[ad_1]

TP.HCM sẽ tiến hành tổng rà soát đồng thời sẽ xử lý nghiêm các vi phạm về phương tiện thủy nội địa không có giấy chứng nhận đăng ký, đăng kiểm hoặc hết hiệu lực, không bảo đảm phòng cháy chữa cháy,… nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động vận tải hành khách đường thủy trên địa bàn…

TP.HCM hiện có nhiều du thuyền, du thuyền hạng sang phục vụ nhu cầu du lịch thủy nội địa của du khách TP.HCM và du khách đến TP.HCM. TP.HCM hiện có nhiều du thuyền, du thuyền hạng sang phục vụ nhu cầu du lịch thủy nội địa của du khách TP.HCM và du khách đến TP.HCM.

Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa có văn bản gửi các cơ quan liên quan trên địa bàn TP.HCM về việc tổng rà soát các phương tiện giao thông thủy nội địa, sau vụ một du thuyền hạng sang bị phát hóa và cháy rụi mới đây.

Các cơ quan này bao gồm: Ban An toàn giao thông TP.HCM, Công an TP.HCM, Chi cục Đường thủy nội địa Khu vực III, Cảng vụ Hàng hải TP.HCM, Cảng vụ Đường thủy nội địa Khu vực III, Chi cục Đăng kiểm số 6 (Cục Đăng kiểm Việt Nam), Ủy ban nhân dân các quận, huyện và TP. Thủ Đức… cùng phối hợp, tăng cường công tác triển khai các kế hoạch, biện pháp phối hợp với các lực lượng chức năng trong công tác bảo đảm an toàn giao thông đường thủy thuộc phạm vi địa bàn quản lý.

Cụ thể, đề nghị Công an TP.HCM chỉ đạo tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát phương tiện thủy vận tải hành khách, xử lý hành vi vi phạm đối với phương tiện vận tải hành khách, hành trình không có giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa của cơ quan có thẩm quyền. Đề nghị kiểm tra, xử lý vi phạm các bến thủy nội địa hoạt động không được công bố của cơ quan có thẩm quyền.

Sở Giao thông vận tải TP.HCM cũng đề nghị Công an Thành phố tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm đối với phương tiện thủy nội địa không đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy theo quy định.

Đề nghị Cảng vụ Hàng hải TP.HCM, Cảng vụ Đường thủy nội địa Khu vực III theo chức năng nhiệm vụ kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có) về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy tại cảng, bến thủy nội địa, đặc biệt là các hành vi vi phạm về phương tiện không có giấy chứng nhận đăng ký, đăng kiểm hoặc hết hiệu lực hoạt động.

Sở Giao thông vận tải TP.HCM cũng đề nghị Cảng vụ Đường thủy nội địa Khu vực III rà soát, đề xuất Sở Giao thông vận tải Thành phố không công bố lại hoạt động bến thủy nội địa đối với các bến để xảy ra vi phạm về bảo đảm điều kiện an toàn hoạt động bến nhiều lần (nếu có).

Đề nghị Chi cục Đăng kiểm số 6 theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị tăng cường công tác phối hợp kiểm tra về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện thủy trên địa bàn TP.HCM.

Các tuyến buýt sông đã được ngành giao thông TP.HCM đưa vào khai thác phục vụ nhu cầu đi lại kết hợp du lịch đường sông cho người dân.Các tuyến buýt sông đã được ngành giao thông TP.HCM đưa vào khai thác phục vụ nhu cầu đi lại kết hợp du lịch đường sông cho người dân.

Sở Giao thông vận tải TP.HCM giao Cảng vụ Đường thủy nội địa TP.HCM tăng cường thực thi công tác cảng vụ đối với các phương tiện thủy vào – rời cảng, bến thủy nội địa. Yêu cầu tuyệt đối không cấp giấy phép vào – rời cảng, bến thủy nội địa đối với phương tiện thủy không đầy đủ các điều kiện an toàn hoạt động theo quy định.

Trước đó, vào chiều ngày 10/11/2022, một du thuyền hạng sang chở theo 13 người, gồm tổ lái (thuyền trưởng, thuyền phó và một thuyền viên) và 10 hành khách, do thuyền trưởng Nguyễn Văn Nhất điều khiển, hành trình trên sông Sài Gòn hướng từ TP. Thủ Đức đi Củ Chi.

Đến cầu Bến Súc (xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi) thì hành khách được chuyển từ du thuyền qua một ca nô hành trình tiếp, còn tổ lái quay trở về Thủ Đức. Khi đến đoạn sông thuộc tổ 7, ấp Phú Lợi, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi thì du thuyền bất ngờ bốc cháy dữ dội từ hầm máy.

Vụ cháy không gây thiệt hại nhân mạng, nhưng chiếc du thuyền đã bị cháy rụi hoàn toàn và chìm xuống sông Sài Gòn.

Hiện TP.HCM có nhiều du thuyền, du thuyền hạng sang phục vụ nhu cầu du lịch thủy nội địa của du khách TP.HCM và du khách đến TP.HCM. Ngoài các du thuyền 5 sao vừa du thuyền vừa nhà hàng (quen gọi là tàu nhà hàng nổi) như: Du thuyền Sài Gòn Princess, du thuyền 5 sao SaiGon Sensation, du thuyền 5 sao Indochina Queen (ăn tối trên du thuyền), du thuyền 5 sao Bonsai Legacy,… TP.HCM còn có các tuyến/tour/bến du thuyền cỡ nhỏ (trên 10 hành khách) phục vụ du khách các tuyến nội địa trên các tuyến sông/kênh: Sài Gòn, Nhiều Lộc – Thị Nghè, Tàu Hủ,…

TP.HCM có hơn 100 tuyến sông, kênh, rạch với khoảng 1.000 km đường sông bao quanh. Đây là lợi thế để TP.HCM phát triển giao thông thủy nhằm giảm áp lực cho giao thông đường bộ; đồng thời cũng là cơ hội phát triển sản phẩm du lịch đường thủy nhằm phục vụ du khách thưởng ngoạn cảnh sông nước.

Uỷ ban nhân dân TP.HCM đã ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch 3546/KH-UBND ngày 08/6/2017 về phát triển sản phẩm du lịch đường thủy TPHCM giai đoạn 2017 – 2020. Trong đó, tập trung hai nhóm giải pháp cơ bản là cải thiện, nâng cao các sản phẩm du lịch hiện có và đầu tư xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch đường thủy mới.

Nguồn: https://vneconomy.vn/tp-hcm-tong-ra-soat-phuong-tien-thuy-noi-dia-sau-vu-chay-du-thuyen.htm

[ad_2]