Công ty cổ phần Địa Tín phân phối độc quyền dự án: Khu đô thị Từ Sơn Garden City
[ad_1]

CafeLand – Nhiều địa phương hỏa tốc rà soát, tạm dừng biến động tài sản liên quan đến các cá nhân ở Tập đoàn FLC; Tỉnh thành nào đang siết phân lô bán nền; ​​​​​​​Đất quê “ngáo giá”, nhà đầu tư “lắc đầu”; Doanh nghiệp địa ốc kỳ vọng lãi lớn sau hai năm “toát mồ hôi” vì dịch bệnh… là những thông tin nóng trong tuần qua.

Hình minh họa

Bà Rịa – Vũng Tàu: Xử lý việc phân lô tách thửa, làm đường giao thông trên đất nông nghiệp, kể cả trường hợp cán bộ sai phạm

Khẩn trương đánh giá tình hình thực hiện Quyết định số 15/2021/QĐ- UBND ngày 20/9/2021 theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Thông báo số 137/TB- UBND; làm rõ các phản ảnh liên quan đến điều kiện để được tách thửa, và các tồn tại hiện nay (nếu có), tham mưu UBND tỉnh gửi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy để thông tin, tuyên truyền cho người dân được biết, thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Thời hạn hoàn thành trước ngày 20/4/2022.

Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác, sử dụng đất sau khi thực hiện thủ tục tách thửa đất, nhằm hạn chế sử dụng đất không đúng mục đích và xây dựng trái pháp luật. Thường xuyên theo dõi, chủ động phát hiện, ngăn chặn, phòng ngừa, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, kể cả trường hợp cán bộ, công chức, viên chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tiếp tay, bao che cho các hành vi vi phạm.

Nhiều địa phương hỏa tốc rà soát, tạm dừng biến động tài sản liên quan đến các cá nhân ở Tập đoàn FLC

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa giao Sở Tư pháp chỉ đạo các Văn phòng công chứng, đơn vị liên quan rà soát, kiểm tra và dừng thực hiện các hồ sơ đăng kí biến động (giao dịch chuyển nhượng, mua, bán, cho, tặng, cầm cố, thế chấp,…) đối với tài sản (bất động sản, cổ phần/vốn góp, cổ phiếu,…) của các cá nhân có tên tại Công văn số 977/VPCQCSĐT ngày 05/4/2022 nêu trên.

Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan rà soát, cung cấp thông tin, tài liệu cho Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an theo yêu cầu và đảm bảo thời gian; báo cáo UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo. Bên cạnh Quảng Nam, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã có chỉ đạo liên quan đến vấn đề này.

Đất quê “ngáo giá”, nhà đầu tư “lắc đầu”

Không ít nhà đầu tư ở Hà Nội cho rằng, giá đất tại vùng ven và nông thôn đang quá cao so với mặt bằng chung, chưa tương xứng với hạ tầng tại khu vực. Trong mấy năm gần đây, nhiều vùng nông thôn được triển khai nâng cấp, xây dựng hạ tầng mạnh mẽ. Theo đó, giá đất tại vùng quê cũng tăng đáng kể, tạo ra lợi thế cho các chủ đất rao bán với mức giá cao chót vót. Do đó, nhiều nhà đầu tư phải “quay xe” vì cho rằng, giá đất quá cao chưa phù hợp với hạ tầng. Thậm chí, ở khu vực đó trong nhiều năm nay hạ tầng không có gì thay đổi thì giá đất vẫn tự tăng đến gấp 4 lần.

Anh Nguyễn Thành Vinh – nhà đầu tư tại Hà Nội cho biết, gia đình anh có khoảng 1 tỷ đồng tiền tiết kiệm, anh dự tính sẽ xuống tiền mua một mảnh đất đầu tư, cũng là nơi trú ẩn cho dòng vốn trước thời điểm lạm phát có thể tăng cao.

Nguồn cung căn hộ TP.HCM thấp nhất 9 năm

Quý 1/2022 thị trường ghi nhận duy nhất một dự án hiện hữu mở bán giai đoạn tiếp theo với 884 sản phẩm tại quận Bình Tân, tương ứng nguồn cung mới theo quý thấp nhất kể từ năm 2013.

Hiện phân khúc cao cấp vẫn tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu thị trường kể từ năm 2020 khi trên 50% nguồn cung mới rơi vào phân khúc này. Phân khúc từ cao cấp trở lên mở rộng địa bàn hoạt động khiến căn hộ trung cấp và bình dân dần vắng bóng tại thị trường TP.HCM. Điều này buộc người mua nhà phải chấp nhận mức giá cao hơn hoặc chuyển hướng tìm kiếm sang các địa phương lân cận như Bình Dương, Đồng Nai và xa hơn.

Tỉnh thành nào đang siết phân lô bán nền?

Nhằm ngăn chặn những biến tướng, lách luật, nhập nhằng giữa phân lô bán nền và tách thửa khiến giá đất tăng nóng làm náo loạn thị trường, nhiều tỉnh thành đã ban hành các văn bản với những quy định cụ thể về điều kiện phân lô bán nền. Có nhiều trường hợp tự ý mở đường giao thông, phân chia đất nông nghiệp thành nhiều thửa đất nhỏ rồi quảng cáo thành các dự án khu dân cư, rao bán rầm rộ trên các trang mạng xã hội.

Theo nhiều chuyên gia, việc phân lô bán nền đang tạo ra hiện tượng găm giữ đất đai, tìm cách “thổi giá”, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản, gây lãng phí tài nguyên và không tạo ra động lực phát triển mà chỉ gây rối cho phát triển kinh tế địa phương. Nếu không được ngăn chặn kịp thời, việc tách thửa đất nông nghiệp số lượng lớn sẽ dẫn đến phá vỡ quy hoạch chung của địa phương, ảnh hưởng đến việc thực hiện các đồ án quy hoạch sau này cũng như việc thu hút doanh nghiệp lớn về đầu tư.

Lãng phí đất “vàng” ở Ðồng Nai

Ở TP Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai có khu đất doanh nghiệp xin làm khu nhà ở nhưng để trống, có khu đất thuê xong rồi sử dụng vào mục đích khác… gây lãng phí, thất thu khiến dư luận bức xúc. Người dân sinh sống gần các địa chỉ đất “vàng” ở TP Biên Hòa mà Chủ tịch UBND tỉnh Ðồng Nai vừa yêu cầu kiểm tra, khi được hỏi đều tỏ ra bức xúc bởi nơi thì bỏ hoang, nơi thì sử dụng sai mục đích suốt nhiều năm nhưng chưa được chấn chỉnh.

Ðứng đầu trong danh sách 10 địa chỉ đất vừa bị yêu cầu kiểm tra là khu đất mặt tiền Quốc lộ 1 (thuộc phường Tân Hòa, TP Biên Hòa). Ðây là khu đất mà trước đó Công ty CP Việt Bo Việt đề nghị thực hiện dự án khu dân cư. Thế nhưng từ khi được giao đất đến nay đã bị bỏ trống.

Doanh nghiệp địa ốc kỳ vọng lãi lớn sau hai năm “toát mồ hôi” vì dịch bệnh

Bắt đầu mùa đại hội cổ đông thường niên năm 2022, nhiều doanh nghiệp bất động sản lần lượt công bố kế hoạch doanh thu, lợi nhuận trong năm nay. Đáng chú ý, có không ít doanh nghiệp đặt kế hoạch lãi lớn dù đã trải qua hai năm khó khăn vì dịch bệnh.

Novaland đặt mục tiêu doanh thu năm nay hơn 35.970 tỉ đồng, tăng 21.000 tỉ đồng so với năm 2021. Nguồn thu năm 2022 dự kiến đến từ việc bàn giao 22 dự án tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu. Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt cũng trình cổ đông kế hoạch năm 2022 với doanh thu tăng gấp gần 3 lần và lợi nhuận trước thuế tăng hơn 55% so với cùng kỳ 2021.

Nguồn: https://cafeland.vn/tin-tuc/nong-trong-tuan-nhieu-dia-phuong-manh-tay-siet-phan-lo-chan-sot-dat-108678.html

[ad_2]