[ad_1]

CafeLand – Kiểm soát thị trường bất động sản: Đừng siết… quá đà; Cảnh báo chiêu trò gây ‘sốt đất ảo’ để trục lợi tại vùng ven Đà Nẵng; Siết cho vay bất động sản, người vay mua nhà có bị áp lực… là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.

Hình minh họa

Cảnh báo chiêu trò gây ‘sốt đất ảo’ để trục lợi tại vùng ven Đà Nẵng

Thời gian gần đây, xuất hiện một số nhóm người có chủ ý tạo ra những đợt sốt đất ảo, nhất là địa bàn nông thôn ở các tỉnh, thành cả nước, trong đó có huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng nhằm mục đích trục lợi.

Thủ đoạn mà nhóm người này sử dụng như, tạo điểm nóng để đăng tin không chính xác về nhu cầu người dân chen chúc nộp hồ sơ, gây quá tải tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao dịch đất đai tại huyện Hòa Vang. Tuy nhiên qua khảo sát, tìm hiểu thì hầu hết người dân thực hiện giao dịch thật sự theo nhu cầu thì không quá nhiều mà các hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội có khá đông thành phần là những nhóm người môi giới mua bán đất đai, môi giới làm thay thủ tục đất đai cho người khác…xem thêm

Lâm Đồng: Giao dịch đất nền bật tăng trở lại

Lợi dụng chủ trương hiến đất làm đường, nhiều người dân đã phân lô, bán nền trái quy định với các giao dịch nhộn nhịp thời gian vừa qua. Thị trường tạm lắng xuống khi cơ quan quản lý địa phương vào cuộc, nhưng giao dịch đã bật tăng trở lại trong quý 1 vừa qua.

Kể từ khi xuất hiện thông tin về việc triển khai dự án cao tốc kết nối tỉnh Đồng Nai lên Lâm Đồng, thị trường bất động sản tỉnh Lâm Đồng đã sôi động hẳn lên trước sự xuất hiện của nhiều tập đoàn tên tuổi lớn tìm đến nghiên cứu đầu tư. Cụ thể, trong quý 1 và quý 2-2021, tỉnh Lâm Đồng ghi nhận một lượng lớn giao dịch bất động sản, chủ yếu là đất nền, với 24.531 giao dịch thông qua công chứng. Bước sang quý 2 và quý 3-2021, lượng giao dịch bất động sản tại Lâm Đồng có sụt giảm do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19, song số lượng giao dịch đất nền vẫn giữ ở mức cao so với nhiều địa phương lân cận như Kon Tum, Gia Lai…xem thêm

Siết cho vay bất động sản, người vay mua nhà có bị áp lực?

Việc siết tín dụng vào bất động sản, theo chuyên gia, nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ gặp khó trong thời gian tới. Còn với người mua nhà để ở, sẽ chịu áp lực về lãi suất có thể sẽ tăng thêm…

“Khi bị “siết” tín dụng, bất động sản chắc chắn gặp khó khăn. Khó khăn từ phía nhà đầu tư không còn thuận lợi dễ dàng để vay, mặc dù có thể nhà đầu tư cá nhân vẫn tính toán được miếng đất tốt, chấp nhận trả lãi, ‘gồng’ trong giai đoạn giá chưa tăng nhưng ngân hàng không dám cho vay; dẫn đến nhà đầu tư không mua được miếng đất này…xem thêm

Kiểm soát thị trường bất động sản: Đừng siết… quá đà

“Từ đầu năm 2022 đến nay, đi đến đâu cũng nghe thị trường bất động sản nóng sốt, nhưng là người trong cuộc, tôi lại thấy chưa lúc nào doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản gặp khó khăn như hiện nay, đặc biệt các doanh nghiệp môi giới”, giám đốc một doanh nghiệp môi giới địa ốc tại TP.HCM than thở.

Vị này chia sẻ, sau hơn 2 năm dịch bệnh, “đội quân” bán hàng của doanh nghiệp mình từ gần 150 nhân sự hiện chỉ còn 30 người. Giảm nhân sự, chi phí… để có hy vọng sẽ “lấy lại những gì đã mất”, nhưng những khó khăn chất chồng đang khiến nguy cơ “mất luôn những gì còn lại” ngày một hiện hữu…xem thêm

Nguồn: https://cafeland.vn/tin-tuc/bat-dong-san-24h-chieu-tro-tao-sot-dat-o-vung-ven-da-nang-108350.html

[ad_2]