[ad_1]

Càn Long muốn mua đồ cho Công chúa, Hòa Thân nhanh trí làm một việc liền được làm thông gia với vua 9102

Hoàng đế Càn Long khi đã về già mới sinh thêm được một nàng công chúa, cho nên hết mực cưng chiều nàng, cũng vì thế mà đặc cách sủng ái cả mẹ của nàng là Đôn Phi.

Có một lần, công chúa muốn mua đồ, ý muốn xin vua cha tiền. Càn Long trước tình huống đó đã đủng đỉnh bảo con gái yêu rằng: “Không có tiền thì đi tìm cha chồng (mà xin).”

Thật không ngờ, nhờ câu nói này, Hòa Thân đứng đó nhanh trí đáp lại đúng 4 chữ, nhờ đó mà nhanh chóng trở thành thông gia với vua.

Càn Long 63 tuổi mới sinh Công chúa

Thập công chúa, hay theo sử sách chính là Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa, sinh ra như ý trời đã định. Nàng chào đời vào thời gian mừng vui và hạnh phúc nhất của một năm là tháng giêng.

Khi ấy, suốt 8 năm trời dài đằng đẵng, người trong Tử Cấm Thành chưa từng được nghe tiếng khóc của trẻ mới sinh. Chính vào lúc này, Thập công chúa chào đời và trở thành báu vật trong lòng Hoàng đế.

Càn Long muốn mua đồ cho Công chúa, Hòa Thân nhanh trí làm một việc liền được làm thông gia với vua 234
Thập công chúa càng lớn càng xinh đẹp đã trở thành báu vật trong lòng Hoàng đế

Chẳng những sinh ra vào tháng hoan hỉ nhất mà thập công chúa còn là cô con gái út được sinh ra khi Càn Long đã 63 tuổi. Việc này đủ khiến cho bất kỳ một người cha nào cũng vô cùng hạnh phúc.

Vì vậy, Thập công chúa được cưng chiều hết mức cũng là điều dễ hiểu. Cũng nhờ vậy mà mẫu thân của nàng là Đôn Tần đã lập tức được sắc phong làm phi để tỏ rõ sự coi trọng của Càn Long với công chúa, và bà chính là Thanh Cao Tông Đôn Phi trong lịch sử.

Bấy giờ Càn Long đã hơn 60 tuổi, cho nên ông vô cùng vui mừng vì sự ra đời của nàng công chúa này, Càn Long yêu quý cô con gái này đến mức thậm chí còn có ý định truyền ngôi báu lại cho nàng.

Vậy tại sao nàng Công chúa được vua hết mực yêu thương lại lấy Phong Thân Ân Đức – con trai của đại tham quan Hòa Thân?

Xuất thân cơ cực, Hòa Thân lúc đầu vốn là quan thanh liêm

Hòa Thân từ nhỏ mồ côi cha mẹ, được một người hầu trong nhà thu nhận, sống trong căn nhà nhỏ của cha, nhờ thế cho nên Hòa Thân cùng em trai mới không bị rơi vào cảnh đầu đường xó chợ.

Cuộc sống của Hòa Thân với em trai vô cùng cực khổ, cho nên Hòa Thân quyết tâm phải thi đỗ để có công danh, hy vọng cuộc sống sau này sẽ tốt đẹp hơn.

Cuộc sống phải nương tựa vào người khác đã khiến Hòa Thân buộc phải học cách nhìn mặt đoán ý mà làm vừa lòng người khác.

Càn Long muốn mua đồ cho Công chúa, Hòa Thân nhanh trí làm một việc liền được làm thông gia với vua (4) 898
Cuộc sống phụ thuộc người khác đã khiến Hòa Thân buộc phải học cách nhìn mặt đoán ý mà làm vừa lòng người…

Về sau, Hòa Thân đã thi đỗ rồi ra làm quan, nhậm chức Quản khố Đại thần (chức quan quản lý quốc khố). Bấy giờ, ông ta cũng có chí khí riêng mình, chăm chỉ cần cù quản lý việc phân bổ quốc khố, khiến quốc khố ngày một tăng lên. Nhờ thế nên Hòa Thân được vua Càn Long khen ngợi.

Từ đó về sau, Hòa Thân thường theo bên cạnh vua, lại cộng thêm việc bản thân biết cách nói lời dễ nghe nên được Càn Long ngày một yêu thích.

Ban đầu, Hòa Thân là một quan thanh liêm như những người khác, ông ta thậm chí đã từng nhiều lần từ chối tiền hối lộ, cho nên Càn Long rất được tin tưởng.

Nhưng chức quan ngày một cao, tiền bạc kiếm được ngày một dễ dàng, cũng ngày một nhiều hơn, Hòa Thân cuối cùng cũng bị tiền tài che mắt rồi trở thành một viên quan tham khét tiếng như chúng ta vốn biết.

Nhanh ý chớp cơ hội, nói một câu được làm thông gia với vua

Trở lại với câu chuyện của Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa, có lần, Hoàng đế đưa nàng cùng Phong Thân Ân Đức ra ngoài thành chơi. Thời điểm đó, hai bên chưa chính thức bàn về chuyện của hậu bối. Công chúa nhỏ tò mò với nhiều thứ, tỏ ý muốn mua về.

Càn Long muốn mua đồ cho Công chúa, Hòa Thân nhanh trí làm một việc liền được làm thông gia với vua (5) 47895
Hòa Thân nhanh ý chớp cơ hội đỡ lời một câu, mua mấy món đồ lập tức được làm thông gia với Hoàng đế

Càn Long Đế biết Hòa Thân giàu có, lại luôn tìm cách để làm mình vui, cho nên khi công chúa đòi mua đồ, ông nửa đùa nửa thật bảo con gái: “Không có tiền thì đi tìm cha chồng (mà xin).”

Bấy giờ, Hòa Thân biết Công chúa thích nhiều thứ lạ, vốn đang đau đầu nghĩ xem liệu bản thân có nên chủ động mua đồ tặng cho công chúa hay không, vì nếu làm quá phận biết đâu sẽ khiến Hoàng đế cảm thấy không vui.

Thế nên vừa nghe dứt lời Càn Long nói, một Hòa Thân tất nhiên là hiểu được thâm ý bên trong. Ông mở cờ trong bụng, nhanh trí đáp ngay 4 chữ: “Thần đây, thần đây” rồi hào phóng mua cho Công chúa rất nhiều đồ.

Công chúa khi ấy vẫn còn nhỏ, chưa hiểu “bố chồng” có nghĩa là gì, nhưng vì có người mua cho nàng rất nhiều đồ nên nàng cảm thấy rất vui.

Cũng kể từ sự kiện đó, Càn Long càng biết Hòa Thân trung thành, hơn nữa rất biết đoán ý mình, mới quyết định đem con gái bảo bối của mình gả cho con trai của Hòa Thân. Đương nhiên, Hòa Thân rất vui sướng và vô cùng vinh hạnh với đặc ân to lớn này của Càn Long dành cho cha con mình…

Thái An
Theo soha.vn

Xem thêm

[ad_2]