[ad_1]
Trong ký ức của những người Trung Quốc sinh ra trước những năm 1940, cảnh tượng các nhà sư cầm bát đi khất thực tồn tại phổ biến, nhưng khó có thể tìm thấy cảnh tượng như vậy ở Trung Quốc đại lục, nơi mà con người sùng bái thuyết vô thần.
Khi tôi còn nhỏ, thỉnh thoảng có nhà sư đến gõ cửa để khất thực, mẹ tôi thường gửi cho một ít bánh bao hấp hoặc đổ một ít gạo vào túi, và các vị sư sẽ cúi đầu cảm ơn. Sự tôn trọng không thành lời đó đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều người dân Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do sự thống trị của chủ nghĩa vô thần, đạo đức con người đã giảm sút nghiêm trọng, rất nhiều điều ác xảy ra, hơn nữa cả trong giới Phật giáo và Đạo giáo cũng đang trở nên hỗn loạn, có nhiều nhà sư tham lam tiền bạc, dâm ô, hành vi không chính tại hầu hết các ngôi chùa lớn.
Có lần tôi nghe một người bạn, là Phật tử của một ngôi chùa nọ nói rằng anh ấy rất thất vọng sau khi thấy một nhà sư nổi tiếng ở Trung Quốc công khai nhận phong bao đỏ từ các tín đồ trong những chiếc giỏ lớn. Từ đó anh ấy không muốn bước chân vào chùa lễ Phật nữa, đối với những người xuất gia anh cũng không còn tôn kính nữa.
Anh ấy là người tin Phật còn như vậy, huống chi nhiều người dưới sự ảnh hưởng của thuyết vô thần họ lại càng không tin vào những người tu luyện, hay đối với các tín đồ Phật giáo họ coi đều là những người mê tín, ngu muội, không tin có Thần Phật tồn tại.
Sau nhiều loạn tượng trong Phật giáo và Đạo giáo nên các nhà sư đã bị nhìn nhận dung tục hơn. Nhiều người coi các nhà sư thực sự không khác nhiều so với người thường, không khác biệt ở cuộc sống tâm linh, chỉ bất quá đối với các nhà sư đó chỉ thay đổi một phương thức kiếm tiền mà thôi. Trong hoàn cảnh như vậy, người ta sẽ nên đối đãi với những người tu luyện và người xuất gia như thế nào đây?
Tuy nhiên, điều mà nhiều người Trung Quốc có thể không biết đó là trong dòng sông dài 5000 năm lịch sử, trong nội hàm văn hóa truyền thống của Trung Quốc luôn đề cập đến tu luyện, coi nhẹ các dục vọng nơi thế gian con người, tu luyện trở về, phản bổn quy chân hay tu thành chính quả … đây là mong muốn lớn nhất của con người, đến cả những bậc đế vương cũng mong muốn tu thân, dưỡng tính, an dân, cuối cùng cũng là tu Đạo.
“Đạo” là một tín ngưỡng địa phương ở Trung Quốc, và “Phật” được du nhập vào Trung Quốc từ Ấn Độ trong thời Đông Hán, và nhanh chóng được truyền bá, được người Trung Quốc chấp nhận và trở thành món ăn tinh thần của người dân.
Thực hành Đạo giáo trọng điểm là “Chân”, tất cả hành vi lời nói đều thể hiện được chữ “Chân” để rồi cuối cùng đắc Đạo thành Chân Nhân. Còn Phật giáo giảng tu Thiện, làm người tốt, làm việc tốt giúp đỡ mọi người với lòng từ bi độ lượng.
Trọng Đạo trọng đức là giá trị quan cối lõi của văn hóa tu luyện của Trung Quốc. Đạo là nguồn sống của sinh mệnh trong vũ trụ, đức là nền tảng của con người.
Bắt đầu từ Hoàng đế, tổ tiên của người Trung Quốc, trong rất nhiều triều đại lịch sử đều lưu truyền những thần tích, thần ngôn về Thần và người tu luyện đắc Đạo thành Thần. Hễ là người tu Đạo thì đều được tôn kính từ bậc đế vương cho đến thường dân.
Khi họ khoác lên mình chiếc áo cà sa, đặc biệt những người tu luyện có trí huệ đạo đức cao thượng bậc Đế vương nhìn thấy đều muốn đến để hành lễ cung kính. Lòng tôn kính của con người là đức hạnh, học vấn của người tu luyện, đây là do ngôn hành cử chỉ của họ đã đạt được đến “Nhân thiên sư phạm”tức là đạt đến bậc Tiên nhân trong cõi phàm rồi.
Do đó, không giống như những người nắm quyền ngày nay, hầu hết các hoàng đế trong các triều đại trước đây đều tôn thờ Phật giáo hoặc Đạo giáo, và chỉ có một trong ba trường phái võ thuật bác bỏ Phật giáo, đó là Hoàng đế của triều đại Bắc Ngụy, Hoàng đế của triều đại Bắc Chu, Hoàng đế Đường Vũ Tông.
Chính vì vậy, có rất nhiều câu chuyện về Hoàng đế và người tu luyện để lại trong lịch sử, khiến những người sống trong một môi trường đầy rẫy những quan niệm vô thần và chỉ việc mưu cầu lợi ích vật chất thì vĩnh viễn không thể hiểu nổi.
Nguyệt Hòa
Theo Secretchina
[ad_2]