[ad_1]

“Bậc thánh nhân không trị bệnh đã phát mà trị bệnh chưa phát, không trị đã loạn mà trị chưa loạn” – Đây là đoạn ghi chép nổi tiếng trong cuốn “Hoàng đế nội kinh” nổi tiếng bậc nhất thời cổ đại do Hoàng đế Tu Đạo để lại.

Bậc thánh nhân trị bệnh lúc chưa sinh

Cổ nhân có ghi “Thượng công trị vị bệnh, trung công trị dĩ bệnh”, nghĩa là thầy thuốc cao minh sẽ trị bệnh chưa sinh, còn thầy thuốc bình thường thì điều trị cho những người đã mắc bệnh.

“Trị bệnh chưa sinh” ở đây mang nhiều tầng nghĩa khác nhau. Đầu tiên là hiểu rõ xu hướng phát triển của bệnh, sau đó là phòng ngừa trước khi bệnh xuất hiện và cuối cùng là ngăn chặn bệnh khởi phát.

Trong Đông y có đàm luận như sau: Thầy thuốc chẩn đoán bệnh gan, cần đoán được bệnh gan sẽ truyền sang lá lách. Do vậy, trong lúc trị bệnh gan thì đồng thời phải bổ tỳ, để lá lách chống lại sự xâm nhập của khí xấu tại gan. Đây gọi là “trị bệnh chưa sinh” mà bậc thánh nhân nhắc đến.

Bac-thanh-nhan-khong-tri-da-phat-ma-tri-benh-chua-phat-1

Còn một người thầy thuốc bình thường có thể phát hiện ra bệnh gan, nhưng nếu không hiểu rõ nguyên lý, chỉ chú trọng chữa gan mà không bổ túc cho lá lách, khi bệnh lan ra lại tiếp tục trị nên gọi là “trị bệnh đã rồi”.

Trong “Sử ký: Biển Thước thương công liệt truyện” có ghi chép về Biển Thước như sau:

Biển Thước sang Tề, Tề Hoàn Công coi ông như khách. Biển Thước vào triều kiến, nói: “Ngài có bệnh ở da, nếu không chữa bệnh sẽ càng trầm trọng”.

Hoàn hầu nghe vậy liền nói: “Quả nhân không có bệnh”

Biển Thước đi khỏi, Tề Hoàn Công bảo với Tả hữu rằng: “Thầy thuốc hám lợi, định lấy người không bệnh ra chữa để kể công”.

Năm ngày sau, Biển Thước lại vào yết kiến, ông tiếp tục tâu: “Ngài có bệnh ở mạch máu, không chữa e bệnh sẽ càng thêm nặng”.

Lúc này Tề Hoàn Công quả quyết nói: “Quả nhân không có bệnh”.

Quảng cáo

Biển Thước nghe vậy quay bước ra về.

Năm ngày sau nữa, Biển Thước lại vào gặp, vừa thấy Hoàn hầu liền bỏ đi. Tề Hoàn Công sai người hỏi nguyên do, Biển Thước nói: “Bệnh ở da, dùng thuốc chườm còn kịp, bệnh vào đến mạch máu dùng kim châm cũng còn kịp,…nhưng nay bệnh đã vào xương tủy, thần không xin được chữa nữa”.

Năm ngày tiếp theo, Tề Hoàn Công thật sự đổ bệnh, không lâu sau đó thì qua đời.

Câu chuyện này là minh chứng sống động nhất cho việc “trị bệnh chưa sinh” mà bậc thánh nhân đề cập đến.

Ngay cả khi không bị bệnh cũng phải chú ý bảo trì thân thể

Ngoài ra, “Trị bệnh chưa sinh” còn mang một hàm ý nữa đó là nhắc nhở người ta chú trọng thân thể, không được phóng túng bản thân. Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, điều này lại càng cần chú ý. Bởi lúc còn trẻ, còn khỏe người ta thường có xu hướng phóng túng theo sở thích của bản thân, không tập thể dục, không biết tiết chế, thức khuya, uống rượu, làm việc quá sức, ăn uống quá độ, sinh hoạt thất thường,… Và khi ai đó nói với họ phải chăm sóc cơ thể thật tốt, họ sẽ nghĩ “Không ốm đau thì dưỡng sinh để làm gì?”.

Bac-thanh-nhan-khong-tri-da-phat-ma-tri-benh-chua-phat-2

Nhưng họ không biết rằng, mục tiêu lớn nhất của việc dưỡng sinh cơ bản là làm cho người ta “không dễ mắc bệnh”. Để đến khi mắc bệnh mới nói đến việc dưỡng sinh thì đã quá muộn rồi. Nhưng dẫu muộn thì biết dưỡng sinh vẫn tốt hơn là không biết.

Chỉ cần bạn chăm chỉ thực hiện các công đoạn dưỡng sinh mỗi ngày, có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh khác nhau, đặc biệt có thể trì hoãn sự lão hóa của cơ thể con người một cách hiệu quả. Điều này đã được các danh y thực hiện từ hàng ngàn năm nay và chưa bao giờ không đạt được hiệu quả như ý.

Một số phương pháp dưỡng sinh bạn có thể thực hiện hằng ngày để tăng cường sức khỏe: Chải tóc bằng lược gỗ hoặc bằng các ngón tay, đi bộ, ngâm chân, ăn uống canh trước bữa ăn, chạy bộ chậm, ăn chậm nhai kỹ, thường xuyên mỉm cười,…

Xem thêm: “Tứ diệt vong”: 4 thứ cổ nhân dặn không cho mượn để tránh họa sát thân

[ad_2]