Trung tâm thành phố Bình Chánh tương lai được quy hoạch như thế nào? Công ty cổ phần Địa Tín phân phối độc quyền dự án: Khu đô thị Từ Sơn Garden City
[ad_1]

Trung tâm thành phố Bình Chánh tương lai được quy hoạch như thế nào?

Cùng với đề án thành lập thành phố năm 2025, Bình Chánh đang tích cực điều chỉnh quy hoạch khu trung tâm hành chính với vai trò hạt nhân tăng trưởng của địa phương.

Hạt nhân đô thị đa chức năng

Phát triển từ năm 2013, đến nay khu hành chính đã trở thành trung tâm văn hóa – thương mại của Bình Chánh. Toàn khu hành chính tọa lạc tại thị trấn Tân Túc, được quy hoạch khoa học với đầy đủ tiện ích công bao gồm UBND, chi cục thuế, trụ sở công an, bệnh viện, trường mầm non, nhà thiếu nhi, công viên…

Bao quanh khu vực này cũng nhanh chóng hình thành các cung đường thương mại sầm uất như đại lộ Tân Túc (rộng 6 làn xe), đường Nguyễn Hữu Trí cùng mạng lưới liên kết vùng hoàn thiện với các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50, cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận, các đại lộ Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh.

Trung tâm thành phố Bình Chánh tương lai được quy hoạch như thế nào?

Quy hoạch khu trung tâm hành chính Bình Chánh. Đồ họa: Hoàng Dương

Đáng nói, theo quy hoạch của TP.HCM, khu hành chính Bình Chánh không chỉ dừng lại ở vùng lõi hiện hữu mà sẽ được mở rộng quy mô để tương xứng với tiềm lực phát triển của khu vực, đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi từ huyện lên thành phố.

Tại đây sẽ hình thành khu liên hợp thể dục thể thao với quy mô khoảng hơn 2 ha bao gồm sân vận động, nhà thi đấu bóng đá, điền kinh,… nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và phục vụ công tác tổ chức các sự kiện thể thao lớn. Cũng trong quy hoạch, khoảng 7 ha quỹ đất được phân bổ và sử dụng cho mục đích xây dựng và phát triển các cơ sở giáo dục, trường học. Mặt khác, chính quyền địa phương dự kiến bổ sung thêm khoảng 3.2 ha quỹ đất cho quy hoạch công trình dịch vụ; 1 ha cho quy hoạch logistics và hạ tầng kỹ thuật; 1 ha quỹ đất cho quy hoạch thương mại dịch vụ; 0.5 ha cho quy hoạch hành chính, y tế…

Đặc biệt, ngoài công viên hiện hữu rộng khoảng 2 ha đối diện khu phức hợp Westgate, đến năm 2025, Bình Chánh dự kiến dành khoảng 6 ha quỹ đất để phát triển công viên cây xanh cộng cộng, cây xanh cảnh quan. Đây sẽ là “lá phổi xanh” điều tiết không khí toàn khu vực trong bán kính khoảng 3 km.

Trung tâm thành phố Bình Chánh tương lai được quy hoạch như thế nào?

Bình Chánh tập trung khai thác nguồn lực quỹ đất tại khu hành chính

Đối với toàn bộ quỹ đất còn lại thuộc khu trung tâm hành chính hiện hữu, lãnh đạo Bình Chánh cho biết sẽ sử dụng để xây dựng các dự án nhà ở bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở thấp tầng. Theo UBND Bình Chánh, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn huyện trong những năm qua tăng tương đối nhanh, trung bình dân số tăng khoảng 30,000 người/năm. Do đó, địa phương đang tích cực xem xét, điều chỉnh lại cơ cấu sử dụng đất và chức năng sử dụng đất để phù hợp với thực tiễn phát triển đô thị và định hướng lên thành phố thời gian tới.

Mặt khác, theo các chuyên gia, áp lực nâng cấp đòi hỏi Bình Chánh phải phát triển tương xứng với quy mô và vai trò của thành phố tương lai. Trong đó, khu vực lõi trung tâm hành chính – vốn là bộ mặt của mỗi địa phương cần được phát triển và đầu tư mạnh. Giữa bối cảnh Bình Chánh được xác định là cực kinh tế trọng điểm phía Tây và đang tăng tốc lên thành phố trước 2025 thì hiện trạng tiện ích trong vùng lõi trung tâm hiện nay là chưa đủ sức bật. Do đó mở rộng vùng lõi khu hành chính Bình Chánh là chiến lược phát triển trọng yếu để tạo ra sự sôi động của khu vực trung tâm.

BĐS vùng trung tâm bứt phá

Việc điều chỉnh quy hoạch trung tâm hành chính Bình Chánh với vai trò vùng lõi sôi động nhất khu Tây không chỉ tạo ra sự đột phá của địa phương mà còn là động lực tăng trưởng của BĐS vùng trung tâm. Điều này được dự báo dựa trên kịch bản diễn biến thị trường BĐS tại các khu hành chính, tài chính của TP.HCM nhiều năm qua.

Lấy đơn cử như Phú Mỹ Hưng trước năm 1998 chỉ là vùng đầm lầy hoang sơ, giá đất khoảng 2-4 triệu đồng/m2. Sau khi được mạnh tay đầu tư hạ tầng, tiện ích, nơi đây vươn mình trở thành trung tâm hành chính – tài chính kiểu mẫu thì giá đất trung tâm Phú Mỹ Hưng đã vượt ngưỡng 250 triệu/m2.

Hay như khu đô thị mới Thủ Thiêm, giá nhà đất giai đoạn 1996-2003 chỉ khoảng vài triệu đồng mỗi m2 thì đến nay đã chạm mốc 400 triệu/m2, thuộc top cao nhất toàn TP.HCM nhờ tầm vóc của trung tâm tài chính mới. Thậm chí, khu đất vàng còn được định giá lên tới hơn 2.4 tỷ đồng/m2, cao ngang ngửa Tokyo, Hong Kong – vốn là trung tâm thương mại tài chính Châu Á với giá bất động sản đắt đỏ nhất thế giới.

Trung tâm thành phố Bình Chánh tương lai được quy hoạch như thế nào?

Khu phức hợp Westgate tại trung tâm hành chính Bình Chánh. Phối cảnh

Điều này cũng lý giải vì sao, nhiều chủ đầu tư lớn đang có xu hướng dịch chuyển về gần trung tâm hành chính Bình Chánh để đón đầu tiềm năng giá.

Đơn cử khu phức hợp Westgate được Tập đoàn BĐS An Gia triển khai tại lõi trung tâm hành chính Bình Chánh với quy mô hơn 2,000 căn hộ. Dự án này được thừa hưởng nhiều lợi thế từ sự sầm uất của khu vực, cộng đồng dân cư văn minh, dân trí cao, liền kề UBND và cơ quan công an Bình Chánh. Bên cạnh đó, dự án còn được chủ đầu tư quy hoạch nhiều tiện ích nội khu đẳng cấp nhằm kiến tạo một không gian sống hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của cư dân thành thị tương lai.

Nhiều chuyên gia nhận định, trung tâm hành chính Bình Chánh với vai trò hạt nhân trong chiến lược phát triển đô thị vệ tinh khu Tây Sài Gòn, sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ đô thị hóa, tạo đà cho thị trường bất động sản khu vực này phát triển, đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi từ huyện lên thành phố hiện nay.

Đông Tư

Nguồn: https://vietstock.vn/2022/04/trung-tam-thanh-pho-binh-chanh-tuong-lai-duoc-quy-hoach-nhu-the-nao-4220-952841.htm

[ad_2]