[ad_1]

Cổ nhân dạy “Tài không hoan nghênh người vội vàng, phúc không ưa kẻ không trung thực” là bài học liên quan tới tiền bạc và nhân phẩm, càng hiểu sớm bạn càng thu được nhiều lợi ích.

Cổ nhân dạy: Tài không hoan nghênh người vội vàng

Cổ nhân dạy câu này ý muốn nói: Muốn vội vội vàng vàng, nhanh chóng kiếm được một số tiền lớn. Vậy thì tiền ngược lại sẽ không đến với bạn.

Trong thực tế, có rất nhiều người vì cuộc sống nghèo khó mà luôn cố gắng nghĩ cách làm sao để kiếm tiền thật nhanh. Lúc nào cũng ôm giấc mộng giàu có sau một đêm. Vì lợi ích mà làm ra những việc không đúng đắn, trái với đạo lý luân thường.

Mặc dù những cách ấy có thể khiến bạn giàu lên chỉ trong thời gian ngắn. Nhưng nguy cơ tiềm tàng phía sau cũng lại không hề nhỏ. Hơn nữa, con người ta càng vội vàng, hấp tấp thì lại càng dễ làm hỏng việc, làm những điều sai trái, càng dễ thất bại. Vì vậy, đừng bao giờ có cái suy nghĩ bất chấp mọi thứ để giàu. Nếu cứ nhất định muốn ăn một bữa thôi là béo lên được ngay thì ắt sẽ sinh bệnh. Bạn càng hấp tấp muốn có được thành tựu thì càng khó đạt được nó, thậm chí phải trả một cái giá vô cùng đắt.

Co-nhan-day-tai-khong-hoan-nghenh-nguoi-voi-vang-phuc-khong-ua-ke-khong-trung-thuc-3

Tích lũy của cải là một quá trình lâu dài. Trong quá trình này, thứ bạn tích lũy không đơn thuần là tiền bạc mà còn là năng lực, trí tuệ kiếm tiền. Đây mới là thứ cốt lỗi giúp chúng ta kiếm được nhiều tiền hơn trong tương lai. Ngược lại, dù bạn giàu có chỉ sau một đêm, nhưng nếu không có tài cán, không có năng lực quản lý thì sớm muộn số tiền ấy cũng không cánh mà bay.

Không chỉ là tiền bạc, mà lời cổ nhân dạy “Tài không hoan nghênh người vội vàng” còn nhắc nhở chúng ta dù trong bất cứ chuyện gì cũng đều không được hấp tấp vội vàng. Phải nỗ lực từng bước một, kiên trì thực hiện sẽ có được thành công vững chắc. Cơm cứ ăn từng miếng một, ăn chậm nhai kỹ, bởi ăn nhanh quá dễ bị nghẹn. Tiền cũng vậy, tích tiểu thành đại!

Người xưa nói: “Dục tốc bất đạt”, đạo lý này chắc nhiều người đã nghe qua. Nhưng số người chịu kiên nhẫn chờ đợi lại chẳng bao nhiêu người. Bởi lẽ, dù bỏ ra rất nhiều nhưng nhận lại chưa chắc đã được bao nhiêu. Vì vậy mà nảy sinh tâm lý lo lắng, chán nản. Thực ra, khi bạn mơ hồ, khó khăn nhất, có lẽ thứ bạn cần chỉ là một chút nỗ lực nữa thôi. Chỉ một chút ấy là bạn có thể thành công rồi!

Quảng cáo

Cổ nhân dạy: Phúc không ưa kẻ không trung thực

Rất nhiều người khi làm ăn kinh doanh đều ôm trong mình tâm lý “không kiếm tiền ngoài thì làm sao giàu lên nổi”. Cứ như vậy, họ nghĩ đủ mọi cách để kiếm được tiền, đi một vài “đường tắt”, thậm chí làm cả những việc trái với đạo đức, pháp luật. Để rồi, cuối cùng lại quay về với “trắng tay”.

Vậy nên cổ nhân dạy “Phúc không ưa kẻ không trung thực”. Khi làm ăn kinh doanh hãy luôn khắc ghi lấy cái tâm, cái nhiệt huyết ban đầu của mình. Đừng mải mê chạy theo danh lợi mà bán đứng lương tâm của mình. Đã là người quân tử, kiếm tiền phải đường đường chính chính, quang minh lỗi lạc. Nếu chỉ biết dựa vào sự lấp liếm, giả dối để kiếm tiền thì dù cầm được nhiều tiền khi tiêu cũng sẽ bỏng tay. Hơn nữa, trên thế gian này làm gì có cái được gọi là “đường tắt”. Nếu có, thì cũng chỉ là từng bước một kiên trì tới cùng mà thôi.

Co-nhan-day-tai-khong-hoan-nghenh-nguoi-voi-vang-phuc-khong-ua-ke-khong-trung-thuc-4

Thế giới chúng ta đang sống, con người phải đối mặt với rất nhiều áp lực, cơm áo gạo tiền, nhà cửa, kết hôn sinh con,… Tất cả đều đang thúc giục khiến chúng ta rơi vào lo lắng, sốt ruột, muốn nhanh chóng thành công. Vì vậy, càng là những lúc như này, bạn càng cần giữ một cái đầu tỉnh táo.

Xuân gieo, hạt nảy mầm, thu thu hoạch, đông cất giữ, đây là một quá trình hoàn chỉnh, càng là những thứ tốt, càng cần quá trình chăm sóc và chờ đợi thật kỹ lưỡng. Bất kể là muốn dùng cách gì để đơn giản hóa quá trình này, ban đầu trông thì có vẻ nhanh hơn một chút, nhưng cuối cùng chỉ là “dục tốc bất đạt”. Là người khôn ngoan cần phải biết “hậu đức” thì mới “tải vật”. Rất nhiều người trông thì có vẻ rất hoành tráng, nhưng thực ra, tới cuối cùng cũng chỉ là “một phút le lói” ở đời mà thôi!

Xem thêm: Bậc trí nhân có “3 độ” nhất định phải duy trì: Nhiệt độ, khí độ, phong độ

[ad_2]