[ad_1]

Mời quý độc giả đón đọc Kinh tế Việt Nam bộ mới số 8 phát hành ngày 21-02-2022 với nhiều chuyên mục hấp dẫn…

Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 12-2022Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 12-2022

Kể từ ngày 15/3/2022 du lịch Việt Nam mở cửa trở lại trong điều kiện bình thường mới. Theo đó, mở lại toàn bộ hoạt động du lịch cả đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không và tại tất cả các cửa khẩu.

Đồng thời, khôi phục lại toàn bộ chính sách visa theo tinh thần Nghị quyết 32/NQ-CP về việc miễn thị thực cho công dân của 13 quốc gia nhập cảnh Việt Nam không phân biệt hộ chiếu, mục đích nhập cảnh từ ngày 15/3, gồm công dân các nước: Đức, Pháp, Italy, Tây Ban Nha, Anh, Liên bang Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan và Belarus.

Đây là một trong những chính sách thích ứng kịp thời của Chính phủ nhằm phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ ngành du lịch Việt Nam, tạo đà thuận lợi cho lộ trình mở cửa du lịch quốc tế trong thời gian tới. Song song với đó là thống nhất về nội dung liên quan đến các quy định đối với khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa.

Để chuẩn bị cho thời khắc quan trọng đó, ngành du lịch Việt Nam đã và đang nỗ lực triển khai cùng các địa phương, bộ ngành và đặc biệt là sự vào cuộc của các doanh nghiệp để nhanh chóng kết nối lại thị trường, chuẩn bị các điều kiện bước vào giai đoạn phục hồi mọi hoạt động kinh tế-xã hội trong đó có du lịch.

Trong số báo ra sáng mai, thứ Hai, 21/3/2022, Tạp chí Kinh tế Việt Nam sẽ dành trọn chuyên mục Tiêu điểm cho chủ đề “Du lịch chạy tiếp sức cho nền kinh tế” nhằm ghi lại những ý kiến, những góc nhìn và cả những kiến nghị cho việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết khi Việt Nam chính thức mở cửa quốc tế trong điều kiện bình thường mới.

Các bài viết bao gồm:

-Du lịch chạy tiếp sức cho nền kinh tế. Quyết định mở cửa cho du lịch quốc tế có ý nghĩa rất lớn, không chỉ đáp ứng mong chờ của toàn ngành du lịch Việt Nam, mà còn góp phần đẩy nhanh chương trình phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, tạo đà thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2022. (Nguyễn Quốc Uy).

– Nhộn nhịp đón khách ngoại: Hàng không vẫn ngổn ngang nỗi lo. Quyết định mở cửa đón khách quốc tế từ ngày 15/3 được kỳ vọng “nâng cánh” cho ngành hàng không trỗi dậy sau 2 năm “cửa đóng bầu trời”. Tuy nhiên, những quy định nhập cảnh khiến hành khách quốc tế còn e dè và đà leo thang của nhiên liệu bay khiến các hãng hàng không vẫn thấp thỏm nỗi lo. (Tuyết Nhi).

– Thời điểm “vàng” để mở cửa, doanh nghiệp du lịch đã sẵn sàng? Tại Tọa đàm “Mở cửa du lịch hậu Covid – Những vấn đề nóng cần giải quyết” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy tổ chức, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp bày tỏ sự phấn khởi trước quyết định mang tính bước ngoặt cho thị trường du lịch quốc tế sau 2 năm đóng cửa vì dịch bệnh.

 Mở cửa du dịch: Thông thoáng nhưng không chủ quan. Sau hơn hai năm “đóng băng” vì dịch bệnh, ngành du lịch đang dần hồi sinh trở lại. Hiện các địa phương có tiềm năng lớn về du lịch đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để đón khách du lịch, song theo các chuyên gia, dù mở cửa thông thoáng nhưng vẫn cần chuẩn bị các điều kiện để đảm bảo an toàn trong bối cảnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp… (Thu Hằng).

– “Rã đông” ngành du lịch Việt đang rất thuận. Ngày 15/3, Việt Nam chính thức mở cửa hoàn toàn thị trường du lịch. Đây được xem như dấu mốc quan trọng với ngành công nghiệp không khói của Việt Nam sau 2 năm bị “đóng băng” vì dịch Covid-19. Tuy nhiên, vẫn còn những băn khoăn rằng, đây đã phải thời điểm thích hợp để “rã đông”, doanh nghiệp sẽ thích ứng ra sao, hay tiền đâu để hồi phục…? Để trả lời cho những câu hỏi trên cùng mong muốn giúp du lịch Việt Nam sớm lấy lại phong độ, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy đã ghi lại ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp. (Đào Vũ).

Cùng các tin bài hấp dẫn khác:

– Kiềm chế giá xăng dầu, cách nào? Sau 6 lần điều chỉnh tăng liên tiếp kể từ đầu năm 2022 đến nay, giá xăng dầu đã ở mức cao kỷ lục, làm gia tăng áp lực về các vấn đề lạm phát, đời sống người dân. Để “hạ nhiệt” giá xăng dầu, giảm thuế, phí đã được tính đến, trong đó có việc giảm 50% thuế bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tình huống, còn về lâu dài, vẫn cần những giải pháp đồng bộ, hiệu quả hơn. (Mạnh Đức).

– Giá xăng dầu tăng kỷ lục: Cần thay đổi thói quen tiêu dùng. Trước bối cảnh giá xăng dầu tăng kỷ lục, nhiều người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn về những loại xe tiết kiệm nhiên liệu. Điều này đòi hỏi nhà sản xuất phải chạy đua cải tiến công nghệ, giảm mức tiêu thụ nhiên liệu và tiến dần đến kỷ nguyên xe điện… (Anh Tú).

-Từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Là bản quy hoạch vùng đầu tiên được duyệt theo Luật Quy hoạch, Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát triển vùng trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới. P/v ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (Anh Nhi thực hiện).

– Rủi ro kép “bóp nghẹt” thị trường bất động sản. Phát biểu tại tọa đàm “Bất động sản mùa Xuân” mới đây, nhiều chuyên gia nhận định: rủi ro kép trên thị trường bất động sản đang tăng lên, trên cả hai phương diện rủi ro về pháp lý và rủi ro về thị trường. (Phan Nam).

– Thẻ tín dụng nội địa đang chiếm dần thị trường Việt. Yêu cầu phát triển thẻ tín dụng nội địa nhằm cân bằng hệ sinh thái và khẳng định chủ quyền thanh toán đang trở nên rất bức thiết. Số liệu cập nhật từ Chi hội Thẻ (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) đã minh chứng rõ điều này khi doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế tăng trung bình 33%/năm trong từ 2018 đến 2020. Trong 6 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ này tăng 32% so với cùng kỳ, đạt 219.611 tỷ đồng. (Đào Hưng).

– Du lịch “hồi sinh”, cổ phiếu ngành nào sắp trở lại thời hoàng kim? Dù chưa thể lấy lại phong độ như thời hoàng kim nhưng việc mở hoàn toàn đón khách quốc tế từ ngày 15/3 vừa qua sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng doanh thu, cải thiện lợi nhuận hàng loạt doanh nghiệp thuộc 3 lĩnh vực: du lịch, lữ hành; lưu trú và vận tải du lịch vốn kiệt quệ suốt 2 năm dài vì đại dịch. (Trâm Anh).

– Dành gần 25.000 tỷ đồng vốn đầu tư công “vực dậy” đường thủy nội địa. 10 năm tới, vốn đầu tư công trung hạn lên tới 24.716 tỷ đồng để nâng cấp kết cấu hạ tầng, khai phá tiềm năng hệ thống đường thủy nội địa, đồng thời, 39 cụm cảng hành khách và 54 cụm cảng thủy hàng hóa cũng được kêu gọi đầu tư tư nhân, để “vực dậy” đường thủy nội địa sau nhiều năm “lãng quên”. (Ánh Tuyết).

– Xây dựng cảng Liên Chiểu: Chọn đối tác nào? Chỉ chiếm 5% sản lượng container của cả nước, trong tương lai, miền Trung rất cần có một cảng đầu mối, cảng mớn nước sâu làm động lực mang tính “đòn xeo” cho kinh tế vùng và khu vực phát triển. (Ngô Anh Văn).

– Kinh tế số, chuyển đổi số là động lực phát triển 5G. Công nghệ di động thế hệ thứ 5 (5G) không chỉ là một công nghệ để truyền dữ liệu tốc độ siêu cao mà còn là chìa khóa để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nhiều ngành, lĩnh vực, đặc biệt là nền tảng hạ tầng thúc đẩy phát triển kinh tế. Do vậy, kinh tế số, chuyển đổi số được đánh giá là động lực, “bệ đỡ” để phát triển 5G. (Thủy Diệu).

– Blockchain sẽ tăng trưởng đột biến. Công nghệ Blockchain đang mở ra những cơ hội tăng trưởng đột phá trong nền kinh tế số, thu hút nguồn đầu tư rất lớn. Dựa trên nền tảng công nghệ Blockchain, có những startup người Việt chỉ trong thời gian ngắn đã phát triển đột biến, đạt mức vốn hóa gần 9 tỷ USD. Đây là điều chưa từng có từ trước tới nay ở Việt Nam. P/v TS. Đặng Minh Tuấn, Chủ tịch Liên minh Blockchain Việt Nam (VBU). (Phan Anh thực hiện).

– Doanh nghiệp bán lẻ “gồng mình” bình ổn giá. Chưa có năm nào mà giá hàng hóa lại liên tục tăng trong quý 1. Theo thông lệ hàng năm, giai đoạn sau Tết, sức mua yếu, các doanh nghiệp thường giảm giá để kích cầu. Năm nay thì ngược lại. (Tuệ Mỹ).

– Doanh nghiệp nội chưa “bắt tay” được với các công ty đa quốc gia. Tỷ lệ nội địa hóa của công nghiệp xe máy tại Việt Nam là cao nhất, còn điện tử và ôtô thì thưa thớt. Trong khi, những sợi liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các công ty đa quốc gia dù rất nỗ lực nhưng vẫn còn nhiều đứt đoạn… (Vũ Khuê).

– Xung đột Nga – Ukraine leo thang: Nhiều doanh nghiệp Việt “dính đòn”. Có quá nhiều khó khăn với doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động đầu tư, giao thương, xuất nhập khẩu với Nga và Ukraine khi các lệnh trừng phạt gây gián đoạn và ngưng trệ hoạt động vận tải, thanh toán. Nếu không có những giải pháp chủ động và cấp bách, doanh nghiệp Việt thậm chí mới chính là “nạn nhân”, là “bên thua cuộc” giữa khủng hoảng địa chính trị này. (Kiều Linh – Thu Hằng).

– Cà phê Việt Nam hưởng lợi từ xung đột Nga–Ukraine? Theo dự báo, năm 2022 ngành cà phê sẽ có nhiều triển vọng để gia tăng xuất khẩu. Đáng chú ý cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã khiến giao thương giữa Nga và châu Âu (EU) bị ngưng trệ do các biện pháp trừng phạt kinh tế. Đây là cơ hội rất lớn để cà phê Việt Nam “chớp thời cơ” tăng tốc xuất khẩu vào thị trường EU và Mỹ. (Chu Khôi).

– Xuất khẩu vào Anh Cần giải pháp để tiếp đà tăng trưởng. Sau một năm thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA) cho thấy, tăng trưởng thương mại của Việt Nam có bước nhảy vọt dù dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Song, con đường chinh phục thị trường này phía trước rất cần sự nỗ lực của doanh nghiệp và Chính phủ. (Song Hà).

– Tăng giờ làm thêm: Lợi bất cập hại cho nguồn nhân lực. Chính phủ vừa có đề xuất nâng số giờ làm thêm trong một tháng của người lao động từ không quá 40 giờ lên không quá 72 giờ mỗi tháng và tổng số giờ làm thêm của người lao động không quá 300 giờ/năm mà không bị giới hạn nhóm ngành, nghề, công việc. Phỏng vấn TS. Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. (Thu Hằng).

– Fed chính thức bắt đầu cuộc chiến chống lạm phát. Bằng động thái nâng lãi suất lần đầu tiên sau hơn ba năm và dự kiến sẽ có tổng cộng 7 lần tăng trong cả năm nay, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã chính thức bước vào cuộc chiến chống lại sự leo thang không ngừng nghỉ của lạm phát. (An Huy).

[ad_2]