[ad_1]

Đóng góp ý kiến về dự thảo đề án thu phí xe ô tô vào nội đô Hà Nội với 100 trạm kiểm soát như một “lưới bủa vây”, các đại biểu Quốc hội đều cho rằng cần tính toán thận trọng và lấy ý kiến người dân rộng rãi, do lo ngại thiếu tính hiệu quả và chỉ riêng phương án này không giải quyết được vấn nạn ùn tắc…

Cần 3 điều kiện để triển khai đề án thu phí xe ô tô vào nội đô Hà Nội đó là công nghệ thu phí, vận tải công cộng đáp ứng tối thiểu 30% nhu cầu đi lại, đảm bảo các điều kiện về kết cấu hạ tầng giao thông. Cần 3 điều kiện để triển khai đề án thu phí xe ô tô vào nội đô Hà Nội đó là công nghệ thu phí, vận tải công cộng đáp ứng tối thiểu 30% nhu cầu đi lại, đảm bảo các điều kiện về kết cấu hạ tầng giao thông.

Vừa qua, Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào” vừa được đơn vị tư vấn là đại diện Trường Đại học Giao thông vận tải bổ sung, hoàn thiện báo cáo Sở Giao thông vận tải Hà Nội lần thứ 3.

Trao đổi bên lề hành lang Quốc hội về đề án này, đại biểu Lê Thanh Vân, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, cho biết vấn đề thu phí nội đô không mới, tuy nhiên phải xem xét điều kiện kinh tế – xã hội, hạ tầng giao thông của TP. Hà Nội để có giải pháp thích hợp.

CÂN ĐONG KỸ LƯỠNG TÍNH KHẢ THI ĐỀ ÁN

Đại biểu Lê Thanh Vân cũng nêu rõ dự kiến đề án thu phí nội đô của TP. Hà Nội thông qua 100 trạm kiểm soát như một “lưới bủa vây” nội đô, do đó, cần hết sức thận trọng.

Lấy ví dụ trước đây TP. Hồ Chí Minh thành lập đội quản lý thu phí dừng đỗ xe, đến nay phải bù lỗ, ông Vân cho rằng cần đánh giá tổng thể tác động của việc thực hiện đề án, nhất là tác động đến nhân dân. Bởi với 100 điểm thu phí, dự toán khoảng 2.600 tỷ đồng để xây dựng các trạm, chưa tính đến bộ máy hoạt động, tổng thể để chi cho việc thực hiện sẽ “đội” lên bao nhiêu, trong khi chưa rõ sẽ thu được thế nào.

Đồng thời, cần lấy ý kiến nhân dân rộng rãi thông qua tổ chức độc lập, theo Luật Trưng cầu dân ý để nắm được ý chí của nhân dân.

Thay bằng thu phí nội đô như đề xuất của Hà Nội, đại biểu đề xuất áp dụng hình thức bán vé dán vào biển số xe để dễ kiểm soát. Việc kiểm soát có thể giao cho cảnh sát giao thông và trật tự đô thị kiêm nhiệm thêm, còn việc xây dựng các trạm thu phí vào nội đô cần hết sức cân nhắc.

Cùng quan tâm đến vấn đề này, đại biểu Hoàng Văn Cường, Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội, cho hay tình trạng giao thông tại Thủ đô Hà Nội thường xuyên ùn tắc, do đó, giải pháp để hạn chế các phương tiện cá nhân đi vào nội đô là cần thiết. Việc thu phí nội đô cũng nhằm mục đích này.

Đại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội. Ảnh: Quochoi.vn.Đại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội. Ảnh: Quochoi.vn.

Tuy nhiên, hạn chế phương tiện cá nhân phải song song với phát triển phương tiện công cộng để thay thế. Đại biểu nêu rõ, như tuyến tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông, khi có phương tiện công cộng, người dân sẽ tự động sẽ thay thế phương tiện cá nhân. Nếu chỉ riêng thu phí nội đô thì không giải quyết được vấn đề ùn tắc.

Nhiều chuyên gia, ý kiến cũng đồng tình tại thời điểm hiện nay đề án chưa khả thi, bởi việc thu phí phương tiện vào nội đô là một trong nhiều giải pháp trong đề án giảm ùn tắc giao thông và giảm phương tiện cá nhân. 

Tuy nhiên, hiện phương tiện cá nhân vẫn là chủ yếu, thậm chí có thể chiếm tỷ lệ rất lớn đến 80%, do đó khi áp dụng các biện pháp hạn chế phương tiện cá nhân sẽ tác động trực tiếp đến đời sống xã hội.

Đặc biệt đáng nói là trong bối cảnh hiện nay, khi hệ thống phương tiện công cộng chưa phát triển, mới đáp ứng dưới 15% nhu cầu đi lại của người dân. Trong khi đó, phương tiện cá nhân là chủ yếu với lưu lượng giao thông đang rất lớn, hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được dẫn đến ùn tắc giao thông.

Trường hợp lắp đặt 100 trạm thu phí xung quanh Thủ đô Hà Nội chắc chắn sẽ gây ùn tắc giao thông.

BA ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRIỂN KHAI

Theo dự kiến, việc thu phí ô tô vào nội đô sẽ được thực hiện trong năm 2024, mức cao nhất 100.000 đồng mỗi xe. Thời gian áp dụng thu phí xe vào nội đô là 5h – 21h. Tổng mức đầu tư cho việc lập hệ thống trạm thu phí vào nội đô dự tính khoảng 2.600 tỷ đồng.

 

Theo dự kiến, việc thu phí ô tô vào nội đô sẽ được thực hiện trong năm 2024, mức cao nhất 100.000 đồng mỗi xe. TP. Hà Nội sẽ lập gần 100 trạm thu phí tại các tuyến đường hướng tâm, cửa ngõ để thu phí ô tô vào nội đô, thay vì đề xuất 87 trạm như trước đây.

Khung phí này được tính toán làm căn cứ để xây dựng dự án đầu tư công nghệ thu phí và thành phố sẽ căn cứ vào thực tế để điều chỉnh mức thu phí chính xác ở từng giai đoạn.

Theo đó, từ nay đến năm 2025, TP. Hà Nội sẽ lập gần 100 trạm thu phí tại các tuyến đường hướng tâm, cửa ngõ để thu phí ô tô vào nội đô.

Trong khi phương án trước đây, con số trạm thu phí được đơn vị tư vấn đề xuất chỉ là 87 trạm.

Đối tượng thu phí được đề án xác định là ô tô di chuyển từ bên ngoài Vành đai 3 vào trong khu vực thu phí có nguy cơ ùn tắc giao thông. Nhóm xe được miễn phí, gồm: xe ưu tiên theo quy định hiện hành, xe công an, quân đội, xe cứu thương, xe cứu hỏa; xe công vụ; xe buýt công cộng…

Thông tin thêm về đề án này, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng chỉ ra ba điều kiện kỹ thuật cần thiết để triển khai.

Một là, đảm bảo điều kiện về công nghệ thu phí. Theo đó, cần số hóa, đồng bộ hệ thống cơ sở dữ liệu và chia sẻ dữ liệu về hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông và trang thiết bị trên các phương tiện giao thông để có thể thực hiện được thu phí phí không dừng và xử lý vi phạm bằng hình ảnh (phạt nguội); đảm bảo không ùn tắc giao thông tại các khu vực thu phí.

Hai là, đảm bảo điều kiện vận tải công cộng có năng lực đáp ứng tối thiểu 30% nhu cầu đi lại của người dân để người đi xe ô tô cá nhân có thể chuyển đổi phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng.

Ba là, đảm bảo các điều kiện về kết cấu hạ tầng giao thông; hệ thống điểm giao thông tĩnh, bãi đỗ xe và trung chuyển (bãi Park&Ride – P&R) kết nối giữa các loại hình giao thông cá nhân với hệ thống vận tải khách công cộng, nhằm phục vụ hành khách trung chuyển thuận lợi từ phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng.

Sở Giao thông vận tải Hà Nội khẳng định hiện nay đề án đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, việc lắng nghe và tiếp thu các nội dung phản biện xã hội, các ý kiến đa chiều là hết sức cần thiết. 

 

Theo Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP. Hà Nội, hiện nay Hà Nội hiện có khoảng 7,6 triệu phương tiện, trong đó có hơn 1 triệu xe ô tô; gần 6,5 triệu mô tô và khoảng gần 200.000 xe máy điện. Như vậy, số xe ô tô chỉ chiếm hơn 15% trong tổng số phương tiện, trong khi gần 85% là xe máy và các loại xe khác. Số lượng xe máy quá lớn ở các đô thị là một trong những nguyên nhân chính gây ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

#box1666428324426{background-color:#b4cfb7}

Nguồn: https://vneconomy.vn/dai-bieu-quoc-hoi-noi-gi-ve-de-xuat-lap-100-tram-thu-phi-o-to-bua-vay-thu-do.htm

[ad_2]