[ad_1]

Thị trường chứng quyền 29/03/2022: Chứng quyền ngân hàng và bất động sản chịu sức ép lớn

Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/03/2022, toàn thị trường có 74 mã giảm, 12 mã tăng và 5 mã đứng giá. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng hơn 2.2 triệu đơn vị.

I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG QUYỀN

Sắc đỏ tiếp tục bao trùm thị trường chứng quyền trong phiên giao dịch ngày 28/03/2022 với 74 mã giảm, 12 mã tăng và 5 mã đứng giá.

Diễn biến kém lạc quan từ thị trường cơ sở tiếp tục khiến cho nhiều chứng quyền như STB, TCB, VRE, VHM, VPB, VNM… nối dài đà giảm. Trong đó, CTCB2111 mất 64.29%, CVIC2107 giảm 46.15%, CMSN2108, CVNM2114, CVNM2113, CVNM2111 giảm từ 22%-30%, các mã CHPG2116, CSTB2201, CVRE2113, CACB2102… giảm hơn 10%.

Ngược lại, dòng tiền đang đổ vào các chứng quyền FPT và MWG nhờ doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh tích cực sau 2 tháng đầu năm. Trong đó, CMWG2111 tăng mạnh 33.93%, CFPT2109 tăng 20.83%, CFPT2111 tăng 17.19%, CMWG2113 tăng 12.9%…

Khối lượng giao dịch của thị trường trong phiên 28/03/2022 đạt 31.23 triệu đơn vị, tăng 31.23%. Giá trị giao dịch đạt 35.6 tỷ đồng, tăng 30.15% so với phiên ngày 25/03/2022. Trong đó, CHPG2203 là mã chứng quyền dẫn đầu thị trường về khối lượng, CHPG2114 là mã dẫn đầu về giá trị giao dịch.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng trong phiên 28/03/2022 với tổng mức bán ròng hơn 2.2 triệu đơn vị. Trong đó, CSTB2201 và CHPG2202 là hai mã chứng quyền bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất.

Nhìn chung, thị trường chứng quyền vẫn đang chịu sức ép lớn từ thị trường cơ sở, các mã chứng quyền ngân hàng và bất động sản vẫn chưa có tín hiệu tích cực, do đó nhà đầu tư nên tránh tham gia vào nhóm chứng quyền này. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể xem xét các chứng quyền có thông tin cơ bản tốt như PNJ, FPT, MWG…

Nguồn: VietstockFinance

II. ĐỊNH GIÁ CÁC CHỨNG QUYỀN

Dựa trên phương pháp định giá phù hợp với thời điểm khởi đầu là ngày 29/03/2022, mức giá hợp lý của các chứng quyền đang được giao dịch trên thị trường được thể hiện như sau:

Nguồn: VietstockFinance

Lưu ý: Chi phí cơ hội trong mô hình định giá được điều chỉnh để phù hợp với thị trường Việt Nam. Cụ thể, lãi suất tín phiếu phi rủi ro (tín phiếu Chính phủ) sẽ được thay thế bằng lãi suất tiền gửi trung bình của các ngân hàng lớn với sự hiệu chỉnh kỳ hạn phù hợp với từng loại chứng quyền.

Theo định giá trên, CMWG2113 và CPDR2201 hiện là hai mã chứng quyền có mức định giá hấp dẫn nhất.

Những mã chứng quyền có effective gearing càng cao thì biến động tăng/giảm theo chứng khoán cơ sở thường sẽ càng lớn. Hiện CFPT2109 và CMWG2113 là hai mã chứng quyền có tỷ lệ effective gearing cao nhất thị trường ở mức lần lượt là 13.79 và 13.49 lần.

Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock

Nguồn: https://vietstock.vn/2022/03/thi-truong-chung-quyen-29032022-chung-quyen-ngan-hang-va-bat-dong-san-chiu-suc-ep-lon-1636-945753.htm

[ad_2]