[ad_1]

CafeLand – Thị trường bất động sản đang diễn biến ra sao; Một năm buồn của môi giới bất động sản; Đồng Nai mạnh tay thu hồi loạt dự án nhà ở ‘đắp chiếu’, chậm tiến độ nhiều năm; M&A bất động sản tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022… là những thông tin nóng trong tuần qua.

Hình minh họa

Thị trường bất động sản đang diễn biến ra sao?

Mặc dù đã trải qua một năm nhiều sóng gió với những tác động tiêu cực của dịch Covid-19, nhưng thị trường bất động sản Việt Nam vẫn được đánh giá là năng động và có nhiều động lực phát triển nhất châu Á.

Đáng chú ý, thị trường bất động sản đã xuất hiện bong bóng cục bộ, giá đất nền các khu vực tăng mạnh theo các dự án. Tuy nhiên, giá nhà tăng nhưng thanh khoản không tăng tương xứng. Xét về khu vực, tại phía bắc, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang là ba tỉnh có dấu hiệu phục hồi tích cực nhất trong phân khúc bất động sản nhà ở khi nhà đầu tư tìm kiếm nguồn cung thay thế Hà Nội vốn đã bắt đầu khan hiếm.

Cho phép chuyển đổi gần 200ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp

Long An sẽ được chuyển đổi 35,7ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án giải phóng mặt bằng tuyến ĐT 830E, trong khi đó Đồng Tháp cũng được chuyển đổi hơn 151ha để thực hiện hai tuyến đường ĐT 857 và ĐT 845.

Phó Thủ tướng chấp thuận UBND tỉnh Đồng Tháp quyết định chuyển mục đích sử dụng 151,68 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện 02 dự án giao thông: Dự án xây dựng tuyến đường ĐT.857 (đoạn QL30-ĐT.845) và Dự án đường ĐT.845 (đoạn Trường Xuân – Tân Phước).

Lâm Đồng cho phép lập quy hoạch khu vực 1.000 ha tại 2 huyện có cao tốc Dầu Giây – Liên Khương đi qua

Về dự án cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương (một hợp phần của dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương), UBND huyện Di Linh cho biết, dự án phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương; hướng tuyến phù hợp với hướng tuyến theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương; hướng tuyến phù hợp với định hướng quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung, quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông của địa phương.

UBND huyên Di Linh cũng cho biết thêm, phương án tuyến cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương đi qua huyện Di Linh có chiều dài 33,3 km/73,5 km và đi qua đường quốc lộ 28 và một số đường huyện nhưng chỉ bố trí một điểm nút giao (gần quốc lộ 28 – xã Tân Châu).

Một năm buồn của môi giới bất động sản

Thực ra, câu chuyện thiếu hụt sản phẩm trong ngành kinh doanh địa ốc không phải tới nay mới thấy, mà đã xuất hiện từ những quý đầu tiên của năm 2018. Có nhiều nguyên nhân lý giải cho vấn đề này, từ thiếu hụt diện tích đất thương phẩm, giá đất tăng cao đến rào cản pháp lý do các thủ tục hành chính… Nhìn chung, những vướng mắc ở khâu pháp lý dự án cho đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung sản phẩm trên thị trường.

Số liệu thống kê cho thấy, trong quý 3-2021, nguồn cung sơ cấp đạt khoảng 3.000 căn, mức thấp nhất trong vòng năm năm trở lại đây, giảm 18% theo quý và giảm 70% theo năm. Trong khi nguồn cung mới bị hạn chế và lượng hàng tồn kho thấp, thị trường ghi nhận có 11 dự án đã tạm ngưng bán hàng.

Đồng Nai mạnh tay thu hồi loạt dự án nhà ở ‘đắp chiếu’, chậm tiến độ nhiều năm

Tỉnh Đồng Nai đang đẩy nhanh việc thu hồi các dự án nhà ở chậm tiến độ quá 24 tháng, trong đó có dự án đã “đắp chiếu” suốt 9 năm.

Với quyết tâm xóa bỏ “thành phố ma”, tỉnh Đồng Nai đã điểm mặt hàng trăm dự án còn “đắp chiếu” ở huyện Nhơn Trạch như: Dự án lập quy hoạch chi tiết khu dân cư tại xã Phước An; Dự án khu thương mại dịch vụ tại xã Phước Thiền; Dự án khu dân cư tại xã Phú Hội; Dự án khu dân cư thương mại tại xã Long Tân và xã Phú Hội; Dự án Khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên do Công ty cổ phần DIC – Đồng Tiến làm chủ đầu tư; Dự án khu chợ và dân cư Dân Xuân tại xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch do Công ty cổ phần Bất động sản Dân Xuân làm chủ đầu tư.

M&A bất động sản tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, M&A sẽ tiếp tục là chiến lược chính của nhiều ông lớn bất động sản tại Việt Nam để giải bài toán quỹ đất và phát triển dự án mới trong năm 2022

Đại dịch đang sắp xếp lại cách mọi người dân trên thế giới sống, làm việc và vui chơi. Các nhà đầu tư bất động sản đang tìm cách đón đầu cơ hội do sự thay đổi này mang lại. Sau năm 2020 bị kìm hãm bởi đại dịch, họ đã hào hứng rót vốn để mua lại các nhà kho phục vụ thương mại điện tử, các tòa nhà chung cư để cho thuê, hay các khách sạn và khu nghỉ dưỡng điêu đứng vì Covid-19 để chờ sự hồi sinh của ngành du lịch.

Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về di dời người dân ở chung cư cũ nguy hiểm

Thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, kế hoạch tổng kiểm tra, rà soát, kiểm định các nhà chung cư cũ sắp tới sẽ không phân cấp độ A, B, C mà liên quan tới cục bộ. Các chung cư cũ xuất hiện các yếu tố không đảm bảo phòng cháy, chữa cháy, các yêu cầu về hạ tầng… sẽ được cơ quan kiểm định đánh giá…

Hiện nay tại các đô thị trên cả nước có khoảng 2.500 khối nhà chung cư cũ được xây dựng từ trước năm 1994 tương đương khoảng hơn 3 triệu m2 sàn với hơn 100 nghìn hộ dân đang sinh sống. Trong đó, Hà Nội có khối lượng nhà lớn nhất với 1.579 chung cư cũ và đến nay đang tiếp tục rà soát, thống kê cập nhật, dự kiến tổng số khoảng 1.880 nhà chung cư cũ.

[ad_2]