[ad_1]

Đây được xem là 3 giai đoạn chuyển hướng thói quen hành vi và tính cách của trẻ, vì vậy rất quan trọng.

3 giai đoạn chuyển hướng thói quen hành vi và tính cách của trẻ thường xảy ra vào khoảng 3, 7 và 10 tuổi. Trẻ ở 3 độ tuổi này có thể dễ dàng khiến cha mẹ cảm thấy bất kham, khó dạy, nhưng thực chất, đây chỉ là “tác dụng phụ” trong quá trình trưởng thành của trẻ.

Nếu cha mẹ có thể hiểu được nhu cầu tâm lý, mong muốn ẩn sau sự “không ngoan” và “nghịch ngợm” của trẻ, tôn trọng sự trưởng thành của trẻ có thể tránh được rất nhiều phiền phức.

Vì vậy khi con lên 3, 7, 10 tuổi cha mẹ cần nâng đỡ con vượt qua những bước ngoặt quan trọng của cuộc đời.

Trẻ 3 tuổi là con quỷ nhỏ bướng bỉnh và hay lo lắng

Cùng với sự phát triển về trí não và thể chất, trẻ sẽ ngày càng có nhiều hiểu biết về những thứ bên ngoài hơn, ý thức về bản thân ngày càng mạnh mẽ. Trẻ khoảng 3 tuổi bắt đầu có ý thức tự chủ mạnh mẽ và trở nên rất cạnh tranh. Lúc này, trẻ cảm nhận được mình rất tuyệt vời từ tận đáy lòng, luôn muốn mọi việc xung quanh theo ý mình.

3-giai-doan-quan-trong-cua-cuoc-doi-con-tre-can-cha-me-quan-tam-1
Ảnh: sohu

Tuy nhiên, trẻ khoảng 3 tuổi vẫn chưa biết cách thể hiện cảm xúc, vẫn còn quá nhỏ để hiểu hết được những điều đúng sai nên cha mẹ chỉ có thể chọn cách kiên nhẫn để đối phó với giai đoạn nổi loạn của con. Thay vì khắt khe, khiêu khích, hãy sử dụng phương pháp mềm mỏng, thương lượng với con.

Con 7 tuổi thích làm người lớn, hay cãi lời mẹ

Sau giai đoạn nổi loạn lần đầu tiên khoảng 3 tuổi, trẻ sẽ bước sang giai đoạn ổn định khoảng 2 đến 3 năm, ngoan hơn, hoạt bát và nhạy bén hơn. Tuy nhiên, bắt đầu từ khoảng 7 tuổi, trẻ vào độ tuổi tiểu học, môi trường mới, cuộc sống mới, kiến ​​thức mới đã cho phép não bộ và cơ thể trẻ bắt đầu một giai đoạn phát triển mới.

Giai đoạn này trẻ bắt đầu bước vào thời kỳ nổi loạn thứ 2, có trẻ sẽ kéo dài đến khoảng 9 tuổi. Trẻ trong giai đoạn này luôn cảm thấy mình đã lớn và muốn tự tay làm nhiều thứ nên thường xuyên cãi lại mẹ.

Quảng cáo

3-giai-doan-quan-trong-cua-cuoc-doi-con-tre-can-cha-me-quan-tam-2
Ảnh: ZH

Trẻ em trong giai đoạn này rất thích tham gia vào các “băng nhóm nhỏ”, luôn chạy xung quanh cùng bạn bè và gây ồn ào. Còn thêm thói hay nhại lời, nói leo với cha mẹ.

Lúc này trẻ đang học làm người lớn, muốn được khẳng định và tôn trọng do đó cha mẹ cần tôn trọng con, không ép buộc con. Trẻ 7-8 tuổi bẩm sinh hiếu động và ồn ào, đặc biệt hoạt bát, chúng cần được chơi với bạn bè để giải tỏa năng lượng dư thừa, học cách đối phó với các mối quan hệ giữa các cá nhân và xây dựng vòng tròn nhỏ của riêng mình.

Trẻ 10 tuổi mới lớn xinh đẹp, nổi loạn vị thành niên

Tuổi mới lớn thực sự rất đẹp, cơ thể trẻ em đã trải qua những thay đổi nhất định, suy nghĩ và hiểu biết cũng trở nên chín chắn và quyết đoán. Lúc này ý thức làm người lớn của con càng mạnh mẽ hơn so với tuổi lên 7, cũng là giai đoạn bắt đầu nổi loạn tuổi dậy thì mà mọi người hay nhắc đến.

3-giai-doan-quan-trong-cua-cuoc-doi-con-tre-can-cha-me-quan-tam-3
Ảnh: sohu

Trẻ em ở tuổi vị thành niên đã bắt đầu thay đổi theo hướng của người lớn, chúng cần sự tôn trọng, một chút không gian và bí mật của riêng mình, và cha mẹ cần đối xử với chúng một cách bình đẳng hơn.

Lúc này, nếu cha mẹ vẫn tiếp tục kiềm chế, kiểm soát trẻ với cách quản lý như lúc nhỏ thì chắc chắn trẻ sẽ phản kháng, chống đối và nảy sinh tâm lý nổi loạn. Khi trẻ bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, một trong những điều quan trọng nhất cha mẹ cần làm là lấy được sự tin tưởng của trẻ thông qua việc hiểu và tôn trọng trẻ.

Khi một đứa trẻ không ngoan và nghịch ngợm, hãy nghĩ đây là “tác dụng phụ” của sự tăng trưởng và có hướng giải quyết mềm mỏng, vị tha, khoan dung hơn cho những lỗi lầm của con.

Đọc thêm: Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi dạy con: “Áo mặc miễn là cho cật ấm – Cơm ăn chẳng lọ kén mùi ngon”

[ad_2]