nhà ở.

3. Việc bán, tặng cho nhà ở của cácđối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này được thực hiện khicó các giấy tờ theo quy định sau đây:

a) Có hợp đồng tặng cho, giấy tờvề thừa kế nhà ở được lập theo quy định củapháp luật về nhà ở và pháp luật dân sự của Việt Nam;

b) Có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở của bên tặng cho, bênđể thừa kế theo quy định của Luật Nhà ở và Điều 72 củaNghị định này;

c) Có văn bản ủyquyền bán hoặc tặng cho nhà ở được lập theo quy định củapháp luật dân sự nếu ủy quyền cho người khác bán, tặng cho nhà ở.

4. Trình tự, thủ tục mua bán, tặngcho nhà ở của các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều nàyđược thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này.

5. Trường hợp trong số đối tượng đượcthừa kế nhà ở có cả người thuộc diện được sở hữu nhà ở tạiViệt Nam và người không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các bên được thừa kế phải thống nhất phân chiatài sản nhà ở này theo một trong cáctrường hợp sau đây:

a) Các bên thống nhất đề nghị cơ quancó thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đốivới nhà ở đó cho người thuộc diệnđược sở hữu nhà ở tại Việt Nam;

b) Các bên thống nhất thực hiện tặngcho hoặc bán nhà ở này cho đối tượngthuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này để hưởng giá trị.

Điều 79. Quản lý nhà ở của tổchức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

1. Sở Xây dựng có trách nhiệm lập mộtmục riêng trên Cổng thông tin điện tửcủa Sở để đăng tải và quản lý các thông tin quy định tạiKhoản 1 Điều 76 của Nghị định này.

2. Trước khi ký hợp đồng mua bán,thuê mua, tặng cho nhà ở, chủ đầu tư, bên tặng cho phải kiểm tra thông tin trênCổng thông tin điện tử của Sở Xâydựng hoặc đề nghị Sở Xây dựng cung cấp thông tin để xác định số lượng nhà ởđược bán, cho thuê mua, được tặng cho, Sở Xây dựng có trách nhiệm cung cấpthông tin trong ngày. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở chỉ được bán, cho thuê mua nhà ở, bên tặng cho chỉ được tặng cho nhàở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài theo đúng số lượng quy địnhtại Điều 76 của Nghị định này.

3. Sau khi ký hợp đồng mua bán, chothuê mua, tặng cho nhà ở, chủ đầu tư, bên tặng cho có trách nhiệm thông báongay thông tin trong ngày (bằng thư điện tử và bằng văn bản) về địa chỉ nhà ởđã bán, cho thuê mua, đã tặng cho đến Sở Xây dựng nơi có nhà ở để đăng tải trên Cổng thông tin điện tửcủa Sở; sau khi nhận được thông tin, Sở Xây dựng phải kiểm tra và đăng tải ngaytrên Cổng thông tin điện tử của Sở.

4. Trước khi cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải kiểm tra thông tin do Sở Xây dựng quản lý. Sau khi thực hiện cấp Giấy chứngnhận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhậnphải thông báo ngay trong ngày thông tin về nhà ở đã đượccấp Giấy chứng nhận cho Sở Xây dựng để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Sở Xây dựng.

5. Mọi giao dịch mua bán, cho thuê mua, tặng cho nhà ở của tổ chức, cánhân nước ngoài vượt quá số lượng mà tổ chức, cá nhân nướcngoài được sở hữu theo quy định tại Điều 76 của Nghị định này hoặc giao dịchmua, thuê mua, tặng cho nhà ở tại dự án đầu tư xây dựng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài không thuộc diện được sở hữu thì đều khôngcó giá trị pháp lý và không được cơ quan có thẩm quyền cấpGiấy chứng nhận; bên bán, cho thuê mua nhà ở phải bồi thường thiệt hại cho bên mua, thuê mua nhà ở.

6. Sở Xây dựng,chủ đầu tư, bên tặng cho nhà ở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận nếu không kịp thời thông báo, đăng tải các thông tin theo quy định tại các Khoản2, 3 và 4 Điều này thì phải chịu tráchnhiệm trước pháp luật; nếu do chậm thông báo, đăng tải các thông tin mà gâythiệt hại thì phải bồi thường cho bên bị thiệt hại.

7. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấychứng nhận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có trách nhiệmgửi văn bản thông báo kèm bản sao Giấy chứng nhận đã cấp (bao gồm cả trường hợpđược gia hạn thêm) cho Sở Xây dựng nơi có nhà ở, Bộ Xâydựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, quản lý.

8. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân nướcngoài mua nhà ở để bán lại nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời.

9. Bộ Xây dựng hướng dẫn biểu mẫu báocáo tình hình mua bán, thuê mua, việc sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nướcngoài tại Việt Nam.

Chương VIII

XỬ LÝ CHUYỂNTIẾP

Điều 80. Xử lý chuyển tiếp đốivới việc phát triển và quản lý nhà ở

1. Kể từ ngày Nghị định này có hiệulực thi hành, các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thuộc diện quy định tại Khoản 2Điều 17 của Luật Nhà ở phải có tên gọi thống nhất là dự ánđầu tư xây dựng nhà ở, việc triển khai thực hiện phải tuân thủ các quy định củaLuật Nhà ở, Nghị định này, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.

2. Trường hợp đã nộp hồ sơ đề nghịchấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựngnhà ở trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng cơ quan có thẩm quyềnchưa ban hành văn bản chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư theo thẩm quyềnquy định của Luật Nhà ở và Nghị định này thì cơ quan, đơn vịđề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư chỉ phải nộp bổ sung cácgiấy tờ còn thiếu (nếu có) theo quy định của Nghị định nàyhoặc điều chỉnh bổ sung các nội dung nêu trong hồ sơ đã nộp cho phù hợp với LuậtNhà ở và Nghị định này.

3. Trường hợp cơ quan có thẩm quyềnđã tiến hành các bước lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở trước ngày Nghịđịnh này có hiệu lực thi hành nhưng đến ngày Nghị định nàycó hiệu lực thi hành mà chưa ban hành văn bản lựa chọn chủ đầu tư thì tiếp tụcthực hiện các bước lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định củaNghị định này.

4. Trường hợp dự án xây dựng nhà ở đãđược phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà thuộc diện phảiđiều chỉnh lại nội dung dự án theo quy định tại Khoản 1Điều 182 của Luật Nhà ở thì chủ đầu tư phải điều chỉnh lạinội dung dự án; trường hợp nội dung điều chỉnh phải được cơ quan có thẩm quyềnchấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư thì chủ đầutư phải có văn bản đề nghị cơ quan cóthẩm quyền điều chỉnh lại quyết định hoặc văn bản chấp thuận chủtrương đầu tư theo quy định của Nghị định này trước khi phê duyệt điều chỉnh bổsung dự án và triển khai thực hiện.

5. Việc xác định nhà ở có sẵn, nhà ởhình thành trong tương lai được quy định nhưsau:

a) Nhà ở có sẵnlà nhà ở đã có biên bản nghiệm thu hoàn thành việc xây dựng đưa vào sử dụngtheo quy định của pháp luật về xây dựng; trường hợp nhà ởdo chủ đầu tư tự thực hiện xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (nhà ở không bắt buộc phải do đơnvị có năng lực thực hiện xây dựng) thì phải đáp ứng điềukiện đã có hệ thống điện, nước phục vụ cho sinh hoạt, có hệthống phòng cháy, chữa cháy (nếu nhà ở thuộc diện bắt buộcphải có hệ thống phòng cháy, chữacháy);

b) Nhà ở hìnhthành trong tương lai là nhà ở không đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm aKhoản này.

6. Kể từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành, việc đặt tên dự án, tên khu vực trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thuộc diện quy định tại Khoản 2 Điều 17 của LuậtNhà ở phải tuân thủ quy định tại Khoản 3 Điều 19 của Luật Nhà ở và quy định củaNghị định này; các trường hợp đặt tên và sử dụng tên của dự án các khu vực trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở không đúng quy định tại Khoản này thì không được pháp luật công nhận. Mọi giaodịch có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải sử dụng đúng tên gọi đãđược cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ởthương mại mà chủ đầu tư có sử dụng tên dự án, các khu vựctrong dự án bằng tiếng nước ngoài và đã được phê duyệttrước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực mà chủ đầu tư có văn bản đề xuất đổi lại tên gọi của dự án, các khu vực trongdự án này theo quy định tại Khoản 3 Điều 19 của Luật Nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án có trách nhiệm xem xét ban hànhvăn bản chấp thuận việc đổi tên gọi. Mọi giao dịch có liênquan đến dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải sử dụng đúng têngọi đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

7. Trường hợp trong giấy tờ đăng kýkinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi sử dụng căn hộ chung cư làm địa điểm kinh doanh trước ngày Luật Nhàở có hiệu lực thi hành thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy tờ đăngký kinh doanh này phải chuyển hoạt động kinh doanh sang địa điểm khác không phải là căn hộ chung cưtrong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; cơquan có thẩm quyền cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh phải làmthủ tục điều chỉnh lại địa điểm kinh doanh ghi trong giấytờ đăng ký kinh doanh đã cấp cho tổ chức, hộ gia đình, cánhân sang địa điểm khác trong thời hạn quy định tại Khoản này; quá thời hạn quyđịnh tại Khoản này thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không được kinh doanh tạicăn hộ chung cư.

8. Trường hợp nhà chung cư đã thànhlập Ban quản trị trước ngày Luật Nhàở có hiệu lực thi hành mà Ban quảntrị có nhu cầu tổ chức lại mô hình hoạt động theo quy định của Luật Nhà ở thìphải tổ chức họp Hội nghị nhà chung cư để thành lập lạiBan quản trị theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư doBộ Xây dựng ban hành.

9. Kể từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lựcthi hành, việc bảo hành nhà ở được thực hiện theo thời hạn quy định tại Khoản 2Điều 85 của Luật Nhà ở; thời hạn bảo hành được tính từ khihoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu bàn giao đưa nhà ở vào sử dụng.

10. Kể từ ngàyLuật Nhà ở có hiệu lực thi hành, các nhà chung cư (bao gồm cả nhà chung cư cómục đích sử dụng hỗn hợp để ở và sử dụng vào các mục đích khác) được xây dựngphải bố trí nhà sinh hoạt cộng đồng theo tiêu chuẩn, quychuẩn quy định.

Đối với nhà chung cư đã được xây dựngtừ trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành mà có thiếtkế diện tích làm nhà sinh hoạt cộng đồng thì chủ đầu tư phải bố trí diện tíchđể làm nhà sinh hoạt cộng đồng theothiết kế đã được phê duyệt; trường hợpkhông có thiết kế diện tích nhà sinh hoạt cộng đồng mà códiện tích nhà dành để kinh doanh thì chủ đầu tư và các chủsở hữu nhà chung cư có thể thỏa thuận để các chủ sở hữu mua hoặc thuê lại mộtphần diện tích nhà này để làm nhàsinh hoạt cộng đồng.

Nhà sinh hoạt cộng đồng do Hội nghịnhà chung cư quyết định giao cho Ban quản trị nhà chung cư hoặc đơn vị quản lývận hành nhà chung cư quản lý; nhà sinh hoạt cộng đồng phải đượcsử dụng đúng mục đích vào sinh hoạt của cả cộng đồng các chủ sở hữu, người sửdụng nhà chung cư; nghiêm cấm sử dụng nhà này vào mục đíchriêng của các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư, cho thuê, cho mượn, sửdụng vào các mục đích khác không phải phục vụ cho sinhhoạt chung của các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư.

Điều 81. Xử lý chuyển tiếp đốivới các quy định về giao dịch về nhà ở

1. Trường hợp cơ quan có thẩm quyềnđã tổ chức thẩm định giá cho thuê, cho thuê mua nhà ở xãhội thuộc sở hữu nhà nước trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưngđến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà chưa ban hành giá cho thuê, chothuê mua nhà ở thì thực hiện thẩm định và ban hành giá chothuê, cho thuê mua nhà ở theo quy định của Nghị định này.

2. Trường hợp người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước là ngườiđứng tên trong hợp đồng thuê nhà ở và đến ngày Nghị định này có hiệu lực thihành mà thời hạn thuê nhà vẫn còn thìcác bên không phải ký lại hợp đồng thuê. Khi hết thời hạn thuê theo hợp đồng, đơn vị quản lý vận hành nhà ở có tráchnhiệm kiểm tra, nếu bên thuê vẫn đủ điều kiện được thuê và có nhu cầu tiếp tục thuê thì các bên ký gia hạn hợp đồng thuê nhà ở; nếu bên thuêkhông có nhu cầu thuê tiếp hoặc không đủ điều kiện đượctiếp tục thuê nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và Nghịđịnh này thì đơn vị quản lý vận hành nhà ở có văn bảnthông báo cho bên thuê biết để chấm dứt hợp đồng thuê và bàn giao lại nhà ở cho bên cho thuê để quản lý, cho thuê theo quy địnhcủa Nghị định này; trường hợp không bàn giao lại nhà ở thìthực hiện thu hồi theo quy định của Nghị định này.

3. Xử lý chuyển tiếp đối với cáctrường hợp bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước như sau:

a) Trường hợp đã nộp đơn đề nghị muanhà ở trước ngày 06 tháng 6 năm 2013 mà nhà ở đó có đủ điều kiện được bán theoquy định tại thời điểm nộp đơn và đủ điềukiện bán theo quy định của Nghị định này thì tiếp tục thực hiện bán theo giábán và cơ chế miễn, giảm tiền mua nhà ở theo chính sách của Nghị định số 61/CP ;trường hợp đã nộp đơn trước ngày 06 tháng 6 năm 2013 mànhà ở đó không đủ điều kiện được bán theo quy định tại thời điểm nộp đơn nhưngđủ điều kiện được bán theo quy định của Nghị định này thì thực hiện bán theoquy định của Nghị định này;

b) Trường hợp đã nộp đơn đề nghị muanhà ở từ ngày 06 tháng 6 năm 2013 đến trước ngày Nghị đinh này có hiệu lực thi hành mà nhà ở đó có đủ điều kiện được bántheo quy định của Nghị định này thì tiếp tục thực hiện bán theo quy định củaNghị định số34/2013/NĐ-CP ;

c) Trường hợp nhà ở thuộc diện quyđịnh tại Điểm d Khoản 2 Điều 65 của Nghị định này mà cơ quan có thẩm quyền đãphê duyệt giá bán trước ngày Nghị định này có hiệu lực thihành thì tiếp tục thực hiện bán theo giá đã được phê duyệt,trừ trường hợp thuộc diện quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 69 của Nghị định này; trường hợp đến ngày Nghịđịnh này có hiệu lực thi hành mà cơquan đại diện chủ sở hữu chưa phê duyệt giá bán nhà ở thì thựchiện phê duyệt và bán theo giá quy định của Nghị định này.

4. Trường hợp người mua nhà ở thươngmại (bao gồm cả trường hợp hộ gia đình, cá nhân mua nhà ởthương mại làm nhà ở phục vụ tái định cư) nếu đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấychứng nhận cho cơ quan có thẩm quyền thì người mua nhà ở đó được chuyển nhượnghợp đồng mua bán nhà ở theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

5. Đối với nhà ở mà tổ chức, cá nhânnước ngoài đã mua trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì thời hạn sởhữu nhà ở được xác định kể từ khi được cấp Giấy chứngnhận; chủ sở hữu được gia hạn sở hữu nhà ở theo quy định của Nghị định này;trong thời hạn sở hữu hoặc trước khi hết hạn sở hữu nhà ở, chủ sở hữu được thực hiện các quyền vànghĩa vụ đối với nhà ở đó theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này.

6. Trường hợp đã ký hợp đồng về nhà ởtrước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành mà nội dung của hợp đồng phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan tại thờiđiểm ký kết hợp đồng nhưng có các thỏa thuận khác với quy định của Luật Nhà ở,Nghị định này thì các bên tiếp tục thực hiện theo nội dunghợp đồng đã ký kết, trừ trường hợp các bên nhất trí sửa đổi, bổ sung lại nội dung của hợp đồng này cho phù hợp với quy định củaLuật Nhà ở và Nghị định này.

Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, mọi giao dịch về nhà ở phải tuân thủ các quy định vềhình thức giao dịch, điều kiện tham giagiao dịch, trình tự, thủ tục giao dịch, nội dung và mẫu của hợp đồng về nhà ởquy định tại Luật Nhà ở, Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Xây dựng; trường hợpthực hiện không đúng quy định thì các giao dịch này không có giá trị pháp lý. Đối với các giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở (bao gồm nhàở biệt thự, nhà ở liền kề, căn hộ chung cư) thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở phụcvụ tái định cư, giao dịch mua bán nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ hoặc làm nhà ở tái định cư thì phải tuân thủ theo mẫu và nội dung của hợp đồngdo Bộ Xây dựng ban hành.

7. Đối với hợp đồng góp vốn, hợp đồnghợp tác đầu tư, hợp đồng hợp tác kinh doanh mà các bên đã ký từ trước ngày Nghịđịnh này có hiệu lực thi hành và có thỏa thuận phân chia20% sản phẩm nhà ở theo quy định của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhLuật Nhà ở thì tiếp tục được phân chia số lượng nhà ở theo thỏa thuận trong hợpđồng; các bên thực hiện thanh lý hợp đồng này và ký hợp đồng mua bán nhà ở khicó đủ điều kiện được bán nhà ở này theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản và Nghị định này.

8. Kể từ ngàyNghị định này có hiệu lực thi hành,việc thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai, thế chấp quyền tài sản phátsinh từ hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, hợp đồng chuyển nhượngdự án và các quyền tài sản khác liênquan đến nhà ở, dự án đầu tư xây dựng nhà ở thuộc diện được thế chấp theo quyđịnh của pháp luật phải thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị địnhnày; các trường hợp thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trongtương lai và các quyền tài sản liên quan đến nhà ở, dự án đầu tư xây dựng nhà ởquy định tại Khoản này không đúng với quy định của LuậtNhà ở và Nghị định này thì không có giá trị pháp lý và không được pháp luật công nhận.

Việc đăng ký thế chấp dự án đầu tưxây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai và các quyền tài sản liên quanđến nhà ở, dự án đầu tư xây dựng nhà ở quy định tại Khoản này được thực hiệntheo quy định của pháp luật về đăngký giao dịch bảo đảm; việc xử lý các tài sản thế chấp quyđịnh tại Khoản này được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và phápluật có liên quan.

Điều 82. Xử lý chuyển tiếp đốivới việc phát triển và quản lý nhà ở phục vụ tái định cư

1. Trường hợp đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà chủ đầu tư đã làm thủ tục phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ởđể phục vụ tái định cư nhưng cơ quan có thẩm quyền chưaphê duyệt dự án thì thực hiện phê duyệt dự án theo quy định của Luật Nhà ở vàNghị định này; chủ đầu tư không phải làm lại thủ tục thẩmđịnh, phê duyệt dự án mà chỉ phải bổ sung giấy tờ cònthiếu (nếu có) và điều chỉnh bổ sung các nội dung nêutrong hồ sơ dự án cho phù hợp với quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã phêduyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước ngàyNghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo phương án đãđược phê duyệt.

2. Đối với nhà chung cư phục vụ táiđịnh cư được xây dựng bằng nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 của Luật Nhàở thì người mua, người thuê mua nhà ở phải đóng kinh phíbảo trì phần sở hữu chung theo quy định tại Điều 108 của Luật Nhà ở.

Trong trường hợp nhà chung cư phục vụ tái định cư mà có dành diện tích để kinh doanh theo dự án đã được phê duyệt thì saukhi trừ các chi phí kinh doanh hợp lý, Ủy ban nhân dân cấptỉnh được sử dụng khoản tiền thu được từ hoạt động kinh doanh này để hỗ trợ chokinh phí bảo trì phần diện tích,thiết bị thuộc sở hữu chung của nhà chung cư phục vụ tái định cư trên địa bàn(bao gồm bảo trì thang máy, hệ thốngphòng cháy, chữa cháy, máy bơm nước, máy phát điện, hệ thống chống sét, mặtngoài của nhà chung cư) và hỗ trợ một phần kinh phí chocông tác quản lý vận hành nhà ở này.

Điều 83. Xử lý chuyển tiếp đốivới Quỹ phát triển nhà ở

1. Đối với các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương đã thành lập Quỹ phát triển nhà ở trước ngày Nghị định này cóhiệu lực thi hành thì Quỹ phát triển nhà ở này tiếp tụcđược hoạt động theo Điều lệ hoạt động đã được Ủy ban nhândân cấp tỉnh phê duyệt. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định cấp kinh phí từ ngân sách địa phương cho Quỹ phát triển nhà ở để thực hiện cho vay phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn.

2. Đối với các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương chưa thành lập Quỹ phát triển nhà ở, nếu có nhu cầu thành lậpQuỹ phát triển nhà ở thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập Quỹ phát triển nhà ở riêng hoặc ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển của địa phương quản lý Quỹ phát triển nhà ở.

Chương IX

ĐIỀU KHOẢN THIHÀNH

Điều 84. Trách nhiệm của cácBộ, ngành liên quan

1. Bộ Xây dựng có các quyền hạn vàtrách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện các nhiệm vụ được giaoquy định tại Điều 175 của Luật Nhà ở và quy định tại Nghị định này;

b) Hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện Luật Nhà ở và Nghị định này; tổ chức tuyên truyền, phổbiến các cơ chế, chính sách pháp luật về nhà ở;

c) Quyết định cho phép điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội hoặc sang làm nhà ở phục vụ tái định cư hoặc quyết địnhđiều chỉnh cơ cấu diện tích sàn xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã hội đối vớicác dự án đầu tư xây dựng nhà ở có từ 500 căn trở lên (baogồm cả nhà ở riêng lẻ và căn hộ chung cư) để thực hiện chính sách điều tiết thịtrường bất động sản theo chủ trương của Chính phủ, yêu cầu của Thủ tướng Chínhphủ hoặc khi có đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; xemxét, quyết định việc điều chỉnh nhà ở phục vụ tái định cư hoặc điều chỉnh dự ánđầu tư xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư sang làm nhà ở xã hội hoặc sang làmnhà ở thương mại theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

d) Đình chỉ thựchiện dự án đối với trường hợp đã được Ủy ban nhân dân cấptỉnh quyết định hoặc chấp thuận chủtrương đầu tư hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệtmà không có trong chương trình, kế hoạchphát triển nhà ở của địa phương hoặc khi chưa có quy hoạch chi tiết xây dựngđược cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; đình chỉ việc thực hiện đối với dự án không bảo đảm đúng các yêu cầu đã được nêu trong quyết định hoặc văn bản chấp thuận chủ trươngđầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc dự án viphạm các quy định về huy động vốn, về điều kiện mua bán,cho thuê mua nhà ở.

2. Bộ Tài chính có các quyền hạn và trách nhiệm sau đây:

a) Chủ trì, phốihợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể việc thu, chi tiềncho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Điều44 của Nghị định này;

b) Hướng dẫn việc thu thuế, các nghĩavụ tài chính khác khi chủ sở hữu bán, chuyển nhượng hợpđồng mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, góp vốn bằngnhà ở;

c) Hướng dẫn thủ tục thanh toán tiềnchênh lệch thuê nhà ở công vụ quy định tại Khoản 2 Điều 51 của Nghị định này và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định củaNghị định này.

3. Bộ Tài nguyênvà Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn việcthực hiện quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 6, việc cấp Giấy chứng nhận quyđịnh tại Điều 7, việc xử lý Giấy chứng nhận khi hết hạn sởhữu nhà ở quy định tại Điều 8, việc ghi gia hạn Giấy chứng nhận quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 77 của Nghịđịnh này và việc xử lý bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đối với trường hợp mua bán nhà ở cóthời hạn.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có cácquyền hạn và trách nhiệm sau đây:

a) Chủ trì, phốihợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định và hướngdẫn cụ thể trình tự, thủ tục thế chấp và giải chấp tài sảnlà dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trongtương lai và các quyền tài sản có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng nhà ở,nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định của Luật Nhà ở và Khoản 8 Điều81 của Nghị định này;

b) Hướng dẫn cụ thể việc thanh toántiền mua bán, thuê mua nhà ở qua tổ chức tín dụng của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ởnước ngoài khi mua, thuê mua nhà ở tại ViệtNam và việc chuyển tiền bán, cho thuê mua nhà ở ra nước ngoài của tổ chức, cánhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi bán, cho thuê mua nhà ở tại Việt Nam.

5. Các Bộ ngành có liên quan trong phạmvi chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định thuộc thẩm quyền được giao có liên quan đến nhà ở cho phù hợp với quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện các quy địnhcủa Luật Nhà ở và Nghị định này.

Đối với các Bộ, ngành có quỹ nhà ở cũ tự quản thì phải chuyển giao quỹ nhà ở này sang Ủy bannhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở để tiếp nhận, quản lý, chothuê và bán theo quy định của Nghịđịnh này; trường hợp nhà ở cũ do Bộ Quốc phòng đang quản lýthì Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạoquản lý, cho thuê và bán theo quy định của Nghị định này, trừ trường hợp quyđịnh tại Khoản 2 Điều 64 của Nghị định này.

Điều 85. Trách nhiệm quản lýnhà nước về nhà ở của địa phương

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có cácquyền hạn và trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện chức năng quản lý nhànước về nhà ở trên địa bàn;

b) Bố trí kinh phí để xây dựng chươngtrình, kế hoạch phát triển nhà ở củađịa phương theo quy định của Nghị định này và hướng dẫn củaBộ Xây dựng; chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch này sau khi được phê duyệt;

c) Quy hoạch, bố trí diện tích đất để phát triển đối với từng loại nhà ở theo quy định củaLuật Nhà ở và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở củađịa phương đã được phê duyệt, trong đó phải xác định rõcác khu vực để xây dựng nhà ở xã hộicho thuê; quyết định hệ số k điềuchỉnh giá đất trong trường hợp bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước quy định tạiĐiểm d Khoản 2 Điều 65 của Nghị định này;

d) Chỉ đạo công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấptỉnh và của Sở Xây dựng các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn theo quy định tại Khoản 5 Điều 19 của Luật Nhà ở, chương trình, kế hoạch phát triểnnhà ở của địa phương đã được phê duyệt; chỉ đạo Sở Xây dựng công khai trên Cổng thông tin điện tử của Sở các thông tin về nhàở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua, được huy động vốnquy định tại Điều 19 của Nghị định này, danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhàở thương mại trên địa bàn không cho phép tổ chức, cánhân nước ngoài được quyền sở hữu quy định tại Khoản 1 Điều 76 vàcác thông tin quy định tại Điều 79 của Nghị định này;

đ) Ban hành quy định cụ thể việc quảnlý, sử dụng, nhà biệt thự, nhà chung cư; hướng dẫn việc bán, cho thuê, cho thuêmua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở phục vụ tái định cư được giao quản lý cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; tổchức cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc sở hữunhà nước theo quy định tại Điều 84 của Luật Nhà ở, quy định của Nghị định này;tổ chức cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cưtheo quy định của Nghị định này;

e) Quy định tiêu chí, thủ tục và xácđịnh danh mục nhà ở có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử (bao gồm cả nhà biệt thự, nhà ở cổ); quyết định thành lập Hộiđồng xác định danh mục và ban hành quyết định phê duyệtdanh mục nhà ở này để thực hiện quản lý theo quy định củaLuật Nhà ở, Nghị định này và pháp luật có liên quan;

g) Sắp xếp tổ chức,bố trí đủ cán bộ, công chức và phân giao lại chức năng,nhiệm vụ của các cơ quan có liên quan của địa phương để thực hiện việc pháttriển và quản lý nhà ở theo đúng quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này; chỉđạo thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác phát triểnvà quản lý nhà ở trên địa bàn; xử lý các hành vi vi phạm, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nhà ở theo thẩmquyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý, giải quyếttheo quy định của pháp luật;

h) Sửa đổi, bổ sung các văn bản quyphạm pháp luật nhà ở thuộc thẩm quyền ban hành cho phù hợp với Luật Nhà ở vàNghị định này; tổ chức tập huấn, phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật về nhà ở và vận động các tổ chức,cá nhân trên địa bàn chấp hành các quy định của pháp luật về nhà ở;

i) Chủ trì hoặcphối hợp với các Bộ, ngành có liênquan thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và pháp luật có liên quan;

k) Định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầuđột xuất báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình triểnkhai Luật Nhà ở và Nghị định này trên địa bàn;

l) Thực hiện các nhiệm vụ khác theoquy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và quy định của pháp luật.

2. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làmđầu mối thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn là Sở Xây dựng.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về nhà ởtrên địa bàn theo chức năng, nhiệm vụ được giao, theo chỉđạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật về nhà ở.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và thủ trưởng các cơ quan cóliên quan của địa phương chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu chậm trễ thực hiện hoặc không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đúng các quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này vàcác văn bản pháp luật về nhà ở.

Điều 86. Ban Chỉ đạo Trungương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản

1. Thủ tướng Chính phủ quyết địnhthành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sảnđể giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo và phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành có liên quan đếnchính sách quản lý, phát triển nhà ở và thị trường bấtđộng sản trên phạm vi toàn quốc.

2. Ban Chỉ đạo Trung ương về chínhsách nhà ở và thị trường bất động sản có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn vàkiểm tra việc thực hiện các chương trình phát triển nhà ở, các chủ trương, chính sách về nhà ở và thị trường bất động sản tại các Bộ,ngành và các địa phương;

b) Tham gia góp ý các chính sách lớn,quan trọng liên quan đến nhà ở và thị trường bất động sản;

c) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ vàcác cơ quan có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặcđình chỉ việc thi hành các văn bản có liên quan đến nhà ở và thị trường bất động sản do các Bộ, ngànhvà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trái với quy định củapháp luật về nhà ở và thị trường bất động sản;

d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnhquyết định thành lập Ban Chỉ đạo vềchính sách nhà ở và thị trường bất động sản cấp tỉnh để giúp Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện các chính sách liên quan đếnlĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản tại địa phương;

đ) Chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và các tổ chức giúp việc Ban Chỉ đạo ở Trung ương do Thủ tướngChính phủ quy định, ở địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do ngân sách nhà nướccùng cấp cấp.

Điều 87. Hiệulực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hànhkể từ ngày 10 tháng 12 năm 2015.

2. Các Nghị định sau đây hết hiệu lựckể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:

a) Nghị định số 51/2009/NĐ-CP ngày 03tháng 6 năm 2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội về việc thíđiểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam;

b) Nghi định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành LuậtNhà ở;

c) Nghị định số 34/2013/NĐ-CP ngày 22tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý sử dụng nhà ở thuộcsở hữu nhà nước;

d) Nghị định số 84/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định về phát triển vàquản lý nhà ở tái định cư.

3. Các nội dung liên quan đến phát triển nhà ở (bao gồm cả việc quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư dự ánxây dựng nhà ở), sở hữu nhà ở, quản lý, sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở, quảnlý nhà nước về nhà ở được quy định trong các Nghị định củaChính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luậtdo các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trước ngày Nghị định nàycó hiệu lực thi hành mà khác với các quy định thuộc phạmvi điều chỉnh của Nghị định này thì thựchiện theo quy định của Nghị định này.

Điều 88. Trách nhiệmthi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hànhNghị định này./.

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐNĐ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, KTN (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng