[ad_1]

Cổ nhân dạy “ngựa xem tứ vó, người xem tứ tướng”, đây đúng là tinh hoa nhân tướng học mà mọi người cần biết để thấu hiểu nhân sinh.

Thuật xem tướng rất được coi trọng trong thời đại xưa, những bậc tiền nhân thường dựa vào kinh nghiệm đúc kết từ bản thân để đoán được người khác. Và đa số mọi người đều tin rằng họ có thể nhận biết được con người, tâm tính, bản chất của người khác thông qua hình thể, ngũ quan và khí thế của người đó.

Đúc kết từ những kinh nghiệm xem tướng này, cổ nhân dạy “ngựa xem tứ vó, người xem tứ tướng”. Câu nói này hàm  chứa đạo lý gì?

Cổ nhân dạy “Ngựa xem tứ vó”

Người bình thường chỉ chú ý đến vẻ bề ngoài của con ngựa, ví dụ như con ngựa đó có cao lớn, có dũng mãnh hay không? Bộ lông có bóng bảy hay cơ bắp có phát triển không?

Tuy nhiên, với người có am hiểu về ngựa thì họ thường nhìn vào “tứ vó”. Thực chất, tứ vó ở đây không phải là bốn móng ngựa mà là chỉ bốn bộ vị trên vó ngựa.

Co-nhan-day-Ngua-xem-tu-vo-nguoi-xem-tu-tuong-3

Bốn bộ vị đó là đề duyên, đề quan, đề bích và đề để giá (gồm mép móng, đỉnh móng, thành móng và đáy móng). Xem vó ngựa thì chỉ cần nhìn vào bốn đặc điểm này là có thể biết được đó có phải là ngựa tốt hay không. Nếu như bốn vó đều tốt thì con ngựa ấy thường được gọi là “thiên lý mã”.

Qua đó, cổ nhân cũng ngụ ý rằng, đừng chỉ nhìn vào những vẻ bề ngoài của người khác để đánh giá toàn bộ. Thay đó, nên suy xét thật kỹ từng chi tiết, để tránh bị vẻ bề ngoài hào nhoáng đánh lừa, dẫn đến thất bại không đáng có.

Cổ nhân dạy “Người xem tứ tướng”

Cách nhìn người và nhìn ngựa suy cho cùng cũng khá giống nhau. Người xưa có câu “Tướng tự tâm sanh, tướng tùy tâm diệt”. Có thể nói, cổ nhân rất thạo cách nhìn người, thông qua tướng mạo là có thể nhìn thấu tâm can của một người.

Vậy với câu cổ nhân dạy, “Người xem tứ tướng” thì “tứ tưởng” ở đây là gì? Đó là, nhìn người thì nên nhìn qua 4 phương diện, gồm:

Co-nhan-day-Ngua-xem-tu-vo-nguoi-xem-tu-tuong-2

Tướng mạo

Quảng cáo

Khi nhắc đến tướng mạo người ta sẽ nghĩ ngay đến ngũ quan, tứ là 5 giác quan trên cơ thể người. Dù là gian trá, xảo nguyệt hay là bậc quân tử, tất cả đều được thể hiện trên mặt của mỗi người.

Vì vậy, nhìn vào tướng mạo chúng ta có thể phán đoán được một phần tính cách của người nào đó.

Da thịt

Da thịt ở đây chính là làn da, màu da. Với những người có làn da hồng hào, ngoài đời hay cười thì thường là người có gia cảnh sung túc, hôn nhân, gia đình hạnh phúc.

Ngược lại, nếu da của một người thô ráp, xỉn màu hoặc mắc mặt vàng vọt, da mỏng, nhăn nheo thì họ thường là người có gia cảnh nghèo khó.

Ngoài ra, xương và thịt trong cơ thể có mối quan hệ với nhau, nếu xương khỏe mạnh thì khí huyết tốt, xương yếu thì khí huyết suy kiệt. Mà xương thì dẻo dai phải có sự nâng đỡ của máu thịt.

Cố xương

Cổ nhân dạy, khi quan sát một người thì “tướng xương” cũng đặc biệt quan trọng. Nhưng so với những đặc điểm trên khuôn mặt thì xương không dễ xác định.

Nếu một người có xương lõm xuống, khô héo thì thường là người cô đơn, nghèo khó, cuộc lắm những thăng trầm. Còn một người nếu hình dạng xương tròn, nhô ra thì thường là người có năng lực vượt trội.

Tướng khí

Khí ở đây không để chỉ tinh thần của một người mà còn chỉ đến sắc mặc của người đó. Ví như, một người có nước da đẹp, sắc mặt tươi tắn thì tạo cho người khác ấn tượng tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết. Còn gương mặt xỉn màu, làn da khô héo thì sẽ mang đến cho người đối diện cảm giác u buồn.

Hiện nay khá ít người trong xã hội hiện tại tin vào những thuật xem tướng này. Tuy nhiên, nhân tướng học là những kiến thức, kinh nghiệm từ ngàn đời nay được cổ nhân truyền lại, không ít thì nhiều nó vẫn có phần đúng nên rất đáng để chúng ta suy nghĩ.

Xem thêm: Cổ nhân răn dạy: “Trong nhà đặt 3 món, đuổi tài đuổi tiền đuổi lộc”, đó là những món gì?

[ad_2]