[ad_1]

Hơn 2 tuần nay, anh Minh, môi giới tự do đất nền khu Tây Tp.HCM đã chốt được hai giao dịch thành công. Điều này khác hoàn toàn so với cách mà anh đợi từng cuộc gọi của nhà đầu tư kéo dài hơn nửa năm qua.

TPHCM: Đất nền phía nam bỗng nhộn nhịp khác thường?

Nhà đầu tư ra quân

Thị trường đất nền phía Nam đã có dấu hiệu rục rịch trở lại sau khoảng thời gian dài trầm lắng. Các giao dịch bắt đầu xuất hiện. Nhà đầu tư đã ra quân xem đất. Tại khu vực Q.9 (cũ, nay là Tp.Thủ Đức), huyện Hóc Môn, Cần Giờ… ghi nhận dấu hiệu rục rịch của nhà đầu tư, môi giới ở giai đoạn này.

“Điểm nóng” quận 9 hơn hai tuần này đã hoạt động nhộn nhịp trở lại. Lượt môi giới dẫn khách đi xem đất vào dịp cuối tuần tăng lên. Các giao dịch đặt cọc, mua bán chuyển nhượng đã trở lại. Tại các phòng công chứng, hồ sơ đất đai tăng so với cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

Tại khu vực Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ, tuy chưa rục rịch bằng khu Đông Tp.HCM nhưng thị trường đã xuất hiện các giao dịch. Đây cũng là những giao dịch hiếm hoi kể từ thời điểm giữa năm 2022. Những mảnh đất nông nghiệp tại khu vực An Thới Đông, Thạnh An, Tam Thôn Hiệp đã có giao dịch chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư với nhau. Giá so với thời điểm đầu năm 2022 đã giảm khoảng 10-25% (tuỳ khu vực).

8778.jpg
Nhà đầu tư đã rục rịch quay trở lại thị trường đất nền phía Nam.

Đáng chú ý, thị trường đất tỉnh lân cận Tp.HCM cũng đã có dấu hiệu trở lại sau khoảng thời gian “bất động”. Các nền đất thổ cư và nông nghiệp tại Định Quán, Cẩm Mỹ (Đồng Nai), Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu), Chơn Thành (Bình Phước)… đã xuất hiện một số giao dịch. Tuy chưa thể hiện rõ nét ở giai đoạn này nhưng các hoạt động của môi giới và nhà đầu tư cho thấy tín hiệu phục hồi.

Cách đây 1- 2 tháng, làn sóng bán lỗ bán tháo bất động sản diễn ra nhưng nhiều nhà đầu tư không mấy mặn mà. Mức độ giảm giá lan rộng từ Tp.HCM ra các tỉnh thành lân cận. Sau khoảng thời gian nghe ngóng, hiện tại các nhà đầu tư đã “xuống tiền” gom bất động sản.

Môi giới tỉnh có giao dịch

Hơn 2 tuần nay, anh Minh, môi giới tự do đất nền khu Tây Tp.HCM đã chốt được hai giao dịch thành công. Điều này khác hoàn toàn so với cách mà anh đợi từng cuộc gọi của nhà đầu tư kéo dài hơn nửa năm qua.

Trong khi chị H.A, một môi giới tự do khu Đông Tp.HCM cũng bán được căn nhà và một nền đất thổ cư tại khu vực Q.9 sau nhiều tháng “thất nghiệp”. Số tiền hoa hồng nhận được đủ để chị tự tin đi tiếp với nghề môi giới, mà theo cách chị nói có lúc rất nản vì không bán được hàng.

Anh B, một môi giới tự do đã từng vài lần “bỏ” đất tỉnh để về thị trường Tp.HCM. Thế nhưng, mới đây, anh có một giao dịch đất nông nghiệp tại Định Quán (Đồng Nai) khiến anh khá vui. Mảnh đất này được nhà đầu tư chào bán với giá thấp hơn 150 triệu đồng so với giá mua vào thời điểm cuối năm 2021. Đất có vị trí đẹp, nhiều lần rao bán nhưng hiện mới có nhà đầu tư “xuống tiền”. Cũng từ thời điểm đó, anh B liên tuc rao bán nguồn hàng đất tỉnh. Hầu hết các sản phẩm đều bán hạ giá so với giai đoạn đầu năm 2022.

8768.jpg
Thị trường xuất hiện các giao dịch. Ảnh: Bảo Anh 

Có thể thấy, áp lực tài chính liên tục gia tăng đang đẩy nhiều nhà đầu tư bất động sản rơi vào thế khó. Họ chờ thời điểm “sóng” lên trở lại để có thể “thoát hàng”.

Trong bối cảnh thị trường biến động, câu hỏi đặt ra là nhà đất hiện còn là kênh đầu tư an toàn hay không? Một số chuyên gia cho rằng, bất động sản vẫn là kênh nhà đầu tư ưa chuộng. Tuy nhiên, dòng tiền đang chậm do những yếu tố khách quan tác động.

Thị trường đất nền phía Nam thời gian qua diễn biến theo hướng: giao dịch chậm lại, giá bán thứ cấp có xu hướng giảm mạnh, nhất là đất nền ở vùng xa. Cùng với đó, lãi suất tăng, siết tín dụng khiến tâm lý nhà đầu tư bị dao động mạnh. Các nhà đầu tư có tiền chưa sẵn mạnh dạn xuống tiền, mặc dù nhìn thấy rõ cơ hội.

Dự báo, giá bất động sản sẽ tiếp tục điều chỉnh trong các tháng cuối năm 2023. Thời điểm này, thị trường rục rịch chủ yếu đến từ các nhà đầu tư có tài chính tốt, xác định bỏ tiền dài hạn.

[ad_2]

Nguồn: https://markettimes.vn/tphcm-dat-nen-phia-nam-bong-nhon-nhip-khac-thuong-21698.html