[ad_1]
Riêng diện tích trồng cà phê của địa phương này đã rộng hơn cả tỉnh Hưng Yên.
Gia Lai nằm ở khu vực phía Bắc Tây Nguyên, có diện tích 15.510 km2 và là tỉnh rộng thứ 2 cả nước. Với diện tích này, Gia Lai rộng bằng ¾ diện tích đồng bằng sông Hồng (21.278 km2, khu vực bao gồm 11 tỉnh thành).
Không những có diện tích rộng, đất đai ở Gia Lai còn màu mỡ, giàu chất dinh dưỡng, phù hợp cho nông nghiệp, nhất là cây công nghiệp dài ngày. Vì thế, diện tích đất nông nghiệp của Gia Lai lên đến 8.451 km2, cao nhất cả nước, gấp gần 3 lần diện tích đất nông nghiệp của Nghệ An (tỉnh rộng nhất Việt Nam). Trong ảnh là một góc vườn chuối của bầu Đức ở Pleiku.
Trong đó tiêu biểu là cây cà phê với diện tích 990 km2, tương đương diện tích cả tỉnh Hưng Yên. Cà phê ở đây chủ yếu là robusta. Năng suất bình quân đạt 3 tấn/ha. Tổng sản lượng cà phê đạt hơn 267.000 tấn. Bên cạnh đó, tỉnh cũng có gần 1.000 km2 diện tích trồng cao su.
Gia Lai có đến 5520 km2 diện tích đất lâm nghiệp, tương đương diện tích tỉnh Cà Mau. Do trải rộng trên nhiều địa hình, nhiều vùng khí hậu khác nhau nên hệ động thực vật rất phong phú. Tài nguyên rừng lớn cũng là điều kiện để phát triển ngành chế biến lâm sản.
Có diện tích rộng nhưng Gia Lai chỉ có dân số hơn 1,5 triệu người, đứng thứ 18 cả nước (số liệu năm 2019). Toàn tỉnh bao gồm một thành phố, một thị xã và 17 huyện. Thành phố Pleiku, với diện tích khoảng 261,7 km², là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh. Tuy chỉ chiếm chưa đến 2% diện tích nhưng thành phố này có tới 17% dân số của tỉnh.
Gia Lai còn sở hữu vị trí tiếp giáp rất nhiều địa phương: phía Đông giáp Bình Định, Quảng Ngãi và Phú Yên. Phía Tây Gia Lai giáp biên giới Campuchia, phía Nam giáp Đăk Lăk và phía Bắc giáp Kon Tum. Nhờ vị trí mang tính huyết mạch, Gia Lai được nhà nước xác định là tỉnh mang tính chiến lược về quốc phòng, đồng thời chọn đây làm nơi đóng quân trụ sở Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 và Bộ Tư lệnh Binh đoàn 15. (Ảnh: UBND Tỉnh Gia Lai)
Về kinh tế, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2022 tăng 9,16% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, lĩnh vực nông-lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,05%; công nghiệp và xây dựng tăng 19,3%; dịch vụ tăng 8,87%. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 60,4 triệu đồng. Ngoài ra, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong năm ước đạt gần 90.000 tỷ đồng, tăng 18,13%. Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh ước đạt 5.474 tỷ đồng.
Gia Lai có hệ thống giao thông khá phát triển bao gồm một Cảng Hàng không đạt, 6 tuyến quốc lộ (14C, 19, 19D, 25, đường Hồ Chí Minh, đường Trường Sơn Đông) có tổng chiều dài 764 km; 10 tuyến tỉnh lộ có tổng chiều dài 372 km; 965 km đường đô thị; cùng kết nối hệ thống giao thông nông thôn với tổng chiều dài 10.789 km, tương đương quãng đường từ Việt Nam đến Pháp.
Gia Lai còn được biết đến là địa phương với nhiều cảnh đẹp như Biển Hồ, thác Mơ, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng… Khí hậu mát mẻ quanh năm của Gia Lai cũng là lợi thế để du khách tham gia vào các hoạt động ngoài trời như leo núi, đi bộ trên đồi cỏ, hay khám phá các công viên quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Trong ảnh là Biển Hồ, còn được mệnh danh là “Đôi mắt Pleiku” qua những câu hát của nhạc sĩ Nguyễn Cường.
Gia Lai còn là cái nôi của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên với sự đa dạng, đặc sắc của văn hóa bản địa người Jrai, Bahnar. Hiện toàn tỉnh có 43 dân tộc cùng chung sống (số liệu năm 2019) tạo nên sự đa dạng về văn hóa, trong đó còn có những bản làng dân tộc Jrai sinh sống giữa lòng thành phố Pleiku như: Kring Dêr, Blo, Ngo, Ốp, Roh… . Trong ảnh là phiến đá Đại Đoàn Kết được tạo thành từ 54 phiến đá tượng trưng cho 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên đất Việt.
Cách phiến đá không xa là khu quảng trường Đại Đoàn Kết, được mệnh danh là “trái tim của thành phố Pleiku.” Nơi đây còn có công trình bức tượng Hồ Chủ Tịch lớn nhất Việt Nam với tổng trọng lượng lên tới 16 tấn, cao 10,8m. Theo anh Thành (47 tuổi, sinh sống và làm việc tại Gia Lai), bức tượng Bác được đặt tại đây để tưởng niệm “Đại hội các dân tộc miền Nam” ngày 19/4/1946 cùng bức thư bác gửi cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Ngoài ra, Gia Lai cũng nổi tiếng với những ngôi chùa như chùa Tung, chùa Kon Hà Nừng và chùa Bàu Sen. Trong ảnh là ngôi chùa Minh Thành nằm giữa lòng thành phố Pleiku. Với lối kiến trúc pha trộn từ 3 nền văn hóa Đài Loan, Nhật Bản và kiến trúc chùa thời Lý – Trần, nơi đây đã trở thành địa điểm yêu thích của khách du lịch và các phật tử địa phương.
Bản đồ hành chính tỉnh Gia Lai .
[ad_2]
Nguồn: https://markettimes.vn/tinh-rong-bang-dong-bang-song-hong-co-dien-tich-dat-nong-nghiep-lon-nhat-ca-nuoc-27565.html