[ad_1]

Đất ruộng là đất gì? Cách tính diện tích đất ruộng

Đất ruộng là đất gì? Cách tính diện tích đất ruộng (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Đất ruộng là đất gì?

Mặc dù không có quy định đất ruộng, tuy nhiên có thể hiểu đất ruộng là tên thường gọi để chỉ đất được Nhà nước giao cho người dân sử dụng vào mục đích để trồng lúa hoặc trồng cây nông nghiệp hàng năm.

Cụ thể tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

– Đất trồng cây lâu năm;

– Đất rừng sản xuất;

– Đất rừng phòng hộ;

– Đất rừng đặc dụng;

– Đất nuôi trồng thủy sản;

– Đất làm muối;

– Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

Như vậy, đất ruộng thuộc nhóm đất nông nghiệp và là đất trồng cây hằng năm.

2. Cách tính diện tích đất ruộng

Dựa theo hình dáng của từng mảnh đất, ta có thể áp dụng được công thức tính diện tích đất ruộng như sau:

– Cách tính diện tích đất ruộng hình chữ nhật

Diện tích = Chiều dài x Chiều rộng.

Ví dụ: Thửa ruộng của bạn có hình chữ nhật, với chiều dài là 9m, chiều rộng 5m. Theo đó, diện tích thửa ruộng là 9 × 5 = 45m2.

– Cách tính diện tích đất ruộng hình vuông

Diện tích = Số đo cạnh x Số đo cạnh

Ví dụ: Thửa ruộng của bạn là hình vuông, với số đo các cạnh là 10m thì diện tích thửa ruộng tính như sau: 10 x 10 = 100m2.

– Cách tính diện tích đất ruộng hình tam giác

Diện tích = (Chiều dài x Chiều rộng)/2

Ví dụ: Thửa ruộng có hình tam giác, với chiều dài 20m, chiều rộng 4m. Theo đó, diện tích sẽ là: (20 x 4)/2 = 40m2

– Cách tính diện tích đất ruộng hình thang

Diện tích = [(Chiều dài + Chiều rộng): 2] x Chiều cao

Ví dụ: Thửa ruộng nhà bạn có chiều dài 24m, chiều rộng 6m, chiều cao 10m. Vậy, diện tích sẽ là: [(24+6): 2] x 10= 150m2.

– Cách tính diện tích đất ruộng bị méo

Nếu đất ruộng bị méo, không phải hình vuông, hình chữ nhật, hay hình tam giác,… thì tiến hành chia mảnh đất đó ra thành nhiều mảnh hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành hoặc hình tam giác. Sau đó áp dụng được cách tính diện tích đất ruộng chính xác nhất.

3. Các trường hợp đất ruộng được cấp sổ đỏ

Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

– Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các Điều 100, 101 và 102 Luật Đất đai 2013;

– Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

– Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;

– Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

– Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

– Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

– Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;

– Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

– Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;

– Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

(Điều 99 Luật Đất đai 2013)

4. Các trường hợp đất ruộng không được cấp sổ đỏ

Các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

– Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 Luật Đất đai 2013.

– Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

– Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

– Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.

– Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.

(Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)

 

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/bat-dong-san/56460/dat-ruong-la-dat-gi-cach-tinh-dien-tich-dat-ruong

[ad_2]