[ad_1]

Trung tín là một loại đức hạnh phù hợp với đạo lý của Trời Đất và luân lý làm người

Cổ nhân nói: “Thuận thiên giả xương, nghịch thiên giả vong”, ý nói rằng, người sống thuận theo lý của Trời thì sẽ ngày càng hưng thịnh, người chống lại lý của Trời thì tất sẽ bị tiêu vong. Làm người nhất định phải giữ vững đạo đức, chớ làm việc ác, trái với luân thường. Nguyên lý thiện ác hữu báo luôn hiện hữu.

Thiên – Nhân hợp nhất là mối quan hệ giữa Trời và Người. Làm trung tâm để xem xét vấn đề nhân sinh và vũ trụ, là cảnh giới cao cả mà con người theo đuổi, là nơi trở về và cội nguồn tư tưởng của quan niệm truyền thống. Nội hàm của “Thiên – Nhân hợp nhất”  quả thực bác đại tinh thâm.

Quan sát Đạo Trời, thực hành theo ý Trời

Người xưa hiểu rõ thiên lý, hiện tượng thiên văn, càng hiểu rõ rằng Thiên lý là không thể làm trái. Nên họ luôn suy xét đến hành vi, lời nói của mình. Một người có suy nghĩ, tư tưởng, quan niệm đạo đức và lời nói, hành vi không phù hợp Thiên lý, thậm chí còn chống lại Thiên lý thì tất sẽ bị Thiên thượng cảnh báo, trừng phạt. Đó cũng chính là điều mà chúng ta vẫn thường gọi là báo ứng. Bản thân một người không thuận theo Thiên lý thì chính là đang tự chiêu mời vận rủi cho mình.

Trong con mắt của người xưa, “Đạo” là cội nguồn của vạn vật, là nguồn gốc của sinh mệnh. Thế gian vạn vật biến đổi muôn ngàn chỉ trong nháy mắt, duy chỉ có Đạo Trời là vĩnh hằng bất biến. Lão Tử nói: “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên”, đã nói rõ quan hệ giữa con người và tự nhiên, đã cho thấy vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều phải tuân theo đặc tính vũ trụ và quy luật vận hành sống động không ngừng nghỉ của nó. 

“Quan sát Đạo của Trời, thực hiện theo ý chỉ của Trời”, đã nói rõ nguyên tắc làm người và xử sự, tức là hành vi con người cần phải thuận theo Đạo Trời, khiến toàn bộ thân và tâm của bản thân thống nhất với Đạo Trời, tự nhiên, thì mới có thể bao dung được hết thảy, thiên hạ sẽ quy về, thì mới có thể lâu bền được.

Sách Trung Dung viết: “Thế nên Trời sinh ra con người, ban cho khí để thành hình, lại ban cho lý để thành tính. Thế nên phép Trời là to lớn khởi đầu, hanh thông, lợi ích và chân chính (nguyên, hanh, lợi, trinh), mà tứ thời ngũ hành thiên biến vạn hóa, không điều gì là không từ phép Trời mà sinh ra. 

Phép tắc ở con người chính là Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín, mà lý của tứ đoan ngũ điển, vạn sự vạn vật, không điều gì mà không được bao hàm ở trong đó”. Đây chính là Đạo vô xứ bất tại (Đạo không nơi nào mà không có), ở trên trời thì là Đạo Trời, ở dưới đất thì là Đạo Đất, ở con người là Đạo con người.

Đem nguyên hanh lợi trinh của Đạo Trời, tức sinh trưởng toại thành và ngũ thường của Đạo con người là Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín thống nhất lại. Đồng thời còn cho rằng trong hành vi hậu thiên của mình, con người chỉ có chuyên tâm nắm chắc cái thiện của bản tính tiên thiên của con người thì mới có thể thuận theo Đạo Trời mà hưng thịnh, chỉ có thể thuận ứng theo phép tắc tự nhiên, yêu người yêu vật thì mới có thể đạt được Thiên – Địa – Nhân hòa thành nhất thể, mới có thể sinh trưởng không ngừng nghỉ.

Trong Lễ Ký có viết: “Chân thành là Đạo của Trời, truy cầu chân thành là Đạo của con người”. Đổng Trọng Thư đời Hán nói: “Giữa con người và Trời, hợp lại thành một thể”. Đó đều là những chuẩn mực của những người khéo tu Đạo thời cổ đại.

Trước tiên đề ra là con người hợp với Trời chứ không phải Trời hợp với con người; là Trời và con người hài hòa chứ không phải là ‘nhân định thắng Thiên’. Nghiêm khắc tuân theo Đạo Trời, nguyên tắc “trợ giúp sự tự nhiên của vạn vật” một cách lý tính, tự giác cao độ, đạt được “Hợp đức cùng Trời Đất, hòa quang cùng Nhật Nguyệt, hợp trật tự cùng tứ thời”. 

“Dĩ đức phối Thiên”, hợp đức cùng Trời Đất chính là sự biểu đạt rõ ràng của tư tưởng Thiên – Nhân hợp nhất. Từ đó cũng có thể nhìn ra tư tưởng Thiên – Nhân hợp nhất truyền thống ngay từ khởi đầu đã gắn liền với vấn đề đạo đức, vì vậy duy hộ chân lý và đạo đức chính là sứ mệnh và trách nhiệm của con người.

Trời ban cho con người đức tính, thiện tính, và bản tính

Khổng Tử nói: “Trời sinh đức cho ta, Hoàn Đồi làm gì ta được”; “Trời chưa diệt văn hóa đó, người Khuông làm gì được ta”. Đó là nói: Đức là do Trời ban cho ta, ta thụ mệnh từ Trời, bất kể sự tình gì đều không thể làm gì ta được.

Mạnh Tử nói: “Người tận tâm theo thiện thì biết bản tính của mình. Người biết bản tính của mình thì có thể thờ Trời được” (Mạnh Tử – Tận tâm thượng). Tức là cần phải kiên trì giữ vững lương tri, cái tâm của bản thân, tu thân dưỡng đức thì mới có thể đạt đến cảnh giới biết được Trời, thờ Trời và chí thiện. 

Nho gia cho rằng “Lòng Trời có nhân đức”, đã nói rõ cái lý của Trời Đất: “lòng người bất nhân thì lòng Trời không bảo hộ”, nhấn mạnh sùng nhân chuộng lễ, khiêm hòa cung kính, quang minh lỗi lạc, thuận ứng với trật tự âm dương của Trời Đất, từ sự lựa chọn trên các phương diện thời gian, không gian, hoàn cảnh và đạo đức, hành vi, truy cầu lý tưởng của bản thân, đồng nhất với Đạo của Trời Đất.

Trong Nho gia, có thể thấy Trời là bản nguyên của nguyên tắc và quan niệm đạo đức, bản tính nhân nghĩa lễ trí là Trời ban cho, là thứ cố hữu trong tâm con người. Nhưng do hậu thiên của con người bị mê hoặc bởi các loại danh lợi và dục vọng, muốn thông qua tu thân để trừ bỏ các loại tư tâm và tạp niệm, từ đó đạt đến một cảnh giới tự giác thực hành các nguyên tắc đạo đức. 

Trong Phật gia, có thể thấy Phật tính là thứ con người ai ai cũng có, nhưng do con người mê lạc trên thế gian nên bản tính mất đi mà không tự biết, thông qua tu luyện, không ngừng thăng hoa có thể tu thành giác giả – cảnh giới của Phật. Nhìn từ Đạo gia, có thể thấy ngộ Đạo tu Chân, phản bổn quy chân, cuối cùng tu thành Chân nhân. Do đó có thể thấy, muốn đạt được cảnh giới con người thông với Trời thì con người ắt phải thăng hoa đạo đức, đạt được tiêu chuẩn cao hơn, cho đến tiêu chuẩn của Phật Đạo Thần.

Nguồn minhhui

Xem thêm

[ad_2]