Nhiều người không khỏi trầm trồ trước nhan sắc trẻ trung cùng phong thái “nữ cường” ở độ tuổi U50 của bà Lê Hoàng Diệp Thảo, đặc biệt là sau cuộc ly hôn ồn ào với ông chủ cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ.

Nhắc đến những “nữ cường” trên thương trường, không thể nào bỏ qua bà Lê Hoàng Diệp Thảo (SN 1973) – CEO King Coffee. Bởi lẽ ngoài việc trở thành một trong những người phụ nữ giàu nhất Việt Nam sau vụ ly hôn ồn ào với chồng cũ – “ông vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ, nữ CEO còn gây ấn tượng bởi nhan sắc trẻ trung và xinh đẹp ở tuổi 48.

Hậu ly hôn vua cà phê Trung Nguyên, bà Lê Hoàng Diệp Thảo giờ như nào?

Nhan sắc rạng rỡ trẻ trung, phong thái hơn người

Mới đây nhất, bà Diệp Thảo đã bất ngờ lên sóng ảnh trong chuyến công tác ở Dubai vừa qua khiến nhiều người chú ý. Trong số đó, đặc biệt nhất vẫn là tấm ảnh selfie “hàng hiếm”, khoe trọn nhan sắc của bà.

Hậu ly hôn vua cà phê Trung Nguyên, bà Lê Hoàng Diệp Thảo giờ như nào?Tấm ảnh selfie gây bất ngờ của bà Diệp Thảo

Dễ thấy trong tấm ảnh, ở tuổi 48 bà Diệp Thảo vẫn sở hữu làn da trắng mịn, hồng hào. Gương mặt khi cười có vài nếp nhăn nhẹ ở đuôi mắt nhưng vẫn không che lấp được sự rạng rỡ, thần thái hút hồn của nữ đại gia. Phía dưới comment, netizen đều đồng loạt gửi những lời khen đến nữ CEO, có người còn khẳng định bà Diệp Thảo “xinh không đối thủ”.

Trước đó, trên trang cá nhân bà Diệp Thảo chỉ thường xuyên lên sóng những ảnh ọt liên quan đến công việc và thương hiệu cà phê của mình. Thỉnh thoảng mới có một số ảnh của bà nhưng đều là ảnh góc rộng, được căn chỉnh – chụp kỹ lưỡng. Tấm ảnh selfie này có thể nói là ngoại lệ “ngàn năm có một” thật sự.

Những hình ảnh của bà Diệp Thảo thường thấy trên trang cá nhân

Cuộc sống sau cuộc ly hôn “nghìn tỷ”

Nói về cuộc sống hậu ly hôn với ông Đặng Lê Nguyên Vũ, bà Thảo vẫn tập trung vào công việc và đạt được nhiều thành tựu đáng nể. Cùng với đó, số tài sản mà nữ CEO hiện đang sở hữu cũng vô cùng đồ sộ.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo đang nắm trong tay nhiều bất động sản tại Đà Nẵng và TP.HCM với tổng giá trị hơn 375 tỉ đồng. Ngoài ra, nữ đại gia còn có những tài sản khác bao gồm tiền, vàng, các loại ngoại tệ… có tổng trị giá hơn 3.000 tỉ đồng.

Trong khoảng thời gian còn làm việc tại Trung Nguyên, Bà Lê Hoàng Diệp Thảo khá kín tiếng và ít khi xuất hiện trước truyền thông. Tuy nhiên kể từ khi tự điều hành một thương hiệu riêng, bà được biết đến nhiều hơn và được đánh giá là một nữ doanh nhân tài năng, khôn khéo, rất giỏi việc kinh doanh.

Sau 5 năm gây dựng và phát triển, công ty của Bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã có mạng lưới phân phối toàn cầu với nhiều sản phẩm đa dạng. Không chỉ báo chí trong nước mà ngay cả truyền thông nước ngoài cũng có những bài viết khen ngợi nữ đại gia.

CEO King Coffee vừa nhận giải thưởng Doanh nhân truyền cảm hứng toàn cầu (Most Admired CEO) năm 2020, từ Tạp chí Global Brands Magazine (GBM) đã khởi động dự án giúp 100.000 phụ nữ khởi nghiệp ‘Women Can Do’.

Cũng trong năm 2020, Bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã được Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) chính thức bổ nhiệm vào vị trí Phó Chủ tịch Hiệp hội nhiệm kỳ IX (2017-2020).

Cơ duyên của “Cô bé cà phê”

– Lê Hoàng Diệp Thảo: Tôi đã sống và lớn lên cùng với hạt cà phê. Những người sống quanh tôi như bạn bè, những người nông dân, thương lái đều thấy được niềm đam mê tôi dành cho cà phê và họ đã gọi tôi là “cô bé cà phê” suốt thời thơ ấu.

Với tôi, cà phê là báu vật của nhân loại. Việt Nam may mắn được thiên nhiên ban tặng báu vật kỳ diệu này. Và tôi quyết tâm sẽ dốc sức để đưa cà phê trở thành ngành chiến lược của quốc gia.

Cơ duyên tiếp xúc với những người trong ngành và đọc những cuốn sách trong lĩnh vực giúp tôi hiểu thêm về mặt tối của chuỗi sản xuất. Tôi nghĩ mình phải làm gì đó cho người nông dân, cho ngành cà phê nước nhà.

Hậu ly hôn vua cà phê Trung Nguyên, bà Lê Hoàng Diệp Thảo giờ như nào?

Cơ duyên tiếp theo là tôi gặp được anh Vũ – là một người rất xuất chúng – đã cùng tôi chia sẻ niềm đam mê này. Cùng nhau, với Trung Nguyên, chúng tôi đã đẩy làn sóng cà phê thứ 3 lên cao, thay đổi cách người Việt thưởng thức cà phê. Người Việt đã biết chọn cà phê là chọn cách sống, chọn cái tôi và gu của mình.

“Từ việc đồng sáng lập ra Trung Nguyên, đưa thương hiệu này từ số 0 trở thành thương hiệu cà phê số 1 Việt Nam, gầy dựng G7, và đến giờ là King Coffee…, tôi có một kim chỉ nam là tập trung và tạo khác biệt, không đi theo cách mà người khác đã làm.”

Thời gian ở Ý, tôi thường xuyên vào các khu chợ bán hàng “second hand” để săn lùng đồ cổ của ngành cà phê. Thấy tôi quá đam mê, một người đã nói “tôi sẽ bán lại bảo tàng cà phê mà tôi vốn rất yêu quý cho cô”.

Hậu ly hôn vua cà phê Trung Nguyên, bà Lê Hoàng Diệp Thảo giờ như nào?

* Các chuyên gia cho rằng Việt Nam đang đứng trước cơ hội hiếm có để bứt phá và vươn mình thành cường quốc số 1 về cà phê. Ở cương vị Phó Chủ tịch VICOFA, bà có tin điều đó?

– Tôi tin và đã nhiều lần khẳng định rằng Việt Nam là cường quốc xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới và số 1 thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta, hoàn toàn có thể vươn lên trở thành cường quốc số 1 thế giới về cà phê.

Toàn ngành cà phê thế giới hơn 200 tỷ đô. Ngành cà phê cũng là ngành được giao dịch chỉ sau dầu mỏ. Chúng ta cần nâng tầm hơn nữa cho ngành cà phê bằng những phân khúc khác trong chuỗi giá trị toàn cầu. Chúng ta cần tạo động lực để cà phê VN bứt phá vươn lên, cần tư duy đổi mới, triệt để hướng đến sáng tạo có trách nhiệm và phát triển bền vững.

Chúng ta đang có thương hiệu tốt, chất lượng cà phê tốt và cả những điều kiện tốt. Vì vậy, hãy ủng hộ thương hiệu Việt, cà phê Việt giúp phát triển ra toàn cầu nhanh và mạnh hơn, thay vì sính ngoại bởi thương hiệu nước ngoài không đóng góp cho ngành cà phê hay người nông dân Việt. Hiện tại, một ký cà phê nhân bán 5.000Đ, trong khi một ly cà phê thành phẩm có giá tận 5$. Một sự chênh lệch khủng khiếp! Nguời nông dân vất vả chăm bón, yêu thương cây cà phê, nhưng chưa nhận được thành quả xứng đáng bởi giá cà phê quá thấp và bấp bênh.

“Women Can Do”… với cà phê

* Năm 2020, bà đã nhận được giải thưởng Doanh nhân truyền cảm hứng toàn cầu, đồng thời, đã khởi động dự án giúp 100.000 phụ nữ khởi nghiệp “Women Can Do”. Thông điệp bà muốn lan toả là gì?

– Tôi trăn trở về việc làm gì để hỗ trợ cộng đồng, đặc biệt là những người phụ nữ. Tôi nghĩ đến một sinh kế để họ chủ động thu nhập, một cơ hội bổ sung kiến thức tài chính. Ở đó, họ sẽ được hỗ trợ vốn, về chính sách, được hướng dẫn cụ thể, và được tham gia vào một cộng đồng để cùng giúp đỡ lẫn nhau…Cà phê chính là đáp án cho bài toán đó.

“Phụ nữ hãy mạnh mẽ, dũng cảm, bước ra khỏi vòng an toàn của chính mình để tập kinh doanh, tự chủ tài chính. Bắt đầu từ những bước nhỏ trước để tạo động lực giúp chị em mở rộng việc buôn bán, độc lập. Phụ nữ chỉ thật sự ổn và hạnh phúc khi làm chủ cuộc đời mình.”

Nghĩ là làm, từ giữa tháng 6-2020, King Coffee đã phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam triển khai dự án Women can do, hướng tới những phụ nữ có nhu cầu tự kinh doanh. Tôi cổ vũ thúc đẩy chị em phụ nữ hãy mạnh mẽ, dũng cảm, bước ra khỏi vòng an toàn của chính mình để tập kinh doanh, tự chủ tài chính. Dự án này vừa giúp mang lại gia đình ổn định cho người phụ nữ, vừa giúp xã hội có thêm nguồn lực mới.

Hậu ly hôn vua cà phê Trung Nguyên, bà Lê Hoàng Diệp Thảo giờ như nào?

Hơn hai mươi năm qua, tôi đã đi nhiều nước trên thế giới, tham dự nhiều hội thảo quốc tế, tiếp xúc với các bạn bè, đối tác trong và ngoài nước, ai cũng khen ngợi phụ nữ VN thông minh, xinh đẹp. Tôi hy vọng vai trò của người phụ nữ Việt sẽ được công nhận và khẳng định một cách xứng đáng trong xã hội.

* Để truyền cảm hứng cho phụ nữ khởi nghiệp và bạn trẻ muốn khởi nghiệp với cà phê, bà nhắn nhủ điều gì?

– Phải có đam mê! Khởi nghiệp muốn thành công, trước tiên phải có đam mê. Nếu không có ngọn lửa đam mê mãnh liệt, tôi khuyên các bạn không nên dấn thân vào. Chỉ đam mê mới có động lực vượt qua mọi khó khăn, bởi “vạn sự khởi đầu nan”.

Từ việc đồng sáng lập ra Trung Nguyên, đưa thương hiệu này từ số 0 trở thành thương hiệu cà phê số 1 Việt Nam, gây dựng G7, và đến giờ là King Coffee…, tôi có một kim chỉ nam là tập trung và tạo khác biệt, không đi theo cách mà người khác đã làm.

Thứ hai là tinh thần khởi nghiệp. Người có tinh thần khởi nghiệp sẽ làm mọi cách để đạt được mục tiêu dựa trên luật pháp và uy tín, từ đó, mới thành công và đi được lâu dài.

Ngành cà phê thật sự là một ngành rất khó bởi các bạn sẽ vấp phải những đối thủ lớn. Với sự hỗ trợ của chúng tôi, bạn sẽ được khởi nghiệp đúng hướng và tự trưởng thành bởi vì bạn sẽ được đào tạo bởi cộng đồng hơn 100.000 người.

Trong đại dịch COVID-19, cần phải bay lên thật cao để tránh bão

* Một năm đầy biến động do ảnh hưởng của dịch COVID-19, doanh nghiệp cà phê của bà nói riêng, và ngành cà phê nói chung có bị tổn thất? Bà dự đoán thế nào cho bức tranh toàn cảnh của ngành cà phê trong năm tới?

– Đại dịch COVID-19 gây ra chấn động vô cùng lớn đối với thị trường, làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là sự tổn thất vô cùng lớn, không chỉ đối với con người, mà còn đối với thị trường thế giới.

Chúng ta còn có thể ngồi cùng nhau tại đây là một điều rất tuyệt vời. Đây là điều mà tôi vô cùng biết ơn đối với Chính Phủ, Nhà nước Việt Nam.

Với hoạt động kinh doanh, ngay từ khi dịch bắt đầu, tôi nghĩ ngay đến việc phải làm sao để công ty bay lên cao, thật nhanh, thật mạnh, thì mới tránh được cơn bão ấy. Chúng tôi sử dụng mọi cách có thể để doanh nghiệp tăng tốc.

Sau một năm, dù gặp nhiều khó khăn, song kết quả kinh doanh rất tốt. Riêng thị trường quốc tế, chúng tôi đã tăng gấp đôi sản lượng xuất khẩu nhờ sử dụng hệ thống đại lý toàn cầu, nghĩa là tận dụng thời gian rảnh rỗi của người dân ở nhà tránh dịch để mở rộng mạng lưới kinh doanh quốc tế.

Hậu ly hôn vua cà phê Trung Nguyên, bà Lê Hoàng Diệp Thảo giờ như nào?

Trong vòng 5 -10 năm nữa, thị trường cà phê thế giới sẽ thiếu hụt nguồn cung, do đó VN cần có hành động thiết thực để sớm nhanh chóng đón nhận những cơ hội mới, như tái canh, quy chuẩn của ngành cà phê, tạo uy tín trên thị trường thế giới tốt hơn. Có như vậy, chúng ta sẽ có lợi thế về mặt sản lượng, giá trị lớn hơn.

Ngoài ra, chúng tôi cũng có trách nhiệm làm sao để cà phê đặc sản phát triển tốt nhất, vươn tầm quốc tế.

– Là người có bề dày kinh nghiệm với cương vị vừa là đồng sáng lập Tập đoàn Trung Nguyên, vừa là người đứng đầu TNI Corporation với thương hiệu cà phê King Coffee, bà sẽ có những bước đi như thế nào để giúp nâng cao giá trị ngành cà phê và thương hiệu Việt?

– Nhiều ngành trên thế giới có cung cầu đang đi xuống, nhưng riêng ngành cà phê vẫn tăng trưởng từ 2-4% mỗi năm. Riêng ngành cà phê VN có thể tăng trưởng từ 9-10% mỗi năm.

Hậu ly hôn vua cà phê Trung Nguyên, bà Lê Hoàng Diệp Thảo giờ như nào?

Nước ta là một nước nông nghiệp, và cà phê là một trong những mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu chiến lược. Nhưng giá trị thu về chưa cao, chỉ khoảng 3 tỷ đô la mỗi năm. Vì thế, chúng ta cần thúc đẩy để ngành cà phê tăng giá trị thu về.

Khi nói đến Ý, người ta nghĩ đến Pizza, nói đến Đức, chúng ta nghĩ đến máy móc, kỹ thuật, nói đến Mỹ, người ta nghĩ đến các thương hiệu thức ăn nhanh. Tôi rất mong trong tương lai, khi nhắc đến Việt Nam, người dân trên thế giới sẽ nhớ đến cà phê. Cà phê Việt Nam tuyệt ngon, nên Việt Nam phải có thương hiệu cà phê vươn tầm thế giới.

Theo Tuổi trẻ, Pháp luật và bạn đọc