[ad_1]

Hiện nay, Lâm Đồng có 3 điểm du lịch canh nông đạt chuẩn quốc tế, với một khu chỉ 5ha một năm đón 3 triệu du khách đạt được 5 triệu USD, gấp 10 lần tiêu chuẩn quốc tế về doanh thu…

Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng.
Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng.

Trao đổi tại Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam năm 2023 và Chương trình Rồng Vàng lần thứ 22 do Bộ Ngoại giao và Tạp chí Kinh tế Việt Nam cùng Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức chiều ngày 17/3, ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho hay từ năm 2021, Lâm Đồng đã ban hành chương trình hành động về chuyển đổi xanh với các lĩnh vực ưu tiên gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, năng lượng tái tạo và tài nguyên nước.

Trên cơ sở đó kèm theo 80 phương án giải pháp cụ thể để phát triển, đặc biệt về tài nguyên nước, Lâm Đồng tập trung phát triển rừng. Lâm Đồng là địa phương thứ 6 cả nước về độ che phủ rừng, đứng thứ 2 trong khu vực Tây Nguyên.

Với nông nghiệp, 20 năm qua Lâm Đồng tập trung ứng dụng công nghệ cao tạo doanh thu lớn, với 63.000 ha ứng dụng công nghệ cao chiếm tỷ lệ 21% diện tích đất canh tác nông nghiệp khoảng trên 300.000 ha. Thông qua nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thu nhập bình quân đất nông nghiệp đạt 9.000 USD/ha, có chỗ đạt 200.000 USD/ha, ngang tầm một số khu vực.

Từ nông nghiệp công nghệ cao ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ xử lý môi trường, bảo vệ tài nguyên nước, đồng thời phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, thông minh, nông nghiệp tái tạo…

Nông nghiệp hữu cơ trên thế giới chiếm tỷ lệ 1% nhưng nhu cầu khoảng 11% và hiện nay 15/11/2022 có 8 tỷ người thì 2018 khoảng 10% dân số thiếu đói nhưng sau 2019, 2021 dân số không đảm bảo an ninh lương thực tăng lên 12% tương ứng với khoảng 1,1 tỷ người. Có khoảng 50% dân số đảm bảo an ninh lương thực và thực hiện vấn đề về nông sản nhưng 38% nhu cầu lương thực hữu cơ an toàn thực phẩm. Như vậy xu hướng nhiều nước trên thế giới tập trung vào nông nghiệp hữu cơ, và Lâm Đồng đã ứng dụng cách đây 5 năm về nông nghiệp hữu cơ.

Đối với du lịch, Lâm Đồng tập trung vào du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, hội nghị hội thảo và du lịch tâm linh. Lâm Đồng còn tạo sản phẩm mới như du lịch về văn hóa, về khoa học, giáo dục và thành công du lịch canh nông.

Lâm Đồng xây dựng du lịch trên nền tảng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Năm 2019 doanh thu thế giới ở du lịch canh nông là 94 tỷ đô la, 2026 dự kiến đạt 163 tỷ USD, đây là định hướng đúng của Lâm Đồng. Hiện nay, địa phương có 3 điểm du lịch canh nông đạt chuẩn quốc tế, với một khu chỉ 5ha một năm đón 3 triệu du khách đạt được 5 triệu USD, gấp 10 lần tiêu chuẩn quốc tế về doanh thu. 

Về chuyển đổi số, Lâm Đồng đa số ứng dụng giải pháp công nghệ ngồi từ xa cũng điều chỉnh được khí hậu, nhiệt độ, tưới tiêu ở trang trại của mình. Lâm Đồng có 26 trang trại ứng dụng công nghệ cao chiếm tỷ lệ 50% cả nước.

Về ứng dụng chuyển đổi số trong du lịch, năm 2022 là năm kỷ lục tăng trưởng 38% so với kế hoạch. Năm 2021 Đà Lạt trở thành thành phố top đầu thông minh. 

“Trong tương lai chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy chuyển đổi số trong du lịch, nông nghiệp. Ngoài ra phát triển đô thị sinh thái thông minh, thực hiện vành đai xanh, thông minh trong biến đổi khí hậu để phát triển”, ông Phạm S nhấn mạnh. 

Nguồn: https://vneconomy.vn/lam-dong-thu-hang-tram-ty-dong-moi-nam-nho-du-lich-canh-nong.htm

[ad_2]