[ad_1]

Thiệu Kính Bá, người sống ở núi Trường Bạch, được sứ thần Ngô Giang ủy thác cho việc gửi bức thư đến Thần sông. Nội dung bức thư nói về những thay đổi của thế giới trong tương lai.

Truyền thuyết Thần sông, lời tiên tri về sự diệt vong của một triều đại(Ảnh minh họa qua Adobe Stock)

Bí ẩn cung điện dưới đáy nước

Trong các triều đại Ngụy, Tấn, và Nam Bắc triều, người ta nói rằng 10 dặm về phía Tây của huyện Bình Nguyên, có thể nhìn thấy một “đền thờ trong rừng” thờ các vị Thần. Trong thời trị vì của Nam Yến Thái Thượng ở triều đại nhà Tấn, Thiệu Kính Bá, người sống ở núi Trường Bạch, đã nhận được một bức thư, trong đó viết: “Ta là sứ giả Ngô Giang đã nhận lệnh liên hệ với tề bá. Hôm nay ta sẽ đi qua núi Trường Bạch, đến lúc đó hy vọng ngươi có thể trợ giúp”. Kính Bá đọc kỹ những sự trợ giúp cần thiết. Ông phải đến đền thờ trong rừng, chỉ cần hái 1 chiếc lá và ném xuống nước. Vì vậy, Kính Bá không suy nghĩ nhiều liền lên đường , thuận lợi hoàn thành yêu cầu trong bức thư.

Không lâu sau khi chiếc lá rơi xuống nước, một bóng người xuất hiện từ dưới nước và ra hiệu cho Kính Bá đi cùng anh ta. Mặc dù Kính Bá đã cố gắng hết sức để theo kịp người này, nhưng ông vẫn sợ bản thân bị dính nước, vì vậy người đàn ông đã yêu cầu ông nhắm chặt mắt. Kính Bá đột nhiên cảm thấy thân thể dường như thuận lợi tiến vào trong nước, cảm giác tương đối kỳ diệu. Khi mở mắt ra lần nữa, Kính Bá sửng sốt trước khung cảnh chưa từng thấy, một cung điện uy nghiêm, tráng lệ hiện ra.

Lời tiên tri về sự hủy diệt của Nam Yến, truyền thuyết về Thần sông

Sau khi vào cung, có một ông lão ngồi trên chiếc giường pha lê, trông ít nhất cũng đã 80 tuổi, giống như một ông già có kiến thức uyên bác. Sau khi Kính Bá bái kiến, ông lập tức giao bức thư trên người cho đối phương. Sau khi ông lão mở bức thư ra và xem nó, ông chỉ nói một câu “Dụ hưng Siêu diệt”, Kính Bá nghe xong không hiểu rõ lắm, còn những người lính canh mặc áo giáp bên cạnh đều nhìn ông lão bằng ánh mắt kinh ngạc, Dường như ông lão vừa nói một việc gây sốc.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Kính Bá chào tạm biệt ông lão, ông lão gọi lại và tặng cho Kính Bá một cây đao. Trước khi ly biệt, ông lão còn dặn đi dặn lại: “Đi đường cẩn thận! Chỉ cần ngươi cầm cây đao này, thì sẽ không bị nước gây hại.” 

Tình huống đúng như lời ông lão nói, quá trình Kính Bá nổi lên mặt nước rất thuận lợi, khi ông về đến đền thờ trong rừng, không có bộ phận nào trên cơ thể bị nước  thấm ướt, vô cùng thần kỳ.

Sau một thời gian, để trả đũa cuộc tấn công của Nam Yến, vào năm Thái Xương thứ năm tướng quân Đông Tấn là Lưu Dụ dẫn quân tấn công, đến tháng 2 năm sau thì chiếm được Nghiễm Cố, thủ phủ của Nam Yến. Nam Yến biến mất cùng với cái chết của vị vua cuối cùng – Mộ Dung Siêu.

Trước đó ông lão từng nói “Dụ” hưng “Siêu” diệt đã hoàn toàn ứng nghiệm. Lưu Dụ sau đó trở thành Tống Võ Đế, Thời đại Nam Bắc triều, với sự thay đổi nhanh chóng của các triều đại, đã bắt đầu.

Ngôi làng nơi Kính Bá sinh sống sau này nằm ở giữa 2 con sông. 3 năm sau, vào một đêm, một trận lụt bất ngờ xảy ra, cả ngôi làng bị hủy diệt biến mất. Kính Bá may mắn sống sót một thân một mình ngồi trên chiếc giường nhỏ, mãi đến sáng hôm sau mới nổi lên bờ. Khi Kính Bá nhảy khỏi giường, ông nhìn kỹ hơn và phát hiện ra chiếc giường hóa ra là một con rùa già rất lớn, chính nhờ nó mà ông mới sống sót.

Theo truyền thuyết, sau khi Kính Bá qua đời, thanh đao thần mà ông lão tặng cũng theo đó không rõ tung tích, và dân gian lưu truyền rằng ở vùng nước nơi đền thờ trong rừng có Thần sông tồn tại.

Thần muốn lưu truyền Thần tích nơi thế gian

Vậy rốt cuộc vị sứ giả Ngô Giang này là ai, và vì sao lại nhờ một người trần mắt thịt đưa thư đến cho Thần sông. Nhiều người có thể nhận ra rằng sứ giả Ngô Giang cũng chính là một vị Thần, sở dĩ ông lựa chọn một người trần đến gặp Thần sông là để người này mắt thấy tai nghe những điều Thần tích, sau đó lưu truyền nơi thế gian. 

Đây là cách thường được các vị Thần chọn lựa, để cảnh tỉnh và giáo huấn con người biết hành thiện tích đức, tôn kính Thần linh, tránh làm việc ác. Điều này cũng lý giải vì sao trong các truyền thuyết ở các dân tộc khác nhau đều có người được Thần chọn để đi thăm cảnh tượng ở không gian khác, có thể là thiên đàng, có thể là địa ngục, có thể là cung điện ở một chốn tiên cảnh nào đó…

Ngoài ra nhân vật Kính Bá trong truyền thuyết trên không phải là một người bình thường. Khi được sứ giả Ngô Giang nhờ giúp, ông thấy việc trong khả năng của mình, nên không suy nghĩ nhiều liền lập tức lên đường, chẳng mảy may suy nghĩ là vì sao người này lại biết mình, hay mình làm việc này có tổn hại gì không. Khi gặp ông lão Thần sông thì vội vàng hành lễ, lập tức hiểu ra và trình lên bức thư… Có thể thấy Kính Bá là một người tốt, lương thiện, đồng thời hết mực tin và tôn kính Thần linh.

Việc Thần sông nói ra kết cục của triều đại Nam Yến cũng là một Thần tích mà Thần muốn lưu lại cho thế nhân, thể hiện rõ những việc xảy ra ở nhân gian đều được Thiên Thượng an bài, sắp đặt. Các Thần đều đã biết trước mọi việc và con người thế gian chỉ là thuận theo đó mà hành sự. Vậy nên con người phải sống thuận với tự nhiên, tu dưỡng đạo đức, hành thiện tích đức, tôn kính Thần linh thì mới có một tương lai tốt đẹp.

Tử Vi

Nguồn: https://tinhhoa.net/truyen-thuyet-than-song-loi-tien-tri-ve-su-diet-vong-cua-mot-trieu-dai.html

[ad_2]