[ad_1]
Nếu chúng ta bỏ tiền ra mua niềm vui, thì trái lại sẽ thống khổ nhiều hơn. Bởi vì niềm vui là báu vật vô giá…
Có câu chuyện kể rằng hàng ngày thiền sư Vân Chiếu đều dạy các đệ tử phải vui vẻ, vui vẻ tham thiền ngộ Đạo, vui vẻ đối diện với nỗi thống khổ và thất bại.
Một hôm, thiền sư đổ bệnh, ngày ngày nằm trên giường kêu khổ. Vô tình sư trụ trì đi qua nghe thấy, bèn đi đến hỏi thiền sư:
– Tại sao ngài lại kêu khổ?
Thiền sư Vân Chiếu nói:
– Bị bệnh đau đớn rất khổ.
Sư trụ trì ngơ ngác không hiểu bèn hỏi tiếp:
– Có lần ngài bị ngã xuống sông, bị ngạt nước sắp chết mà ngài vẫn không kêu khổ, tại sao bây giờ lại kêu?
Thiền sư Vân Chiếu trả lời:
– Lần ngã xuống sông đó rất vui vẻ, bây giờ rất thống khổ. Vậy ta nên kêu khổ hay là kêu vui thích đây?
Trên con đường đời của con người, niềm vui và thống khổ có thể cùng song hành, cũng có thể lần lượt thay thế nhau.
Trước niềm vui và nỗi thống khổ, chúng ta lựa chọn tâm thái như thế nào?
Trong cuộc đời luôn có 2 mặt vui và khổ, trong khổ có vui, trong vui có khổ. Khổ tức là vui, mà vui cũng là khổ.
rên thực tế, vào thời đại kinh tế phát triển nhanh chóng như hiện nay thì con người càng ngày càng oán trách cuộc sống. Mọi người thường ngày đều hay nói ‘cần phải vui vẻ’, nhưng nét mặt lại lộ ra vẻ buồn đau khổ sở.
Hàng ngày, mọi người vẫn thường nói, điều kiện sống tốt hơn trước kia rất nhiều, nhưng lòng lại than thở địa vị mình không cao bằng quan chức, học thức mình không rộng bằng học giả, tiền bạc mình không nhiều bằng đại gia, danh tiếng mình không lớn bằng siêu sao điện ảnh, ca nhạc.
Hàng ngày, vẫn thấy mọi người nói, đất nước khá hơn thời bao cấp rất nhiều, nhưng lại bày tỏ ở quê không bằng ở phố, ở phố nhỏ không bằng ở Thủ đô, ở trong nước không bằng ở nước ngoài, ở Châu Á không bằng Âu, Mỹ.
Dường như, ai ai cũng thấy mình khổ. Có lẽ phải làm tổng thống, phải trở thành tỷ phú đô la, phải là danh nhân thế giới mới vui vẻ, mới hạnh phúc?
Niềm vui rốt cuộc là gì? Niềm vui như cánh bướm, nếu bạn thò tay ra bắt thì nó sẽ bay mất. Nhưng nếu bạn ngồi xuống, tĩnh lặng ngắm trông thì nó vẫn ở lại bên bạn.
Còn nhớ có lần họp lớp phổ thông. Một bạn học nữ vừa bước vào phòng đã xơi xơi kể khổ với mọi người:
– Chồng tôi chỉ là người làm công bình thường, không những lương thấp lại còn thường xuyên phải làm thêm giờ, đi công trình.
– Tôi công việc vất vả, về nhà còn bị mẹ chồng lườm nguýt. Con cái lại nghịch ngợm không nghe lời, học hành sa sút.
– Cha mẹ tôi đã già rồi, nhưng lại hay cãi nhau với hàng xóm láng giềng…
Nhưng thực tế, chồng cô ấy là trưởng phòng của công ty điện lực, nắm quyền hành trong tay, hàng ngày đi làm có xe riêng đưa đón. Còn cô bạn thì chẳng làm gì, cả ngày tụ tập chuyện phiếm… Còn đứa con của họ học ở trường quốc tế, toàn con em quý tộc. Cha mẹ cô nghỉ hưu, đều có lương đủ sống, ở nhà nghỉ ngơi.
Nhưng tại sao cô ấy vẫn cứ kêu khổ? Có lẽ cô thực sự có nhiều chuyện phiền não khiến cô khổ sở xuôi ngược cả ngày.
Đương nhiên niềm vui và thống khổ đều cùng tồn tại trong cuộc sống mỗi người, quan trọng là chúng ta làm thế nào để biến đổi nó, lĩnh ngộ nó, đối đãi với nó từ góc độ nào.
Nếu chúng ta cứ một mực chạy đây chạy đó, tìm niềm vui ở chỗ này, chỗ kia, thì chúng ta chẳng thể nào tìm được niềm vui thực sự.
Bởi vì niềm vui ở khắp nơi, không nên cố ý đi tìm. Bởi vì niềm vui là sự sẻ chia. Có cho đi niềm vui thì mới nhận về hạnh phúc.
Nếu chúng ta bỏ tiền ra mua niềm vui, thì trái lại sẽ thống khổ nhiều hơn. Bởi vì niềm vui là báu vật vô giá.
Nếu chúng ta muốn ngồi nhàn rỗi để niềm vui tìm đến phục vụ mình, thì chúng ta chỉ đợi chờ trong vô vọng. Bởi vì niềm vui không thể mời đến được.
Nếu chung ta chia niềm vui thành cấp bậc, thì chúng ta sẽ không vui bằng người khác. Bởi vì niềm vui chính là niềm vui, chứ không có vui nhất.
Nếu chúng ta chia sẻ niềm vui nhỏ nhỏ với mỗi người chúng ta gặp hàng ngày, thì những niềm vui nho nhỏ đó lại quay trở lại với chúng ta, trở thành một niềm vui lớn.
“Vui vẻ mãi mãi” chỉ là câu chuyện cổ tích. Nhưng “đơn giản chính là niềm vui” lại là những câu chuyện xảy xung quanh chúng ta mỗi ngày.
Người ít ham muốn, sống giản đơn, thì đi đâu, đến đâu, làm gì cũng tìm thấy niềm vui thực sự.
[ad_2]