[ad_1]

Gia Cát Lượng cho rằng người càng tài giỏi thì càng thấu hiểu cách tôn trọng và khiêm nhường với người khác, càng biết cách kiên nhẫn khi ứng xử để tránh mâu thuẫn xảy ra.

Giới thiệu về Gia Cát Lượng

Gia Cát Lượng (181 – 234), tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh. Ông là quân sư xuất chúng của Lưu Bị nước Thục, thời hậu Hán. Gia Cát Lượng là vị tướng kiệt xuất trong lĩnh vực quân sự, không những thế ông còn là một vị tiên tri vô cùng vĩ đại. Nhắc đến ông là nhắc đến một cao nhân ““trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”, có tài tiên đoán mọi việc cực chuẩn xác.

Vị thần tướng lỗi lạc thời Tam Quốc đã để lại cho hậu thể rất nhiều bài học đắt giá về cách làm người – nhìn người – dùng người. Trong đó, Gia Cát Lượng cho rằng người sở hữu 5 năng lực này đều không tầm thường, ai sở hữu được một điều chắc chắn sẽ sống hạnh phúc trọn vẹn. Vậy đó là những năng lực nào?

1.   Cao quý nhưng không độc đoán

Ý chỉ những người ngồi ở địa vị cao nhưng không độc đoán, áp bức người khác. Trên thực tế, chỉ những người có tài lẻ, nhỏ nhặt mới kiêu ngạo, còn những người có tài năng lớn thì lại vô cùng khiêm tốn, hòa nhã, có sự tôn trọng với mọi người xung quanh.

Gia-Cat-Luong-cho-rang-nguoi-so-huu-5-nang-luc-nay-khong-tam-thuong-1

Người nếu cứ dùng thái độ kiêu ngạo, độc đoán để đối nhân xử thế thì cả đời cũng chẳng làm được bao nhiêu chuyện, vĩnh viễn chỉ giậm chân tại chỗ, không thể bước xa hơn. Đừng vì bản thân có thành tích nhất định mà thể hiện ta đây hơn người, khinh thường những người xung quanh. Nên nhớ rằng “Núi cao còn có núi cao hơn”, bạn sẽ chẳng bao giờ biết được ngoài kia có bao nhiêu người còn tài giỏi hơn bạn đâu!

Chính vì thế, khi đã được được thành công như ý nguyện thì đừng tự kiêu, đừng phù phiếm mà hãy tiếp tục yêu cầu nghiêm khắc với bản thân. Đừng để mình “cao cao tại thượng”, giỏi thói hà hiếp, không xem người khác ra gì. Đó không phải là cách ứng xử của người khôn ngoan!

2.   Thắng nhưng không tự mãn

Thành công rực rỡ nhưng không tự kiêu, tự đại. Một người có tâm thái kiêu ngạo, tự mãn thì chẳng thể tiến bộ được, bởi kiêu ngạo sẽ khiến con người ta trở nên tụt hậu, chỉ có khiêm tốn mới giúp con người thăng hoa.

Khi có thành công nhất định, chúng ta thường dễ sa vào thói tự mãn, tự ý đặt bản thân mình lên vị trí cao hơn so với người khác, từ đó đắm chìm trong thế giới hạn hẹp của mình mà không quan tâm đến thế giới ngoài kia. Cuối cùng trở thành kẻ tự bôi nhọ bản thân, ếch ngồi đáy giếng.

Là một người trẻ mới bước chân vào xã hội chúng ta nên sẵn sàng tâm thái để trải nghiệm nhiều điều mới mẻ, không nên cứ mãi đứng yên trong vùng an toàn của mình. Dù có đạt được thành tích cao cũng đừng tự mãn, cho rằng mình hơn người không cần phấn đấu nữa. Bởi đến một lúc nào đó bạn sẽ phát hiện ra, kiêu ngạo là biểu hiện của kẻ ngu xuẩn mà thôi!

Quảng cáo

3.   Tôn trọng và công nhận người yếu thế hơn mình

Khiêm nhường là một đức tính tốt đẹp của người quân tử. Khiêm nhường người có địa vị thấp hơn mình, tôn trọng người làm việc dưới trướng mình, không phân biệt đối xử với bất kỳ ai, nhìn thấy ưu điểm của đối phương để đề cao và công nhận. Chỉ khi làm tốt những điều này bạn mới trở thành một người lãnh đạo tài ba, được nhân viên tôn trọng và yêu mến.

Gia-Cat-Luong-cho-rang-nguoi-so-huu-5-nang-luc-nay-khong-tam-thuong-3

Vì thế, Gia Cát Lượng mới cho rằng người sở hữu năng lực này không thể tầm thường. Người càng tài giỏi, càng xuất chúng thì càng thấu hiểu cách tôn trọng và khiêm nhường với người khác. Điều này cũng là một bài khảo nghiệm đối với tố chất của một người, để biết rằng người đó có được trọng vọng, kính nể, công nhận hay không!

4.   Ngay thẳng nhưng vẫn biết bao dung

Bạn có giới hạn và nguyên tắc của riêng mình, bạn ngay thẳng chính trực, không dung tha cho những điều sai trái nhưng bạn vẫn có thể bao dung trước lỗi lầm của người khác, kiên nhẫn cho họ cơ hội để sửa đổi. Đó là hành động của một người quân tử được người người kính trọng. Nhẫn nhịn là một loại tu hành không ai cũng có thể làm được.

Gia-Cat-Luong-cho-rang-nguoi-so-huu-5-nang-luc-nay-khong-tam-thuong-2

Bạn kiên nhẫn với người khác, chứng tỏ lòng bạn tràn đầy thiện ý, sự bao dung và lòng đồng cảm. Mỗi người đều sở hữu những tính cách khác nhau, họ sinh ra không phải để làm hài lòng bạn, vì vậy hãy rèn luyện tâm thái dung dị, thấu hiểu cho khuyết điểm của người khác. Đương nhiên dùng bao dung thế nào cũng phải có chừng mực và nguyên tắc, đừng để sự bao dung trở thành dung túng cho thói xấu của người khác, từ đó hại người hại cả ta.

5.   Gia Cát Lượng nói người không chịu tiếp thu trí thức chỉ là sự tồn tại không có giá trị mà thôi

Nếu bạn không học thì dù có sống trên đời bạn cũng chỉ như một “xác sống” không hồn mà thôi. Học ở đây không chỉ là học tri thức ở trường lớp mà còn học làm người, học ứng xử ở trường đời. Sống là không ngừng tiếp thu kiến thức trên thế giới này, chỉ có như vậy bạn mới không ngừng tạo ra giá trị và tìm thấy ý nghĩa cuộc sống chân chính.Tri thức trên thế giới này là vô cùng vô tận. Trải qua khổ đau, bỏ lỡ nhiều chuyện, bạn mới biết được tầm quan trọng của tri thức và chiêm nghiệm đúc kết quan trọng đến mức nào.

Xem thêm: 10 câu nói của bậc thầy mưu trí thời Chiến Quốc, ai hiểu được sẽ làm nên đại nghiệp

[ad_2]