[ad_1]
Tuy nhiên đến nay, đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 và Chương trình phát triển đô thị TP.HCM đến năm 2030 vẫn chưa được phê duyệt, dẫn đến khó khăn trong việc định hướng và xây dựng chỉ tiêu phát triển nhà ở tại từng khu vực.
Một góc khu vực trung tâm hiện hữu TP.HCM.
Chỉnh trang, phát triển đô thị
Cuối năm 2021, UBND TP.HCM đã phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2025 và năm 2021, 2022. Theo đó, Thành phố tiếp tục di dời nhà ở trên và ven kênh rạch, tổ chức lại cuộc sống người dân tốt hơn; xây dựng mới, thay thế chung cư bị hư hỏng xuống cấp; nâng cấp các khu dân cư hiện hữu, góp phần chỉnh trang và phát triển đô thị; tiếp tục xây dựng, phát triển các khu đô thị mới, các khu dân cư đồng bộ, văn minh, hiện đại; nhất là xây dựng các dự án NƠXH cho thuê và nhà ở thương mại giá thấp giải quyết nhu cầu nhà ở cho công nhân lao động đang sống trong các khu nhà trọ, các đối tượng đang sống trên và ven kênh rạch hoặc các khu nhà ở chưa đảm bảo về điều kiện sinh hoạt và phòng chống dịch.
Theo kế hoạch này, TP.HCM chia 4 khu vực phát triển gồm: Khu trung tâm (quận 1 và 3), khu vực nội thành hiện hữu ( gồm 11 quận: 4, 5, 6, 8, 10,11, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú), khu nội thành phát triển (TP Thủ Đức và quận 7, 12, Bình Tân) và khu vực ngoại thành (gồm 5 huyện: Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi, Cần Giờ).
Các khu vực phát triển nhà ở riêng lẻ theo quy hoạch và thiết kế đô thị để đáp ứng nhu cầu về nhà ở, đồng thời xây mới hoặc cải tạo chỉnh trang đô thị đối với chung cư bị hư hỏng, xuống cấp cần đảm bảo hạ tầng kỹ thuật tương ứmg. Riêng khu vực ngoại thành phát triển nhà ở riêng lẻ theo quy hoạch để đáp ứng nhu cầu nhà ở; đồng thời, khuyến khích phát triển nhà ở theo dự án tại các thị trấn, khu dân cư nông thôn,nơi đã có hạ tầng kỹ thuật kết nối đồng bộ với những tuyến giao thông chính.
Phát triển NƠXH được quan tâm; khu vực nội thành hiện hữu có 2 dự án với 370 căn, khu nội thành phát triển có 10 dự án với trên 8 nghìn căn và khu vực ngoại thành kêu gọi phát triển 8 dự án với gần 9.600 căn.
Chỉ tiêu của kế hoạch này là tăng thêm 50 triệu m2 sàn, phấn đấu đến năm 2025 diện tích nhà ở bình quân đầu người tối thiểu là 23,5 m2/người, trong đó ở khu vực trung tâm hiện hữu là 25,6 m2/người, khu vực nội thành hiện hữu là 22,5 m2/người, khu vực nội thành là 23,9 m2/người và khu vực ngoại thành là 24,2 m2/người. Tổng diện tích đất cần cho phát triển nhà ở thương mại là trên 800 ha và NƠXH là 173 ha.
Theo Sở Xây dựng TP.HCM, đến cuối năm 2021, Thành phố phát triển thêm được 4 triệu m2 nhà ở, nâng diện tích nhà ở bình quân đầu người gần 21 m2/người. Năm 2022 phấn đấu tăng thêm 6,6 triệu m2 sàn nhà ở và nâng diện tích nhà ở bình quân đầu người tối thiểu là 21,2 m2/người. Trong đó ở khu vực trung tâm hiện hữu là 20,8 m2/người, khu vực nội thành hiện hữu là 20,9 m2/người, khu vực nội thành phát triển là 21,1 m2/người và khu vực ngoại thành là 21,9 m2/người.
Giải pháp nào để phát triển nhà ở bền vững?
Ông Trần Hoàng Quân – Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết: Theo kế hoạch phát triển nhà ở được duyệt thì đến năm 2025, thành phố dự kiến phát triển thêm gần 484 nghìn căn nhà ở, tương ứng khoảng 50,6 triệu m2 sàn. Để hoàn thành mục tiêu này, Sở Xây dựng đang rà soát các dự án, quỹ đất và cùng các Sở, ngành tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án phát triển nhà ở, đặc biệt là các dự án NƠXH, nhà ở cho công nhân thuê để khẩn trương đưa dự án vào khởi công xây dựng, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân trên địa bàn. Năm 2022, Sở Xây dựng tập trung rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục đầu tư của 18 dự án, trong đó có 10 dự án NƠXH và 2 dự án nhà lưu trú công nhân.
Sở Xây dựng tham mưu cho UBND Thành phố về phương hướng giải quyết vướng mắc liên quan việc xác định nghĩa vụ tài chính phát sinh (nếu có) từ việc Thành phố không mua lại quỹ nhà ở, đất ở có mục tiêu tái định cư tại các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn. Phối hợp với các sở, ngành liên quan hỗ trợ, đôn đốc, hướng dẫn UBND các quận thực hiện di dời, tháo dỡ, đầu tư xây dựng mới thay thế các chung cư cũ cấp D. Rà soát quỹ đất 20% diện tích đất ở dành để xây dựng NƠXH tại các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới; hướng dẫn các quận huyện tháo gỡ khó khăn bất cập trong phát triển nhà ở.
Khu vực trung tâm phát triển còn dư địa nhiều để phát triển nhà ở
Ông Vũ Chí Kiên – Phó chủ tịch UBND quận Bình Tân cho biết, quận Bình Tân có tốc độ đô thị hóa nhanh, đến nay, tổng diện tích nhà ở xây dựng được gần 30 triệu m2 sàn, diện tích nhà ở bình quân đạt 37,11 m2/người. Tuy nhiên do phát triển nhanh dẫn đến việc dự báo và định hướng trong quy hoạch trước đây bị lạc hậu, bất cập.
Để đạt hiệu quả trong phát triển nhà ở trong thời gian tới, theo ông Kiên nhấn mạnh: Cần phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong tuyên truyền, vận động Nhân dân, DN thực hiện phát triển nhà ở cho người dân trên địa bàn quận Bình Tân giai đoạn 2021 – 2030; trong đó cần tập trung tăng cường lãnh đạo phát triển và quản lý NƠXH, nhà ở cho công nhân, người lao động; rà soát, cập nhật, hoàn thiện các đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000, chi tiết 1/500, thiết kế đô thị, làm cơ sở cho việc công khai thông tin các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc được nhanh chóng, thuận lợi.
Đồng thời, đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc cấp phép xây dựng nhà ở; đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng theo phân cấp và đảm bảo theo quy hoạch được duyệt, nhằm tạo điều kiện thuận lợi kêu gọi DN đầu tư phát triển nhà ở trên địa bàn..
Nguồn: https://cafeland.vn/tin-tuc/tphcm-no-luc-phat-trien-nha-o-109179.html
[ad_2]